Kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước



Kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 11, VietJack biên soạn GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 11.

A. Lý thuyết bài học

a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.

Khái niệm thành phần kinh tế:

- Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

- Về lí luận:Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

- Về thực tiễn:

   + Trong thời kì quá độ lên CNXH nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, trong quá trình xây dựng CNXH xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới.

   + VN đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau, các hình thức sở hữu khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau.

b. Các thành phần kinh tế ở nước ta

- Kinh tế nhà nước

   + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.

   + Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…

   + Giữ vai trò chủ đạo, then chốt.

- Kinh tế tập thể

   + Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.

   + Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt

   + Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.

- Kinh tế tư nhân

   + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

   + Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.

   + Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế

- Kinh tế tư bản Nhà nước

   + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản.

   + Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…)

   + Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

   + Là thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.

   + Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng

   + Thúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển.

⇒ Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế.

c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.

- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình

- Vân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanh

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm.

- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh yế.

a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

- Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nước

- Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.

- Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.

b. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước

- Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.

- Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

- Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.

- Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.

- Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. Tư liệu sản xuất.

B. Cơ cấu kinh tế.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính

A. Tất yếu chủ quan.

B. Tất yếu khách quan.

C. Bắt buộc.

D. Ngẫu nhiên.

Đáp án:

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và

A. Có quan hệ với nhau.

B. Tách biệt không liên quan tới nhau.

C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.

D. Gây khó khăn cho nhau.

Đáp án:

Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta vừa tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, vừa xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?

A. Nguồn vốn đầu tư.

B. Quy mô sản xuất.

C. Sở hữu tư liệu sản xuất.

D. Trình độ sản xuất.

Đáp án:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?

A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.

B. Do nước ta có đông dân số.

C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.

Đáp án:

Nước ta đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tạo thành các thành phần kinh tế khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án:

Ở nước ta tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư nhân.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án:

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, lĩnh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước; quỹ dự trữ quốc gia; quỹ bảo hiểm nhà nước; các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tập thể bao gồm: nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà hợp tác xã là nòng cốt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

A. Tự nguyện, dân chủ.

B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.

C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tập thể xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của

A. Nền kinh tế quốc dân.

B. Quá trình xây dựng đất nước.

C. Sự phát triển xã hội.

D. Nền kinh tế hội nhập.

Đáp án:

Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Thành phần kinh tế nào có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế tư bản nhà nước.

Đáp án:

Kinh tế tư bản nhà nước có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Để đưa đất nước từ phương thức sản xuất nhỏ lạc hậu lên phương thức sản xuất chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa thì kinh tế tư bản Nhà nước giữ vai trò

A. Chủ chốt.

B. Quan trọng.

C. Cầu nối.

D. Liên hệ.

Đáp án:

Kinh tế tư bản Nhà nước giữ vai trò là cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên CNXH, bỏ qua TBCN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Thành phần kinh tế nào có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế tư bản nhà nước.

Đáp án:

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phát triển theo hướng

A. Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với thu hút công nghệ hiện đại.

B. Sản xuất kinh doanh để xuất khẩu.

C. Tạo thêm việc làm.

D. Mở rộng hợp tác xã.

Đáp án:

Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo hướng sản xuất, kinh doanh để xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tậng – xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự tồn tại các thành phần kinh tế?

A. Giải phóng lực lượng sản xuất.

B. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

C. Triệt tiêu các thành phần kinh tế nhỏ.

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đáp án:

Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?

A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.

B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.

C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm.

D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp.

Đáp án:

Cơ chế tập trung bao cấp không kích thích lực lượng sản xuất phát triển, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước, không còn thích hợp trong thời kì hiện nay, không nên ủng hộ.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học