Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Video Giải Địa lí 6 Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản - sách Chân trời sáng tạo - Thầy Lương Minh Phùng (Giáo viên VietJack)

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 11.

Câu hỏi giữa bài

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 11 sách Chân trời sáng tạo chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản (hay, chi tiết)

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

* Khái niệm: Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,…) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức.

* Đường đồng mức

- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình.

- Đặc điểm

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.

+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Cách đọc lược đổ địa hình tỉ lệ lớn:

- Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.

- Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của các điểm trên lược đồ.

- Căn cứ độ gần hay xa giữa các đường đồng mức để biết được độ dốc địa hình.

- Tính khoảng các thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ.

II. Lát cắt địa hình

* Lát cắt địa hình

- Khái niệm: Là các thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc.

- Đặc điểm: Lát cắt cho chúng ta biết được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.

* Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình

- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.

- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.

- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thể tính được khoảng cách giữa các địa điểm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Chân trời sáng tạo


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản (có đáp án)

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

A. Núi lửa.

B. Đứt gãy.

C. Bồi tụ. 

D. Uốn nếp.

Câu 2. Mỏ khoáng sản nhiên liệu là

A. dầu mỏ.

B. đồng.

C. titan.

D. mangan.

Câu 3. Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

A. vàng.

B. sắt.

C. đồng.

D. chì.

Câu 4. Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

A. Man-ti.

B. Vỏ Trái Đất.

C. Nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa.

Câu 5. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

B. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

C. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

D. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

Câu 6. Núi thấp có độ cao từ

A. dưới 1000m. 

B. 1000 - 2000m.

C. 2000 - 3000m.

D. trên 3000m.

Câu 7. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Hạ xuống.

D. Xâm thực.

Câu 8. Ở nước ta, các loại khoáng sản than tập trung chủ yếu ở

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Bắc.

Câu 9. Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Mài mòn.

B. Nâng lên.

C. Uốn nét.

D. Động đất.

Câu 10. Một số quốc gia ở Đông Nam Á biển đảo nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác