Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch Sử 9 Bài 18.

Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 18 sách mới:




Lưu trữ: Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 18 (sách cũ)

1.1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

* Hoàn cảnh:

   - Các phong trào đấu tranh trong nước như: phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào bãi khó của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng khắp nơi.

   - Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

→ yêu cầu bức thiết là có 1 ĐCS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN.

   -Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) (Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930)

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hay, ngắn gọn

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

* Nội dung hội nghị:

   - Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản VN.

   - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt , Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo → Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa.

   - Hội nghị có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập Đảng.

1.2 Luận cương chính trị (10/1930)

   - Tháng 10/1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (T.Quốc)

   - Nội dung hội nghị:

      + Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng cộng sản Đông Dương.

      + Cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

      + Thông qua Luận cương chính trị của ĐCS Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hay, ngắn gọn

Trần Phú (1930)

* Nội dung của luận cương chính trị.

   -Tính chất: Cách mạng VN trải qua 2 giai đoạn: CM tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.

   - Đảng phải coi trọng việc vận động đa số quần chúng... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

1.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

   - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN

   - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, khẳng định giai cấp CN đủ sức lãnh đạo cách mạng VN, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

   - Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới.

   -Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam và dân tộc.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

dang-cong-san-viet-nam-ra-doi.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học