Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 20 (có đáp án): Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939

Câu 1. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Viêt Nam là

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng.

B. Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn.

C. Tư tưởng Mác-Leenin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng.

D. Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.

Đáp án: D

Giải thích:

phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như cuộc diễn tập lần thứ 2 của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Trong phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng. Các lực lượng đấu tranh ngày càng trưởng thành hơn.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Viêt Nam là không đúng?

A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc.

B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.

C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Viêt Nam là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc vì có mục tiêu đấu tranh chống đế quốc và bọn tay sai phản cách mạng, đưa mâu thuẫn dân tộc lên hàng đầu. Phong trào có nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xuất hiện hình thức đấu tranh mới như đấu tranh nghị trường.

Câu 3. Yếu tố quyết định dẫn đến dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là gì?

A. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm qyền ở Pháp (6/1936).

B. Ngị quyết của Đại hội lần thứu VII của quốc tế Cộng sản (7/1935).

C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỷ XX).

D. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển, Đảng đã kịp thời đưa ra nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong đó có nêu rõ kẻ thù, hình thức, phương pháp, xác định kẻ thù,… đó là yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam.

Câu 4. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì đã

A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930.

C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Đáp án: D

Giải thích:

sgk-trang 79 và 80

Câu 5. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là

A. Mít tinh biểu tình.

B. Đấu tranh nghị trường.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Bãi khóa, bãi công.

Đáp án: B

Giải thích:

Lần đầu tiên hình thức đấu tranh nghị trường xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam. Còn lại các hình thwucs khác đã xuất hiện ở phong trào 1930-1931 và các phong trào trước đó.

Câu 6. Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Tình hình thực tiến cách mạng Việt Nam.

B. Tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi.

C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào tình hình thực tế thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi trong giai đoạn 1936-1939 (đã trình bày phần 1.1 ) Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược

Câu 7. Qua Ninh và Vân Đình lần lượt là bút danh của những ai?

A. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp.

B. Trần Phú và Trường Trinh.

C. Võ Nguyên Giáp và Lê Hồng Phong.

D. Trần Phú và Lê Hồng Phong.

Đáp án: A

Giải thích:

sgk-trang 79

Câu 8. Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là

A. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.

B. Giúp cán bộ và đảng viên được trưởng thành.

C. Bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân.

D. Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công-nông.

Đáp án: B

Giải thích:

phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách dân chủ chứ không phải toàn bộ. Vai trò giai cấp công nhân và sự hình thành liên minh công-nông đã được khẳng định và hình thành từ phong trào 1930-1931.

Câu 9. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.

C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Câu 10. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939?

A. Công nhân và nông dân.

B. Tiểu tư sản dân tộc và công nhân.

C. Nông dân và trí thức.

D. Tư sản dân tộc và nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 là công nhân và nông dân. Đây là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh của ta và đã được xác định rất rõ trong đường lối chỉ đạo của Đảng.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

cuoc-van-dong-dan-chu-trong-nhung-nam-1936-1939.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học