Kiến thức trọng tâm GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Kiến thức trọng tâm GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 10, VietJack biên soạn GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 10.
A. Lý thuyết bài học
a. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Đạo đức: Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
- Pháp luật.Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.
- Phong tục tập quán: Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cấn kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.
a. Đối với cá nhân
- Hoàn thiện nhân cách con người.
- Giúp con ngưòi có năng lực sống thiện , sống có ích.
- "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó " (Bác Hồ)
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
b. Đối với gia đình
- Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc.
- Nền tảng của hạnh phúc gia đình.
c. Đối với xã hội
- Trật tự xã hội được củng cố.
- Xã hội phát triển cao.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là
A. Pháp luật.
B. Đạo đức.
C. Truyền thống.
D. Phong tục.
Đáp án :
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức
A. Hiện đại.
B. Độc đáo.
C. Tiến bộ.
D. Ưu việt.
Đáp án :
Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hóa văn hóa của nhân loại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính
A. Bắt buộc
B. Tự nguyện
C. Tự do
D. Cưỡng chế
Đáp án :
Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là
A. Tính cưỡng chế, tính tự giác
B. Tính dân chủ
C. Tính tự do.
D. Tính tự giác.
Đáp án :
- Pháp luật: Sự điều chỉnh hành vi mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế: Điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu được quy định bằng văn bản của nhà nước.
- Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần
A. Giúp cá nhân phát triển.
B. Mang lại những lợi ích kinh tế.
C. Phát triển kĩ năng.
D. Hoàn thiện nhân cách.
Đáp án :
Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là
A. Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Nền tảng của gia đình hạnh phúc.
C. Mục đích của gia đình hạnh phúc.
D. Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
Đáp án :
Đạo đức là nền tảng của gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể
A. Được mọi người tin tưởng.
B. Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
C. Phát triển bền vững.
D. Trở lên giàu có.
Đáp án :
Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Câu nào dưới đây đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
D. Có công mài sắt có ngày lên kim.
Đáp án :
Đói cho sạch, rách cho thơm: Trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được phong cách trong sáng, không được làm những điều sai trái, không làm mất đi đạo đức của mình.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân là người có đạo đức?
A. Chen lấn khi thanh toán.
B. Vượt đèn đỏ.
C. Trộm cắp đồ của người khác.
D. Giúp đỡ người bị nạn.
Đáp án :
Giúp đỡ người bị nạn là hành vi thể hiện người có đạo đức, biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Bố em M, anh X, anh C.
B. Anh X, anh C, hai bố con em M.
C. Anh C.
D. Bố em M và anh X.
Đáp án :
Anh C đi vào đường ngược chiều là hành vi vi phạm pháp luật. Anh C khiến em M bị ngã gãy tay mà không hỗ trợ, bồi thường là vi phạm đạo đức.
Em M đá bóng dưới lòng đường là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
Bố em M và anh X đánh người là vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Bài 1 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy phân biệt đạo đức ...
Bài 2 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 10): Ngày xưa, một người lấy việc ...
Bài 3 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy lấy một vài ví dụ ...
Bài 4 (trang 67 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy kể về một tấm gương ...
Bài 5 (trang 67 sgk Giáo dục công dân 10): Gia đình Việt Nam hiện nay ...
Xem thêm các bài học GDCD lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
- GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- GDCD 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
- GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng
- GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều