Lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức Bài 21: Biển và đại dương

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Đại dương thế giới

Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

- Độ muối

+ Nước ở biển và đại dương có vị mặn.

+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.

+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o.

- Nhiệt độ

+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24-270C.

+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 16-180C.

3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

a) Sóng biển

- Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

- Biểu hiện: Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,…

b) Thuỷ triều

- Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Biểu hiện: Triều cường, triều kém.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương

c) Dòng biển

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.

- Biểu hiện: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác