Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 3: Nguyên lí chuyển động của xe đạp

1. Chuyển động

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 3: Nguyên lí chuyển động của xe đạp

Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua đùi xe làm trục giữa quay, đĩa quay, kéo xích chuyển động, xích kéo líp cùng bánh sau quay (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc chuyển động như sau:

Lực từ chân người đạp → Bàn đạp → Đùi xe → Trục giữa → Đĩa → Xích → Líp → Bánh xe sau → Xe chuyển động.

2. Đổi hướng chuyển động

Bánh xe trước làm nhiệm vụ dẫn hướng, dẫn chuyển động của xe phụ thuộc vào hướng chuyển động của bánh trước, do người điều khiển bẻ tay lái (ghi – đông) sang phải hoặc trái. Nguyên tắc truyền động như sau:

Tay người đi xe → tay lái của xe ( ghi đông ) → Cổ phuốc → Càng trước → Bánh xe trước → Hướng chuyển động của xe

3. Dừng xe

Khi muốn dừng xe ta phải bóp phanh

Khi phanh, yêu cầu phải phanh đều hai bánh xe. Nếu chỉ phanh một bánh xe thì có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

    - Chỉ phanh bánh xe trước: khi đó bánh xe trước không quay, bánh xe sau vẫn quay do quán tính nên có xu hướng đẩy xe chuyển động về phía trước làm rê xe hoặc làm hất ngã người ngồi trên xe nếu đang đi với tốc độ nhanh hay xuống dốc.

    - Chỉ phanh bánh sau: khi đó bánh xe sau không quay, nhưng xe vẫn đang có quán tính chuyển động, bánh xe trước sẽ lăn ở trạng thái không cân bằng, như vậy độ an toàn sẽ không cao.

Bộ truyền động chính của xe đạp gồm đĩa, xích và líp. Chuyển động được truyền từ trục đĩa tới xích, líp nhờ sự ăn khớp giữa các mắt xích và răng trên đĩa, líp nên được coi là truyền động xích.

1. Nguyên lý của bộ truyền động xích.

Đĩa → Xích → Líp

2. Tỷ số truyền của bộ truyền động xích

Vận tốc của xe đạp ngoài sự phụ thuộc vào tốc độ đạp của người đi xe còn phụ thuộc vào tỉ số truyền của bộ truyền động xích. Tỉ số truyền này được tính theo công thức sau:

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 3: Nguyên lí chuyển động của xe đạp

Trong đó:

   - D1 đường kính của đĩa ( mm )

   - D2 đường kính của líp ( mm )

   - Z1 Là số răng của đĩa

   - Z2 Là số răng của líp

   - n1 Là tốc độ quay của đĩa ( Vg/ph)

   - n2 Là tốc độ quay của líp ( Vg/ph )

Tốc độ quay của đĩa n1 phụ thuộc vào tốc độ đạp chân nhanh hay chậm của người đi xe. Tốc độ của xe phụ thuộc vào tốc độ quay của bánh xe sau (tốc độ quay của líp) n2. Như vậy, với một tốc độ quay n1 của đĩa, chúng ta có thể có nhiều tốc độ quay n2 của bánh xe khác nhau nhờ việc thay đổi đường kính D1 (thay đổi số răng Z1) hoặc D2 (thay đổi số răng Z2).

Tỉ số truyền i > 1 nghĩa là: khi tốc độ quay của đĩa là n1 thì bánh xe quay nhanh hơn i lần (n2 = i.n1). Tuy nhiên, nếu thiết kế tỉ số truyền càng lớn thì lực đạp lên bàn đạp càng lớn. Do vậy, tỉ số truyền không được quá lớn. Căn cứ vào tốc độ tối đa có thể đạt được của xe đạp mà người ta thiết kế tỉ số truyền sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Công nghệ lớp 9 Sửa chữa xe đạp khác:

bai-3-nguyen-li-chuyen-dong-cua-xe-dap.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học