Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà mào hình lá được gà F1

Bài 6 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ : 93 mào hình hạt đào, 31 mào hình hoa hồng, 26 mào hình hạt đậu, 9 mào hình lá.

a. Hình dạng mào bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?

b. Phải chọn cặp lai như thế nào để thế hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào : 1 mào hình hoa hồng : 1 mào hình hạt đậu : 1 mào hình lá.

Lời giải:

a. F2 phân li tỉ lệ: 9:3:3:1 (khác quy luật của Menđen) → F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen không alen ở cả bố và mẹ. Cặp tính trạng màu lông chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ trợ.

- Quy ước gen: A, B quy ước hình mào gà

- Sơ đồ lai:

F1 × F1:      AaBb        ×        AaBb

GP:       AB, Ab, aB, ab             AB, Ab, aB, ab

F2:

AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Ab AaBb Aabb aaBb aabb

Kiểu hình:

9 (A-B-): gà mào hạt đào

3 (A-bb): gà mào hoa hồng

3 (aaB-): gà mào hạt đậu

1 aabb: gà mào hình lá

b. Để F1 có 4 kiểu tổ hợp các loại giao tử → P có thể tạo giao tử trong 2 trường hợp: (4 × 1) và (2 × 2).

- Trường hợp 1:

P:        AaBb       ×       aabb

GP:       AB, Ab, aB, ab            ab

F1:      1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 mào hạt đào: 1 mào hoa hồng : 1 mào hạt đậu : 1 mào hình lá.

- Trường hợp 2:

P:       Aabb       ×        aaBb

GP:        Ab, ab            aB, ab

F1:      1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 mào hạt đào: 1 mào hoa hồng : 1 mào hạt đậu : 1 mào hình lá.

Xem tiếp các bài Giải bài tập Sinh học lớp 12 nâng cao khác:

bai-18-bai-tap-chuong-2.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác