Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 hay, chi tiết

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vẹ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

Cách đánh giặc độc đáo.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 hay, chi tiết

*Diễn biến:

- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoành Tháo chỉ huy kéo vào bờ biển nước ta.

- Lúc này thuỷ triều đang dâng cao. Ngô Quyền cho quân đánh nhẹ nhử quân Nam Hán tiến sâu vào bãi cọc ngầm ma không biết.

- Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán kháng cự không nổi chạy ra biển

- Quân Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc vỡ tan tànhHoằng Tháo bị giết tại trận.

- Vua Nam Hán, được tin bại trậnhốt hoảng rút quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 hay, chi tiết

* Ý nghĩa:

- Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù.

- Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 hay, chi tiết

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

ngo-quyen-va-chien-thang-bach-dang-nam-938.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học