Lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Quỹ đạo chuyển động: Hình elip gần tròn.

- Hướng chuyển động: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm).

Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

a) Mùa trên Trái Đất

- Trong quá trình chuyển động Mặt Trời, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn phiên chúc và ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa.

- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Các mùa tính theo dương lịch và âm - dương lich có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

b) Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ (càng về hai cực càng biểu hiện rõ).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác