Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Video Giải Địa lí 6 Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà - sách Chân trời sáng tạo - Thầy Lương Minh Phùng (Giáo viên VietJack)

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 16.

Câu hỏi giữa bài

Giải Địa lí 6 trang 167

Giải Địa lí 6 trang 168

Luyện tập - Vận dụng

Giải Địa lí 6 trang 169

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 16 sách Chân trời sáng tạo chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà (hay, chi tiết)

I. Thuỷ quyển, thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

- Khái niệm: Là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.

- Phân bố

+ Trên Trái Đất nước chiếm gần 3/4 diện tích.

+ Nước chủ yếu nằm ở bán cầu Nam.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà | Chân trời sáng tạo

- Lớp nước trên Trái Đất gồm có

+ Nước ở các đại dương, biển.

+ Nước ở sông, hồ, đầm lầy.

+ Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.

+ Hơi nước trong khí quyển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà | Chân trời sáng tạo

II. Vòng tuần hoàn lớn của nước 

* Vòng tuần hoàn nước

- Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, lục địa, đại dương và biển dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây.

- Mây được gió đưa vào sâu lục địa gặp nhiệt độ thích hợp tạo thành mưa dưới dạng nước (chất lỏng) hoặc dạng tuyết rơi (ở khu vực có độ cao lớn).

- Mưa xuống đất, một phần theo dòng chảy xuống biển và đại dương; một phần ngấm xuống dưới đất thành nước ngầm; một phần rơi xuống ao, hồ, sông, suối, cây cuối,…

- Các loại nước trong lục địa (sông, suối, nước ngầm,…) tiếp tục chảy ra biển và đại dương, tiếp tục chu trình vòng tuần hoàn nước.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà | Chân trời sáng tạo

* Phân loại

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Có 2 giai đoạn là bốc hơi và nước rơi.

- Vòng tuần hoàn lớn

+ Ba giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy.

+ Bốn giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy.

III. Nước ngầm và băng hà

1. Nước ngầm 

- Khái niệm: Là nước nằm dưới bề mặt đất do nước mưa, băng tuyết tan và sông, hồ thấm vào mặt đất mà thành.

- Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...

- Phân bố: Chiếm 30% lượng nước ngọt trên thế giới và phân bố khắp nơi.

- Vai trò

+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.

+ Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.

+ Nước ngầm cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà | Chân trời sáng tạo

2. Băng hà

- Phân bố

+ 99% băng hà phân bố ở vùng cực, chủ yếu ở Nam cực.

+ Băng hà cũng xuất hiện ở các dãy núi cao.

- Vai trò

+ Băng hà góp phần điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất.

+ Cung cấp nước cho các dòng sông.

+ Là một lượng nước ngọt quan trọng trong tương lai.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà | Chân trời sáng tạo


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà (có đáp án)

Câu 1. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

A. biển và đại dương.

B. các dòng sông lớn.

C. ao, hồ, vũng vịnh.

D. băng hà, khí quyển.

Câu 2. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.

B. sấm.

C. mưa.

D. mây.

Câu 3. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

A. 1/2.

B. 3/4.

C. 2/3.

D. 4/5.

Câu 4. Mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ

A. hồ ao, rừng cây… bốc lên.

B. các vùng ven biển bay tới.

C. đại dương do gió thổi đến.

D. nguồn nước ngầm bốc lên.

Câu 5. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

A. các dòng sông lớn.

B. các loài sinh vật.

C. biển và đại dương.

D. ao, hồ, vũng vịnh.

Câu 6. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm

A. nước biển.

B. nước sông hồ.

C. nước lọc.

D. nước ngầm.

Câu 7. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.

B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.

C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.

D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 8. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?

A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

B. Vòng tuần hoàn của nước. 

C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng. 

D. Vòng tuần hoàn địa chất.

Câu 9. Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có

A. nước sông, nước ngầm, băng hà.

B. nước biển, nước sông, khí quyển.

C. nước sông, nước hồ và nước ao.

D. nước biển, nước sông và nước ngầm.

Câu 10. Con người đã khai thác, sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và đời sống dưới dạng nào sau đây?

A. Làm ao.

B. Xây hồ.

C. Đào giếng.

D. Làm đập.


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác