3 Đề thi Học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Với bộ 3 Đề thi Học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi GDCD 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Giáo dục công dân 9.

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội:

A. tôn trọng

B. đề bạt

C. bổ nhiệm

D. tài trợ

Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?

A. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.

C. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến người khác.

D. Chỉ có người lớn mới cần xác định lí tưởng sống của bản thân, học sinh không cần.

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?

Nhận định 1. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.

Nhận định 2. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

Nhận định 3. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội.

Nhận định 4. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.

A. Nhận định 1 và 2.

B. Nhận định 2 và 3.

C. Nhận định 3 và 4.

D. Nhận định 2 và 4.

Câu 4. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Tình huống: Chi đoàn trường THCS Y phát động cuộc thi vẽ về chủ đề “Bảo vệ môi trường sống của chúng ta”. Khi bạn A (bí thư lớp 9B) phổ biến về nội dung, thể lệ cuộc thi cho các bạn trong lớp, B đã quay sang, nói nhỏ với C rằng: “Ôi, bây giờ học sinh chỉ cần lo học hành cho tốt thôi, việc bảo vệ môi trường là việc của người lớn. Ai tham gia thì tham gia, còn tớ không có thời gian để làm những việc đó.”

Câu hỏi: Nếu là bạn C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Đồng tình với bạn B vì ý kiến này rất hợp lý.

C. Chê bai B vì B chưa hiểu rõ và thiếu trách nhiệm với môi trường.

D. Giải thích rõ cho B và khuyên B nên tham gia cuộc thi.

Câu 5. Người có lòng khoan dung sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng.

C. bị mọi người kì thị, xa lánh.

D. được mọi người yêu mến, tin cậy.

Câu 6. Trước thái độ và hành động hẹp hòi, thiếu khoan dung, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. phê phán, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 7. Hành động của bạn N trong tình huống sau cho thấy bạn N có đức tính nào?

Tình huống. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé".

A. Tự lập.

B. Chăm chỉ.

C. Khoan dung.

D. Kiên trì.

Câu 8. Trước những hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng, học sinh cần có thái độ nào dưới đây?

A. Ủng hộ.

B. Phê phán.

C. Thờ ơ.

D. Cổ xúy.

Câu 9. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?

3 Đề thi Học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. bảo vệ môi trường.

C. Đền ơn đáp nghĩa.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Đền ơn đáp nghĩa.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định tình hình chính trị - xã hội của các quốc gia.

B. Tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.

C. Cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được rèn luyện các kĩ năng, mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

Câu 12. Trường THCS H đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?

Thông tin. Hằng năm, trường Trung học cơ sở H thường tổ chức cho học sinh đến thăm và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 13. Trong tình huống sau, nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Tình huống. Trường THCS T phát động phong trào thiện nguyện mang tên “Đồ cũ - yêu thương mới”. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ vận động giáo viên và học sinh toàn trường thu gom sách vở cũ, quần áo cũ trong gia đình mình và những người xung quanh, để gửi tặng các em học sinh vùng cao. Khi thông tin của phong trào “Đồ cũ - yêu thương mới” được phổ biến về các lớp, nhiều bạn học sinh đã tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, bạn K lại cho rằng: “hoạt động này là vô bổ; sách và quần áo cũ thì có giá trị gì đâu mà đem tặng”.

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Đồng tình với bạn K vì ý kiến này rất hợp lí.

C. Chỉ trích K gay gắt vì K thiếu lòng nhân ái.

D. Khuyên K nên tích cực hưởng ứng phong trào.

Câu 14. Đánh giá khách quan, tức là đánh giá sự vật hiện tượng đó một cách

A. trung tâm.

B. trung thực.

C. hoàn hảo.

D. chủ quan.

Câu 15.  Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận đánh giá sự vật và hiện tượng một cách

A. đúng bản chất.

B. chủ quan ý muốn.

C. phiến diện một chiều.

D. xa dời sự vật

Câu 16. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần

A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.

B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.

Câu 17. Đọc các trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi thiếu khách quan?

Trường hợp 1. Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng.

Trường hợp 2. Dù biết có người chăm làm, có người lười làm, nhưng để động viên mọi người làm việc, Giám đốc công ty K vẫn quyết định thưởng cho tất cả mọi người như nhau.

Trường hợp 3. Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vì không thích họ.

Trường hợp 4. Bố bạn C thường dành sự yêu thương và ưu tiên nhiều hơn cho anh trai của C, còn C không được bố quan tâm nhiều, vì theo quan điểm của bố “con gái là con người ta, đầu tư nhiều làm gì, rồi sau nó cũng đi lấy chồng, có giúp đỡ được gì cho mình đâu”

A. Bạn M (trường hợp 1) và chị H (trường hợp 3).

B. Giám đốc công ty K (trường hợp 2) và bố bạn C (trường hợp 4).

C. Bạn M (trường hợp 1) và Giám đốc công ty K (trường hợp 2).

D. Chị H (trường hợp 3) và bố bạn C (trường hợp 4).

Câu 18. Nội dung nào dưới đây đề cập đến môi trường sống mà ở đó con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc?

A. Hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Xung đột.

D. Bạo lực.

Câu 19. Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra

A. môi trường hòa bình.

B. tình trạng chiến tranh.

C. trạng thái ổn định.

D. môi trường ổn định.

Câu 20. Bảo vệ hòa bình là biện pháp tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.

B. Phát động xâm lược nước khác.

C. Gia tăng vị thế bá chủ thế giới.

D. Thúc đẩy xâm chiếm lẫn nhau.

Câu 21. Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường quây xung quanh em để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng.

B. Tìm kiếm vũ khí (đất, đá, cành cây…) để chống trả.

C. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

D. Thách thức lại nhóm bạn kia vì mình không làm gì sai.

Câu 22. Quản lí thời gian hiệu quả sẽ đem đến nhiều tác dụng tích cực, ngoại trừ việc

A. giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống.

B. khiến năng suất lao động, học tập giảm sút.

C. góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.

D. giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.

Câu 23.  Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta:

A. gia tăng quyền lực với người khác.

B. có nhiều thời gian vào mạng xã hội.

C. chủ động trong cuộc sống.

D. gia tăng áp lực công việc.

Câu 24. Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Suy nghĩ của D thể hiện điều gì?

A. D biết quản lý thời gian hiệu quả

B. D có kế hoạch học tập hợp lý để ghi nhớ kiến thức

C. D biết phân chia thời gian hợp lý

D. D chưa biết sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu định nghĩa và ý nghĩa của khách quan.

Câu 2: (2 điểm): Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống a) H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc.

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?

Tình huống b) Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng.

Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C.  

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, học sinh được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-C

4-D

5-D

6-C

7-C

8-B

9-C

10-C

11-A

12-B

13-D

14-B

15-A

16-D

17-A

18-A

19-B

20-A

21-C

22-B

23-C

24-D

 

 

 

 

 

 

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

STT

Nội dung

Biểu điểm

 

Học sinh nêu được định nghĩa và ý nghĩa của khách quan

2,0

- Định nghĩa khách quan: Khách quan là khả năng nhận xét, đánh giá, hoặc giải quyết vấn đề dựa trên thực tế và lý trí, không bị chi phối bởi cảm xúc, thành kiến, hoặc lợi ích cá nhân.

0,5

- Nêu ý nghĩa của khách quan : Khách quan giúp con người đưa ra quyết định đúng đắn, duy trì sự công bằng, và tạo niềm tin trong các mối quan hệ.

1,5

Câu 2: (2 điểm)

STT

Nội dung

Biểu điểm

2

Học sinh giải quyết phù hợp cho mỗi tình huống

2,0

a) Nhận xét việc làm của bạn H:

- H đã thiếu khách quan và công bằng trong vai trò trọng tài, hành động này gây bất mãn cho đội bóng lớp 9B và ảnh hưởng đến tinh thần thể thao).

- Đề xuất cách H cần làm để đảm bảo tính khách quan, công bằng:

Làm việc theo đúng quy định và luật lệ của trận đấu, không để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định

1,0

b) Giải thích về sự chênh lệch thu nhập: Thu nhập có thể khác nhau do các yếu tố như trình độ chuyên môn, hiệu suất lao động, hoặc mức độ đóng góp của mỗi cá nhân vào công việc.

- Nêu ý nghĩa của công bằng xã hội: Công bằng không có nghĩa là mọi người đều nhận được giống nhau mà là nhận được tương xứng với đóng góp và điều kiện thực tế của mình.

1,0

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi GDCD 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi GDCD 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học