Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ (hay, ngắn gọn)

   - Mĩ thu nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ hay, ngắn gọn

Một số số liệu về tình hình kinh tế Mĩ (màu xanh) sau Chiến tranh thế giới thứ hai

      + Những năm1945-1950, Mĩ chiếm ½ sản lượng công nghiệp thế giới, tổng sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.

      + Là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

      + Độc quyền về vũ khí nguyên tử.

   - Nguyên nhân của sự phát triển:

      + Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,…

      + Không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn bán vũ khí.

      + Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

      + Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động có hiệu quả.

      + Vai trò điều tiết của Nhà nước.

   - Những thập niên tiếp theo, tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ được ưu thế như trước.

   - Nguyên nhân làm địa vị kinh tế Mĩ suy giảm:

      + Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

      + Kinh tế không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.

      + Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.

      + Chênh lệch giàu nghèo quá lớn gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội.

   - Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và thu được nhiều thành tựu kì diệu:

      + Sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động)

      + Các nguồn năng lượng mới.

      + Những vật liệu tổng hợp mới.

      + “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

      + Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.

      + Đi đầu trong công cuộc chinh phục vũ trụ.

      + Sản xuất vũ khí hiện đại.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ hay, ngắn gọn

Người Mĩ đặt chân lên mặt trăng năm 1969

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ hay, ngắn gọn

Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên

=> Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều thay đổi.

   - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ.

a. Chính sách đối nội:

   - Ban hành nhiều đạo luật phản động như: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

   - Một số đạo luật sau này bị bãi bỏ do áp lực đấu tranh của nhân dân.

   - Các đời tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện các chính sách ngăn cản phong trào công nhân, chính sách phân biệt chủng tộc.

   - Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn diễn ra liên tục.

b. Chính sách đối ngoại:

   - Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

   - Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ hay, ngắn gọn

Bản đồ các khối quân sự trên thế giới

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ hay, ngắn gọn

Mĩ trong chiến tranh Việt Nam

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

nuoc-mi.jsp