Câu 8 trang 65: Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24



Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2

Câu 8 trang 65 Sinh học 12: Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24.

a) Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?

b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?

c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.

Trả lời:

a) Số NST ở:

+ Thể đơn bội: n= 12

+ Thể tam bội: 3n= 36

+ Thể tứ bội: 4n = 48

b) Đa bội lẻ: tam bội

Đa bội chẵn: tứ bội

c) * Sự hình thành thể tam bội:

- Trong giảm phân, do sự không phân li của tất cả các cặp NST đã tạo ra giao tử có 2n NST.

- Sự kết hợp của giao tử đột biến 2n NST và giao tử bình thường n NST trong thụ tinh tạo hợp tử có 3n NST.

- Hợp tử nguyên phân bình thường, phát triển thành thể tam bội.

P: 2n x 2n

GP: n       2n

F1:       3n

* Sự hình thành thể tứ bội:

- Phát sinh trong giảm phân: do sự không phân li của tất cả các cặp NST đã tạo nên giao tử có 2n NST ⇒ hai giao tử có 2n NST kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử có 4n NST ⇒ hợp tử phát triển thành thể tứ bội

P: 2n x 2n

GP: 2n       2n

F1:       4n

- Phát sinh trong nguyên phân: do ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có 2n NST các NST đã nhân đôi nhưng không phân li ⇒ hình thành thể tứ bội.

P: 2n x 2n

GP: n       n

F1:       2n → hợp tử nguyên phân lần đầu tiên: 4n

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 12 ngắn nhất, hay khác:


bai-15-bai-tap-chuong-1-va-chuong-2.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học