Lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu
Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
1. Thành phần không khí gần bề mặt đất
- Khí ni tơ chiếm 78%.
- Khí ôxi chiếm 21%.
- Hơi nước và các khí khác chiếm 1%.
-> Các khí này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.
2. Các tầng khí quyển
Gồm 3 tầng: Đối lưu, Bình lưu, Tầng cao khí quyển.
* Tầng đối lưu
- Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16km.
- Tập trung 90% không khí, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,…
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao100m nhiệt độ giảm 0,60C.
* Tầng bình lưu
- Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16-80km, không khí chuyển động theo chiều ngang.
- Có lớp ô dôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của Mặt Trời đối với sinh vật và con người.
* Ở các tầng khí quyển cao hơn, không khí rất loãng.
3. Các khối khí
- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
* Khí áp
- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.
* Các đai khí áp trên Trái Đất
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
- Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N.
- Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300B và N và khoảng vĩ độ 900B và N (cực Bắc và Nam).
5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
Loại gió |
Phạm vi |
Hướng gió |
Tín phong |
Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về Xích đạo. |
Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam. |
Tây ôn đới |
Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc. |
Đông cực |
Từ khoảng các vĩ độ 900B và N về 600B và N. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam. |
....................................
....................................
....................................
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
1. Nhiệt độ không khí
a) Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế
- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.
- Đặc điểm: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m.
- Thời gian đo: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điềm: 1, 7, 13, 19 giờ).
b) Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.
2. Mây và mưa
a) Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế
* Độ ẩm không khí
- Trong không khí có hơi nước.
- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.
- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.
- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.
- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hoặc hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc vơi khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ.
* Mây và mưa
- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.
- Dụng cụ đo mưa là vũ kế.
b) Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất
- Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000-2000 mm phân bố ở 2 bên đường Xích đạo.
- Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao.
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực.
....................................
....................................
....................................
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
- Chương 2: Trái Đất - Hành tinh của hệ mặt trời
- Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
- Chương 5: Nước trên Trái Đất
- Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất
- Chương 7: Con Người và thiên nhiên
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 Kết nối tri thức
- Giải Địa Lí 6 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải SBT Địa Lí 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT