Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người
Bài 1 trang 274-275 sgk Sinh học 12 nâng cao: Di truyền và tiến hóa
- Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người.
Hoàn thành bảng thể hiện nội dung của 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của sự sống và 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa loài người.
Bảng 66.9: Các giai đoạn phát sinh, tiến hóa của sự sống và loài người
Sự phát sinh | Các giai đoạn | Đặc điểm cơ bản |
---|---|---|
Sự sống | - Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa sinh học |
|
Loài người | - Người tối cổ - Người cổ - Người hiện đại |
- Tiến hóa của sự sống. Các học thuyết tiến hóa.
Hoàn thành bảng sau.
Bảng 66.10: So sánh các học thuyết tiến hóa
Chỉ tiêu | Thuyết Lamac | Thuyết Đacuyn | Thuyết hiện đại |
---|---|---|---|
Các nhân tố tiến hóa | |||
Hình thành đặc điểm thích nghi | |||
Hình thành loài mới | |||
Chiều hướng tiến hóa |
- Cơ sở di truyền của tiến hóa
Hoàn thành bảng thể hiện nội dung cơ sở di truyền của tiến hóa.
Bảng 66.11: Nội dung cơ sở di truyền của tiến hóa
Cơ sở | Nội dung | Kết quả |
---|---|---|
Di truyền phân tử | ||
Di truyền tế bào | ||
Di truyền Menđen, các quy luật di truyền | ||
Di truyền quần thể |
- Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống.
Lời giải:
- Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người.
Sự phát sinh | Các giai đoạn | Đặc điểm cơ bản |
---|---|---|
Sự sống | - Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa sinh học |
- Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ dưới tác động của tác nhân tự nhiên. - Hình thành các đại phân tử (protêin, axit nuclêic) từ các đơn phân hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit). - Hình thành tế bào nguyên thủy từ các đại phân tử và màng sinh học. |
Loài người | - Người tối cổ - Người cổ - Người hiện đại |
- Chuyển đời sống từ trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng 2 chân nhưng vẫn khom về phía trước. Não bộ lớn hơn vượn người. Chưa biết chế tạo công cụ. - Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hóa. - Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay. Thuộc một loài homo sapiens. Phân hóa thành nhiều chủng tộc phân bố khắp các châu lục. |
- Tiến hóa của sự sống. Các học thuyết tiến hóa.
Bảng 66.10: So sánh các học thuyết tiến hóa
Chỉ tiêu | Thuyết Lamac | Thuyết Đacuyn | Thuyết hiện đại |
---|---|---|---|
Các nhân tố tiến hóa | - Thay đổi điều kiện môi trường. - Thay đổi chức năng hoạt động cơ quan. | - Biến dị cá thể trong quần thể. - Chọn lọc tự nhiên. | - Quá trình đột biến - Di nhập gen - Phiêu bạt gen - Giao phối - Chọn lọc tự nhiên - Cơ chế cách li. |
Hình thành đặc điểm thích nghi | Các cá thể phản ứng giống nhau trước thay đổi của ngoại cảnh. Các đặc điểm thích nghi có thể di truyền. | Các biến dị có lợi được bảo tồn, các biến dị bất lợi bị đào thải do tác động của chọn lọc tự nhiên. | Do tác động của 3 nhân tố tiến hóa chủ yếu: đột biến, quá trình giao phối, CLTN. |
Hình thành loài mới | Dưới tác động của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian. | Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung. | Hình thành loài mới là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể gốc tạo nên quần thể mới cách li sinh sản với quần thể gốc. |
Chiều hướng tiến hóa | Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp. | - Ngày càng đa dạng - Tổ chức càng cao - Thích nghi càng hợp lí. | Tiến hóa là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học. |
- Cơ sở di truyền của tiến hóa.
Bảng 66.11: Nội dung cơ sở di truyền của tiến hóa
Cơ sở | Nội dung | Kết quả |
---|---|---|
Di truyền phân tử | Đột biến gen. | - Nguyên liệu của CLTN. |
Di truyền tế bào | Đột biến nhiễm sắc thể. | - Nguyên liệu của CLTN. |
Di truyền Menđen, các quy luật di truyền | Biến dị tổ hợp trong kiểu gen của cá thể. | - Nguyên liệu của CLTN. |
Di truyền quần thể | Biến dị trong vốn gen của quần thể. | - Hình thành loài mới. |
- Ví dụ: Ứng dụng công nghệ gen di truyền trong sản xuất các chất dược phẩm như: insulin, hoocmôn sinh trưởng, kháng sinh…
Xem tiếp các bài Giải bài tập Sinh học lớp 12 nâng cao khác:
- Bài 1 trang 272 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy lập bảng so sánh tế bào nhân sơ và nhân thực.
- Bài 2 trang 272 sgk Sinh học 12 nâng cao: Cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực. Bảng 66.2: So sánh tế bào thực vật và động vật.
- Bài 1 trang 272 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sơ lược về virut. Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. Hãy chứng minh.
- Bài 2 trang 272-273 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh học vi khuẩn: Hoàn thành bảng liệt kê các đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn. Bảng 66.3: Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn.
- Bài 1 trang 273 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Hãy hoàn thành bảng sau. Bảng 66.4: So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
- Bài 2 trang 273 sgk Sinh học 12 nâng cao: Cảm ứng ở thực vật và động vật: - Khái niệm về cảm ứng. - Hoàn thành bảng sau. Bảng 66.5: So sánh các phương thức cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Bài 3 trang 273-274 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật: - Khái niệm về sinh trưởng và phát triển. - Hoàn thành bảng so sánh sau: Bảng 66.6: So sánh sinh trưởng và phát triển
- Bài 4 trang 274 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh sản ở thực vật và động vật: - Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính. - Hoàn thành bảng sau.
- Bài 2 trang 275 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh thái học: - Cơ thể và môi trường. Các nhân tố sinh thái. Tác động của môi trường lên cơ thể. - Hoàn thành bảng về các đặc điểm các cấp độ tổ chức sống. Bảng 66.12: Các đặc điểm của 4 cấp độ tổ chức sống. - Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hoàn thành bảng về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng sinh thái, biện pháp phòng chống. Bảng 66.13: Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều