Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể



Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Câu 4 trang 170 Sinh học 12: Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh họa.

Trả lời:

- Mức độ sinh sản và mức độ tử vong:

      + Nếu mức độ sinh cao, mức độ tử vong thấp: dân số tăng, cơ cấu dân số trẻ.

      + Nếu mức độ sinh thấp, mức độ tử vong cao: dân số giảm, cơ cấu dân số già.

      + Nếu mức độ sinh bằng bằng mức độ tử: dân số duy trì ổn định, không tăng không giảm.

Ví dụ:

      + Năm 1945 Việt Nam có 18 triệu dân mặc dù tỉ lệ sinh là 37,5% và tỉ lệ tử là 24,2% (tỉ lệ tăng tự nhiên là 13,3%) → dân số tăng không đáng kể.

      + Giai đoạn 1955 – 1974: tỉ lệ sinh khoảng 42 – 44%, tỉ lệ tử khoảng 12 – 14% (tỉ lệ tăng tự nhiên là 30 – 32%) → dân số tăng nhanh lên vào năm 1955 là khoảng 26 triệu, vào năm 1974 là khoảng 53 triệu dân.

- Mức độ xuất cư và nhập cư:

      + Mức xuất cư cao hơn nhập cư: dân số giảm.

      + Mức xuất cư thấp hơn nhập cư: dân số tăng.

      + Mức độ xuất cư bằng nhập cư: dân số không thay đổi.

Ví dụ:

      + Hàng năm có khoảng 140 nghìn người Việt Nam ra nước ngoài (du học, lao động…) và có khoảng 10 nghìn người nhập cư vào Việt Nam.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 12 ngắn nhất, hay khác:


bai-38-cac-dac-trung-co-ban-cua-quan-the-sinh-vat-tiep.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học