Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 6)



    Đề thi vào lớp 10 môn Lịch Sử

    Thời gian: 90 phút

Câu 1: Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?

A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn.

B. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%.

C. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh.

D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.

Câu 2: Công cuộc cải tổ của M. Goóc-ba-chốp bắt đầu từ năm nào?

A. 1985.       B. 1986.

C. 1987.       D. 1988.

Câu 3: Chủ trương đổi mới Đại hội Đảng lần VI là gì?

A. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nước CHND Trung Hoa là

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

B. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản bắt đầu.

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Làm cho chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu.

Câu 5: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?

A. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.

B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

D. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.

Câu 6: Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên đã được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

A. “Người máy” (Rô-bốt).

B. Máy tính điện tử.

C. Hệ thống máy tự động.

D. Máy tự động.

Câu 7: Phong trào yêu nước dân chủ công khai diễn ra vào năm 1924-1925, là phong trào nào?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu.

B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra nhà xuất bản tiến bộ.

C. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Chu Trinh.

D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đám tang cụ Phan Chu Trinh.

Câu 8: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để

A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.

B. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.

C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.

D. Để độc quyền chiếm Đông Dương.

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong điều kiện

A. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.

B. Bán được nhiều vũ khí, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

C. Chiếm được nhiều thuộc địa.

D. Thu được nhiều chiến phí.

Câu 10: Ai được bầu làm Tổng bí thư của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II?

A. Hồ Chí Minh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Trường Chinh.

D. Trần Phú.

Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sống con người như thế nào?

A. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.

B. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng.

C. Cơ cấu dân cư thay đổi.

D. Lao động dịch vụ và trí óc tăng lên.

Câu 12: Trong “Việt Nam hóa chiến tranh’’, lực lượng nào là chủ yếu để tiến hành chiến tranh?

A. Quân đội Mĩ.

B. Quân đội ngụy.

C. Quân đội Mĩ + các đồng minh.

D. Quân đội Mĩ + Quân đội ngụy.

Câu 13: Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Biên giới 1950.

B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

C. Chiến dịch Tây Bắc 1952.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 14: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành

A. 49 cứ điểm và 3 phân khu.

B. 55 cứ điểm và 3 phân khu.

C. 45 cứ điểm và 3 phân khu.

D. 50 cứ điểm và 3 phân khu.

Câu 15: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.

B. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.

C. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

D. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam.

Câu 16: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

D. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học-kỹ thuật.

Câu 17: Nhằm độc quyền chiếm thị trường Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đã làm gì?

A. Chỉ nhập hàng hóa Pháp vào thị trường Đông Dương.

B. Cản trở hoạt động của tư bản Trung Quốc, Nhật Bản.

C. Lập ngân hàng Đông Dương.

D. Ban hành đạo luật đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Đông Dương.

Câu 18: Nhật đảo chính Pháp vào thời điểm nào sau đây?

A. Sáng mồng 9/3/1945.

B. Đêm mồng 9/3/1945.

C. Ngày 9/3/1945.

D. Trưa mồng 9/3/1945.

Câu 19: Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF) nhằm mục đích gì?

A. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.

B. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

C. Tạo nên một môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

D. Hợp tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 20: Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”?

A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mắt trận quân sự, trong 3 năm 1969, 1970, 1971.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. Thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari.

D. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Câu 21: Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975?

A. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11/1975).

B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976).

C. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên (24/6-2/7/1976).

D. Đại hội thống nhất Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Câu 22: Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào?

A. 1974 – 1975.

B. 1975 – 1976.

C. 1972 – 1973.

D. 1973 – 1974.

Câu 23: Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến biểu hiện ở điểm nào?

A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta.

B. Chủ trương sách lược của Đảng ta.

C. Mục đích cuộc kháng chiến của ta là tự vệ chính nghĩa.

D. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.

Câu 24: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.

B. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

C. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.

D. Đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 25: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929 những người Cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

A. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã.

B. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.

C. Sự phát triển mạnh của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt.

D. Do phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.

Câu 26: Mục đích của chủ trương “vô sản hóa’’ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

A. Rèn luyện tính kỷ luật cho hội viên.

B. Hội viên sống gần gũi với quần chúng.

C. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin.

D. Xây dựng phong trào cách mạng ở tận cơ sở.

Câu 27: Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?

A. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

B. Phát hành đồng tiền chung.

C. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật.

D. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

Câu 28: Có tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?

A. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng.

Câu 29: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì?

A. Bóc lột tàn bạo người da đen.

B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.

C. Tước quyền tự do của người da đen.

D. Phân biệt chủng tộc và kỳ thị chủng tộc đối với người da đen.

Câu 30: Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh”?

A. Ac-hen-ti-na.

B. Braxin.

C. Cu Ba.

D. Mê-hi-cô.

Câu 31: Điều gì chứng tỏ: tháng 9/1930 phong trào công nông đã phát triển tới đỉnh cao?

A. Đã thực hiện liên minh công nông vững chắc.

B. Phong trào diễn ra khắp cả nước.

C. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và thành lập chính quyền Xô Viết.

D. Đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Câu 32: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (08/09/1951).

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 33: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu trong

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945).

B. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).

C. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945).

D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945).

Câu 34: Năm 1989 diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?

A. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

B. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn.

C. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ.

D. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.

Câu 35: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

B. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.

C. “Bình định” toàn bộ Miền Nam.

D. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Câu 36: Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.

C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận nhân dân Đông Dương.

Câu 37: Giai cấp nào trở thành tay sai, là m chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Tầng lớp đại địa chủ.

C. Tầng lớp tư sản mại bản.

D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 38: Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?

A. “Tấc đất, tấc vàng”.

B. “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”.

C. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

D. “Người cày có ruộng”.

Câu 39: Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung của Nghị quyết nào?

A. Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngay đêm 9/3/1945.

B. Nghị quyết của Đại hội quốc dân ở Tân Trào.

C. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945).

D. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (10-19/5/1941).

Câu 40: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D A D A A B A C A C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B A A D D D B C B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C B C B D C D A D C
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
C B B A A C B D C A

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học