Kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa



Kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 11, VietJack biên soạn GDCD 11 Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 11.

A. Lý thuyết bài học

a. Nguồn gốc của nhà nước.

- Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

b. Bản chất nhà nước

- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của các giai cấp này đối với giai cấp khác.

- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế và đàn án đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.

⇒ Xét về mặt bản chất, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

b. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Tính nhân dân

   + Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.

   + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

   + Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

- Tính dân tộc

   + Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

   + Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

   + Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

d. Vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị

- Thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, thể chế hóa và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

- Tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình trong xã hội.

- Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự…

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật

- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội

A. Cộng sản nguyên thủy.

B. Phong kiến.

C. Chiếm hữu nô lên.

D. Tư bản chủ nghĩa.

Đáp án:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước – đó là xã hội cộng sản nguyên thủy.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng

A. Kinh tế phát triển.

B. Năng suất lao động tăng.

C. Phân chia giai cấp.

D. Phân chia đẳng cấp.

Đáp án:

Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu hình thành, xã hội đã phân chia thành hai giai cấp đối lập nhau: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì

A. Xảy ra chiến tranh.

B. Nhà nước ra đời.

C. Triệt tiêu giai cấp.

D. Mâu thuẫn biến mất.

Đáp án:

Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân.

B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.

C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Thống trị.

D. Bị trị.

Đáp án:

Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân: Thể hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp thống trị.

C. Giai cấp công – nông – trí thức.

D. Giai cấp bị trị.

Đáp án:

Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân: Thể hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả

A. Tính nhân dân và tính dân tộc.

B. Tính nhân dân và tính giai cấp.

C. Tính giai cấp và tính dân tộc.

D. Tính giai cấp và tính hiện đại.

Đáp án:

Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là

A. Công an.

B. Quốc hội.

C. Tòa án.

D. Nhà nước.

Đáp án:

Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?

A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc.

D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Đáp án:

Nội dung “nhà nước của dân, do dân và vì dân” thể hiện tính nhân dân của Nhà nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Thực hiện đoàn kết toàn dân.

B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Đáp án:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hai chức năng cơ bản là: chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội và chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Gương mẫu thực hiện tốt pháp luật của nhà nước.

B. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

C. Thờ ơ với những hành vi vi phạm pháp luật

D. Cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Đáp án:

Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật để giúp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Hoạt động nào dưới đây thể hiện chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân?

A. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.

B. Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia

C. Tạo sự ổn định chính trị trong nước

D. Tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng CNXH.

Đáp án:

Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân thể hiện ở nhiều nội dung, trong đó có tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Khi thấy chính quyền địa phương có những biểu hiện chưa công khai minh bạch chuyện tài chính, bà M kiên quyết phê bình và đấu tranh. Việc này thể hiện bà M

A. Thích thể hiện bản thân.

B. Muốn gây rối với chính quyền địa phương.

C. Có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, quản lí Nhà nước.

D. Thích gây sự chú ý.

Đáp án:

Mỗi công dân cần nghiêm túc đấu tranh, phê bình những hành vi chưa đúng đắn để xây dựng chính quyền địa phương ngày càng tốt hơn. Hành vi của bà M thể hiện bà có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người

A. Thích xen vào chuyện người khác.

B. Thích thể hiện bản thân.

C. Có uy tín trong khu phố.

D. Có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương.

Đáp án:

Hành động của ông A giúp hòa giải hai gia đình, tránh xảy ra những vấn đề nghiêm trọng gây mất an ninh, trật tự ở khu phố, là hành động đáng tuyên dương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Khi đang đi cắm trại ngoài thiên nhiên, A và B vô tình phát hiện một nhóm người có hành động lén lút đổ những thùng chất thải lớn xuống hồ. A định ngăn cản nhưng B không đồng ý vì sợ bị nhóm người đó làm hại. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách nào để thể hiện trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?

A. Rủ B đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an.

B. Đồng ý với B vì xử lí việc này là trách nhiệm của công an.

C. Không thoải mái với ý kiến của B nhưng im lặng và bỏ về.

D. Lấy điện thoại quay video và đưa lên Facebook.

Đáp án:

Việc tố cáo những hành vi trái pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân. A và B nên đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an để được giải quyết một cách tốt nhất.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học