Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 17)



    Đề thi vào lớp 10 môn Lịch Sử

    Thời gian: 90 phút

Câu 1: Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Đông Dương thời kì 1939 – 1945 là

A. Đề cao nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

B. Đề cao nhiệm vụ chống phong kiến.

C. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

D. Đề cao nhiệm vụ dân chủ.

Câu 2: Biện pháp cấp thời nào đã được Chính phủ nước ta sử dụng để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Mua thóc gạo của nước ngoài, tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo.

B. Kêu gọi nước ngoài viện trợ lương thực.

C. Tổ chức quyên góp, tiếp kiệm, nhường cơm sẻ áo, nghiêm trị kẻ đầu cơ gạo.

D. Nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo, nhập khẩu giống lúa mới.

Câu 3: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973 đến 1/1975 quân dân ta ở miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Thắng lợi nào sau đây chưa chính xác?

A. Đánh trả địch trong các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”.

B. Giải phóng Buôn Ma Thuột.

C. Giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

D. Bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng.

Câu 4: Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới từ khi nào?

A. Những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 5: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

C. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

D. Binh biến Đô Lương (1941).

Câu 6: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I-an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?

A. Các nước phương Tây.

B. Pháp.

C. Liên Xô.

D. Mĩ.

Câu 7: Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác-san” là

A. Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.

B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

C. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.

D. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản từ Đông sang Tây.

Câu 8: Chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp thực hiện nhằm mục đích gì?

A. Mở các trường học dạy tiến Pháp.

B. Thi hành chính sách văn hóa nô dịch.

C. Xuất bản sách báo tuyên truyền chính sách “khai thác” của Pháp.

D. Tạo điều kiện cho nền văn hóa, giáo dục Việt Nam phát triển.

Câu 9: Theo Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường nào?

A. Thỏa thuận giữa chính quyền hai bên để sát nhập 2 miền sau khi Pháp rút hết.

B. Trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng cách thức nào.

C. Trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của Miền Nam Việt Nam.

D. Tổng tuyển cử tự do trong cả nước.

Câu 10: Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?

A. 1945.

B. 1944.

C. 1949.

D. 1950.

Câu 11: “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở

A. Huế (23-8-1945).

B. Hà Nội (19-8-1945).

C. Sài Gòn (25-8-1945).

D. Bắc Giang, Hải Dương (18-8-1945).

Câu 12: Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:

A. Đời sống công nhân.

B. Người cùng khổ (Le Paria).

C. Nhân đạo.

D. Sự thật.

Câu 13: Đặc điểm chung về những hoạt động yêu nước của tư sản, tiểu tư sản – trí thức người Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 là

A. Đấu tranh đòi được quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

B. Đấu tranh dân chủ công khai đòi nhà cầm quyền Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

C. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp cải thiện đời sống.

D. Đấu tranh chống người Pháp độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì

Câu 14: Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?

A. Khối NATO.

B. Khối VACSAVA.

C. Khối SEATO.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập.

D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

Câu 16: Những thành tựu đạt được trong thời kì đầu của công cuộc đổi mới chứng tỏ

A. Đảng ta đã trưởng thành và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

B. Sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng.

C. Sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc.

D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

Câu 17: Các cuộc đấu tranh ngày 1-5 được xem là một bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì

A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày quốc tế lao động thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

B. Lần đầu tiên Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn trong cả nước.

C. Cờ đỏ búa liềm được treo ở nhiều nơi.

D. Công nhân khu công nghiệp Bến Thủy đã có sự liên kết với nông dân ven thành phố Vinh để biểu tình.

Câu 18: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai, Pháp phát triển giao thông là để

A. Phục vụ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.

B. Giúp nhân dân Đông Dương đi lại dễ dàng hơn.

C. Giúp Pháp dễ dàng trao đổi buôn bán với Đông Dương.

D. Xây dựng cơ sở hạ tầng để khôi phục và phát triển kinh tế Đông Dương.

Câu 19: Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.

B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.

C. Thành lập Mặt trận Dân chủ Nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.

D. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.

Câu 20: Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích

A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.

B. Quyên góp tiền để xây dựng đất nước.

C. Quyên gọp vàng, bạc để xây dựng đất nước.

D. Hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 21: Nen xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.

B. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.

D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 22: “Ấp chiến lược được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của

A. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.

B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 23: Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào?

A. Cu Ba.

B. Mê-hi-cô.

C. Vê-nê-du-ê-la.

D. Chi-lê.

Câu 24: Các nước Đông Âu đã ưu tiên ngành kinh tế nào trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Phát triển công nghiệp nặng.

B. Phát triển công nghiệp nhẹ.

C. Phát triển kinh tế đối ngoại.

D. Phát triển kinh tế thương nghiệp.

Câu 25: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?

A. Chiến dịch Điện Biên phủ 1954.

B. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.

C. Việt Bắc thu-đông 1947.

D. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

Câu 26: Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm là

A. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

B. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt.

C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

D. Tập thể hóa nông nghiệp.

Câu 27: Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu đông 1947 vì

A. Pháp chuyển từ chiến lược “tằm ăn dâu” sang chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Pháp vừa nhận được viện binh.

C. Muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

D. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.

Câu 28: Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới 1978 – 2000 là

A. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.

B. Kinh tế nông – công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp, tự túc.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

D. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Câu 29: Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng ta có ý nghĩa quan trọng vì

A. Nêu cao vai trò của Đảng và giai cấp công nhân.

B. Củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng.

C. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng.

D. Làm cho nhân dân thế giới hiểu thêm về cách mạng Việt Nam.

Câu 30: Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ 1954?

A. Chiến thắng Biên giới 1950.

B. Chiến thắng Tây Bắc.

C. Chiến thắng Đông-Xuân 1953 – 1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Câu 31: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kì gồm có mấy người.

A. 5 người.

B. 6 người.

C. 8 người.

D. 7 người.

Câu 32: Tân Việt cách mạng Đảng thành lập vào thời gian nào

A. 6/1926.

B. 11/1925.

C. Đầu 1928.

D. 7/1928.

Câu 33: Tác phẩm nào được xuất bản năm 1927 trên cơ sở tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cho cán bộ, hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

A. Bản Án chế độ thực dân Pháp.

B. Báo Thanh Niên.

C. Đường Kách mệnh.

D. Người cùng khổ.

Câu 34: Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá Miền Bắc nước ta?

A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

B. Ném bom vào các đầu môi giao thông (cầu cống, đường sá).

C. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi.

D. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng.

Câu 35: Nhiệm vụ to lớn nhất của các nước Á – Phi – Mĩ latinh sau khi giành được độc lập là

A. Xây dựng và phát triển đất nước.

B. Củng cố nền độc lập dân tộc.

C. Khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

D. Xây dựng mối quan hệ đối ngoại.

Câu 36: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?

A. 10/10/1954.

B. 16/5/1955.

C. 16/5/1954.

D. 10/10/1955.

Câu 37: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã

A. Thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.

B. Tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

C. Tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 38: Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?

A. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

B. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dễn đến khủng hoảng kinh tế.

C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh,..

D. Nạn khủng bố gia tăng.

Câu 39: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc bao nhiêu năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc?

A. 20 năm.

B. 21 năm.

C. 25 năm.

D. 30 năm.

Câu 40: Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực Pháp (19-12-1946) xuất phát từ lí do chủ yếu nào?

A. Do Pháp bội ước, chúng muốn xâm lược nước ta lần nữa.

B. Thực dân Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội.

C. Chúng ta muốn hòa bình, xây dựng đất nước.

D. Nền độc lập, chủ quyền của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C C B C C B A B D C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B B B B D A A D A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A B A A D B C C C D
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D D C D A B B C D D

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học