Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch Sử 9 Bài 5.

Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 5 sách mới:




Lưu trữ: Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5 (sách cũ)

   - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á hay, ngắn gọn

Lược đồ các nước ĐNA trước Chiến Tranh thế giới thứ hai

   - Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

   - Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

   - Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

   

   + Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

   

   + Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á hay, ngắn gọn

Lược đồ các nước thành viên Khối quân sự ĐNA (SEATO) đến năm 1959

   - Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

a. Hoàn cảnh ra đời:

   - Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

   

   + Cùng nhau hợp tác phát triển.

   

   + Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

   - Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á hay, ngắn gọn

Cờ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

b. Mục tiêu:

   - Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á hay, ngắn gọn

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali năm 1976

   - Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

   

   + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

   

   + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

   

   + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

   

   + Hợp tác phát triển có hiệu quả.

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

   - Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

   - Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

   - Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á hay, ngắn gọn

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei

   - Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

   - Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .

   - Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.

   - ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

   - Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

   - Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

cac-nuoc-dong-nam-a.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học