Kiến thức trọng tâm Kinh tế Pháp luật 10 (hay, ngắn gọn)
Trong chương trình sách mới, môn GDCD 10 được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 10. Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn KTPL 10, VietJack biên soạn hệ thống Kiến thức trọng tâm Kinh tế Pháp luật 10 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GD KTPL 10.
Kiến thức trọng tâm Kinh tế Pháp luật 10 (hay, ngắn gọn)
Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - Kết nối
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 - Kết nối
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - Kết nối
- 500 câu trắc nghiệm Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bộ đề thi Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức (có đáp án)
Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - Chân trời
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 - Chân trời
- 500 câu trắc nghiệm KTPL 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
- Lý thuyết KTPL 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - Chân trời
- Bộ đề thi Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- 500 câu trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều (có đáp án)
- Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - Cánh diều
- Bộ đề thi Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều (có đáp án)
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm GDCD 10 (sách cũ)
- GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- GDCD 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- GDCD 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- GDCD 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
- GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
- GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- GDCD 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
- GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng
- GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Kiến thức trọng tâm Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
A. Lý thuyết bài học
Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy.
Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong đó, Triết học Mác – Lênin là giai đoạn phát triển cao nhất, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một khoa học.
⇒ Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn khoa học ấy. Quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể nhưng bao quát hơn, là vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
⇒ Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành TGQ,PPL của khoa học. Do đó, đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.
- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
a. Khái niệm thế giới quan:
-Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
b.Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Mặt thứ nhất : Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?
- Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?
* Dựa vào cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học mà người ta phân chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được. Ví dụ: Con người tiến hóa từ loài vượn cổ.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. Ví dụ: Con người được tạo ra từ chúa hay được sinh ra như truyền thuyết mẹ Âu Cơ…
*Tóm lại:Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học. Nó cung cấp cho chúng ta quan điểm tiến bộ và ý chí để cải tạo thế giới, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Còn thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Ví dụ: Cây có mối quan hệ với các yếu tố khác của tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ…
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển. Ví dụ: Chỉ cho rằng cây muốn tồn tại và phát triển chỉ cần 1 yếu tố duy nhất là nước.
⇒ Phương pháp luận biện chứng cho chúng ta cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng; giúp chúng ta đánh giá chính xác về thế giới và trên cơ sở đó tiến hành cải tạo thế giới khách quan.
- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy là phương pháp luận triết học.
⇒ Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau: Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:
-Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.
-Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và
A. Vai trò của con người trong thế giới đó.
B. Vị trí của con người trong thế giới đó.
C. Cách nhìn của con người về thế giới đó.
D. Nhận thức của con người về thế giới đó.
Đáp án:
Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật
A. chung nhất, phổ biến nhất.
B. rộng nhất, bao quát nhất.
C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.
D. phổ biến nhất, bao quát nhất.
Đáp án:
Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?
A. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.
B. Là tiền đề cho các môn khoa học.
C. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.
D. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.
Đáp án:
Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?
A. Thế giới quan.
B. Phương pháp luận.
C. Phương pháp.
D. Thế giới.
Đáp án:
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án:
Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Căn cứ vào đâu để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Khả năng nhận thức thế giới của con người.
B. Nguồn gốc con người.
C. Sự coi trọng vật chất hay ý thức.
D. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Đáp án:
Thông qua việc trả lời mặt thứ nhất của triết học – mối quan hệ giữa vật chất và ý thức – người ta xác định các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?
A. Thế giới quan duy vật.
B. Thế giới quan duy tâm.
C. Thế giới quan tự nhiên.
D. Thế giới quan xã hội.
Đáp án:
Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Thế giới quan nào có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội?
A. Duy tâm.
B. Duy vật.
C. Tự nhiên.
D. Xã hội.
Đáp án:
Thực tế khẳng định, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử, yếu tố mệnh, trời thể hiện thế giới quan nào sau đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Duy vật.
D. Duy tâm.
Đáp án:
Yếu tố mệnh, trời thể hiện niềm tin vào những thứ hư ảo, thần bí, một thế lực siêu hình quyết định cuộc sống của con người, thể hiện thế giới quan duy tâm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và
A. Thay đổi thế giới.
B. Làm chủ thế giới.
C. Cải tạo thế giới.
D. Quan sát thế giới.
Đáp án:
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận
A. Biện chứng
B. Siêu hình
C. Khoa học
D. Cụ thể
Đáp án:
Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác là nội dung của phương pháp luận
A. Biện chứng
B. Siêu hình
C. Khoa học
D. Cụ thể
Đáp án:
Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng ……. với nhau.
A. Liên quan chặt chẽ
B. Liên hệ mật thiết
C. Thống nhất hữu cơ
D. Thống nhất chặt chẽ
Đáp án:
Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Câu nói nổi tiếng của triết gia Hê – ra – clit: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” thể hiện phương pháp luận
A. Biện chứng
B. Siêu hình
C. Khoa học
D. Cụ thể
Đáp án:
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Hê – ra – clit với hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động và không ngừng thay đổi, không có thứ gì tồn tại lâu hơn một khoảnh khắc – thể hiện phương pháp luận biện chứng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Nhà triết học người Anh – T. Hốp-xơ - cho rằng cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Quan điểm này thể hiện phương pháp luận
A. Biện chứng
B. Siêu hình
C. Khoa học
D. Cụ thể
Đáp án:
Hốp-xơ đã quy chụp, áp dụng một cách máy móc đặc tính của một cỗ máy vào cơ thể con người, các bộ phận của con người giống như các bộ phận của một chiếc đồng hồ cơ học. Ông không nắm được đặc tính riêng của giới hữu cơ nên đánh giá vấn đề một cách phiến diện, thể hiện phương pháp luận siêu hình.
Đáp án cần chọn là: B
Kiến thức trọng tâm Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
A. Lý thuyết bài học
Giới tự nhiên (viết tắt GTN): là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra.
a. Các quan niệm về GTN:
- Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra
- Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn , tự có ,là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.
- Các nhà khoa học ;Bác bỏ thần bí nghiêng cứu xem xét từng sự vật hiện tượng để tìm ra nguồn gốc của nó.
b. Khái niệm GTN:
Là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc lực lượng thần bí tạo ra. Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có quá trình hình thành khách quan ,vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó. Ví dụ: Núi lửa, thiên thạch…
Nguồn gốc bắt đầu của con người là từ vượn người qua quá trình tiến hoá lâu dài.
a. Con người là sản phẩm của GTN: Bản thân con người là sản phẩm của TGN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
b. Xã hội cùng là sản phẩm của giới tự nhiên: Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN. Cho nên xã hội là một đặc thù của giới tự nhiên.
c. Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
- Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, nhờ quá trình lao động, con người đã nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.
- Nhưng con người và xã hội loài người dù có văn minh đến đâu, muốn cỉ tạo thế giới khách quan để phục vụ lợi ích cho mình, con người phải tôn trọng và tuân theo quy luật của nó. Vì con người, xã hội vẫn là một bộ phận của giới tự nhiên.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc giới tự nhiên ?
A.Quần áo.
B. Xe máy.
C. Tủ lạnh.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 2: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào thuộc giới tự nhiên?
A. Quyển sách.
C. Ti vi.
B. Cái quạt.
D. Khoáng sản.
Đáp án: D
Câu 3: Tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra được gọi là?
A. Thiên nhiên.
B. Giới tự nhiên.
C. Sự vật, hiện tượng.
D. Khách thể.
Đáp án: B
Câu 4: Xã hội là một bộ phận đặ thù của giới tự nhiên vì?
A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật là?
A. Lao động.
B. Ngôn ngữ.
C. Các hoạt động xã hội
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 6: Sau khi công trình của Đacuyn được công bố năm 1871, nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều ngành, nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện những di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Thông tin đề cập đến đặc điểm gì của con người?
A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 7: Vì sao nói :Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên?
A. Xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên.
B. Xã hội có cơ cấu mang tính lịch sử riêng.
C. Xã hội có những quy luật riêng.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 8: Con người nhận thức được thế giới khách quan dựa vào?
A. Các giác quan.
C. Lao động.
B. Hoạt động của bộ não.
D. Cả A,B, C.
Đáp án: D
Câu 9: Đối với giới tự nhiên, con người có thể làm gì?
A. Tạo ra giới tự nhiên mới.
B. Cải tạo giới tự nhiên.
C. Xóa bỏ giới tự nhiên.
D. Tạo ra một thế giới mới.
Đáp án: B
Câu 10: Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo hướng tiêu cực như: chặt rừng, khai thác khoáng sản quá mức … sẽ làm ảnh hưởng gì đến giới tự nhiên?
A. Giới tự nhiên sẽ bị cạn kiệt dần.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Giới tự nhiên bị mất cân bằng dẫn đến bị phá hủy.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
....................................
....................................
....................................
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều