Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 9 Học kì 2 có đáp án, cực hay

Phần dưới là danh sách Top 16 Đề kiểm tra Lịch Sử 9 Học kì 2 có đáp án, cực hay gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đề kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra học kì 2. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 9.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Giới hạn bài 24+25+26+27)

Câu 1. Năm 1945, quân đội các nước trong phe Đồng minh và Việt Nam là

A. Anh, Mỹ.

B. Pháp, Trung Hoa dân quốc.

C. Anh, Trung Hoa dân quốc.

D. Liên Xô, Trung Hoa dân quốc.

Câu 2. Quân đội nước nào trong phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc nước ta?

A. Anh.

B. Trung Hoa dân quốc.

C. Pháp.

D. Mỹ.

Câu 3. Năm 1945 quân Trung Hoa dân quốc và tay sai vào nước ta nhằm mục đích gì?

A. Giải giáp khí giới quân Nhật.

B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.

C. Đánh quân Anh.

D. Lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.

Câu 4. Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?

A. Tài chính bước đầu được xây dựng.

B. Tài chính trống rỗng.

C. Tài chính phát triển.

D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật, Pháp.

Câu 5. Hậu quả nặng nề về mặt văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. văn hóa truyền thống bị mai một.

B. ảnh hưởng của văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.

C. văn hóa mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu.

D. hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

Câu 6. Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh

A. Tổng tuyển cử trong cả nước.

B. thành lập chính phủ mới.

C. ban hành bộ luật mới.

D. ban hành Hiến pháp.

Câu 7. Sau bầu cử Quốc hội, ở các địa phương chúng ta đã làm gì để xây dựng chính quyền cách mạng?

A. Thành lập quân đội ở các địa phương.

B. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, lập ủy ban hành chính các cấp.

C. Thành lập các Xô viết.

D. Thành lập tòa án.

Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương của ta nhanh chóng bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, lập Ủy ban hành chính các cấp nhằm nhanh chóng xác lập quyền làm chủ của nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, để nhân dân ta thực sự làm chủ tình hình, nhanh chóng thực hiện các đường lối Đảng đề ra.

Câu 8. Tại phiên họp Quốc hội đầu tiên (3/1946), Quốc hội đã không thông qua nội dung nào?

A. Xác lập thành tích của Chính phủ cách mạng Lâm thời.

B. Thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

C. Lập ra Ban dự thảo hiến pháp.

D. Bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.

Câu 9. Khó khăn lớn nhất của thực dân Pháp trước khi thực hiện kế hoạch Na-va là

A. Pháp thua liên tiếp trên các chiến trường.

B. lực lượng của quân ta mạnh hơn Pháp.

C. Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. thiệt hại to lớn về người và của, lệ thuộc vào Mỹ.

Sau thất bại ở biên giới, quân Pháp lâm vào tình thế khó khăn, mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc bộ. Lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, trót “đâm lao phải theo lao”, thực dân Pháp phải tăng thêm quân cho chiến trường Đông Dương, triệu hồi Cao ủy Pignon và Tổng Chỉ huy, tướng Carpentier về nước và cử tướng De Latre de Tassigny sang Đông Dương kiêm luôn cả chức Cao ủy lẫn Tổng Chỉ huy để thực hiện kế hoạch Nava. Không những thế, Pháp phải cầu viện Mỹ về vũ khí, phương tiện chiến tranh và chính vì vậy, Pháp phải thỏa hiệp, nhượng bộ quyền lợi cho Mỹ để Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương, điều mà Pháp không muốn nhưng buộc phải làm.

Câu 10. Tháng 5/1953 chính phủ Pháp đã cử tướng nào làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương?

A. Đờ Cát-xtơ-ri.

B. Na-va.

C. C. Bô-la-e.

D. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.

Câu 11. Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na-va của Pháp và Mỹ là

A. xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

B. giành thắng lợi về phía Pháp.

C. kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

D. tạo lợi thế để đàm phán.

Câu 12. Hy vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục tiêu của

A. chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.

B. kế hoạch Rơ-ve.

E. kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.

C. kế hoạch Na-va.

Câu 13. Thực hiện kế hoạch Na-va, từ thu – đông 1953, Pháp tập trung quân lớn nhất ở đâu?

A. Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Thượng Lào.

D. Các thành phố lớn.

Câu 14. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954 là gì?

A. Mở những cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

B. Tấn công vào các đô thị lớn – trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp.

C. Tấn công địch ở vùng rừng núi, nơi ta có lợi thế trong thực hiện cách đánh du kích.

D. Tấn công địch ở đồng bằng Nam Bộ.

Câu 15. Nội dung cốt lõi của kế hoạch Na-va là

A. xây dựng lực lượng tập trung cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, giành quyền chủ động trên chiến trường.

B. giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc sau đó mở cuộc tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định.

C. tập trung quân ở đồng bằng Bắc bộ, tăng cường quân đội, giành quyền chủ động trên chiến trường.

D. thực hiện tiến công chiến lược “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương, giành quyền chủ động trên chiến trường.

Câu 16. Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự gồm

A. 49 cứ điểm với 3 phân khu.

B. 51 cứ điểm với 3 phân khu.

C. 55 cứ điểm với 3 phân khu.

D. 60 cứ điểm với 3 phân khu.

Câu 17. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp có hành động gì?

A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).

B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam.

C. Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

D. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để chấm dứt cuộc chiến tranh.

Câu 18. Sau Tạm ước (14/9/1946), ở miền Bắc thực dân Pháp khiêu khích tấn công quân ta ở những đâu?

A. Hà Nội – Bắc Ninh.

B. Hải Phòng – Quảng Ninh.

C. Lạng Sơn – Thái Nguyên.

D. Hải Phòng – Lạng Sơn.

Câu 19. Tháng 12/1946, Pháp gây xung đột với ta ở địa điểm nào tại Hà Nội?

A. Phố Yên Ninh, Hàng Bún.

B. Hàng Ngang, Hàng Đào.

C. Bắc Bộ phủ.

D. Nhà hát lớn.

Câu 20. Ngày 18/12/1946, quân Pháp đã có hành động gì?

A. Tiến công Hà Nội, mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc.

B. Đàm phán với Chính phủ ta.

C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

D. Rút quân ra khỏi Hà Nội.

Câu 21. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ là do

A. Cuộc đàm phán tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô bị thất bại.

B. Pháp tấn công Nam, Trung bộ.

C. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.

D. Pháp khiêu khích ta tại Hải Phòng.

Câu 22. Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 18 và 19/12/1946.

B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ - Hà Nộ phá máy, điện tắt vào 20 giờ ngày 19/12/1946.

C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12/12/1946.

D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được ban hành.

Câu 23. Ngày 19/12/1946 diễn ra sự kiện nào dưới đây.

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu.

C. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

D. Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Câu 24. Sau chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, sự kiện lịch sử thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của ta là

A. các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

B. cuộc kháng chiến của nhân dân Cam-pu-chia có bước phát triển mới.

C. chính phủ kháng chiến Pathét Lào ra đời.

D. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1/10/1949).

Năm 1949, nội chiến Quốc-Cộng kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, khai thông chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á và ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam ngay lúc này.

Câu 25. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ là do

A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương.

B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

D. kinh tế, tài chính Pháp bị khủng hoảng.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Pháp ngay từ đầu không thực hiện được chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, phải đánh lâu dài với ta khiến cho chiến phí tiêu tốn, đồng thời, do liên tục thất bại trên các chiến trường nên Pháp ngày càng thâm hụt về chiến phí, trong khi đó Mỹ muốn can thiệp vào Đông Dương nên chủ trương viện trợ, cho Pháp vay, càng ngày, nguồn viện trợ càng lớn, buộc Pháp lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ trong cuộc chiến.

Câu 26. Ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 với mục đích gì?

A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.

B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.

C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.

D. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 27. Tháng 12/1950, chính phủ Pháp đã cử tướng nào sang là Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh và kiêm chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương?

A. Đờ Cat-xtơ-ri.

B. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.

C. Đờ Gôn.

D. Bô-na.

Câu 28. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Tuyên Quang-1951.

B. Bến Tre-1960.

C. Bắc Sơn-1940.

D. Điện Biên Phủ-1954.

Câu 29. Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào?

A. Quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ thuộc về ta.

B. Ta giành quyền chủ động chiến lược trên toàn Đông Dương.

C. Pháp giành lại thế chủ động ở Bắc Bộ.

D. Pháp càng lùi sâu vào thế bị động ở vùng rừng núi.

Với thắng lợi của Chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến của ta chuyển mạnh từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đối với Pháp là một thất bại cay đắng. Giới cầm quyền và tướng lĩnh Pháp cũng phải thừa nhận rằng thất bại của quân đội Pháp ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn trong Thu - Đông 1950 có ảnh hưởng quyết định đối với nửa cuối cuộc chiến tranh, tình thế cuộc chiến đã thay đổi theo hướng bất lợi cho quân Pháp. Thất bại đó đã làm phá sản âm mưu “khóa chặt biên giới Việt-Trung” hòng cô lập cách mạng Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa; tuyến phòng thủ Liên khu biên giới Đông Bắc bị xóa bỏ, “Hành lang Đông-Tây” bị chọc thủng, chủ trương phòng thủ Đông Dương theo “Kế hoạch Rơve” của Pháp tiêu tan. Sau thất bại ở biên giới, quân Pháp lâm vào tình thế khó khăn, mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc bộ. Lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, trót “đâm lao phải theo lao”, thực dân Pháp phải tăng thêm quân cho chiến trường Đông Dương. Tạo điều kiện cho ta làm chủ Bắc Bộ.

Câu 30. Đại hội nào được xem là “Đại hội thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi”?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3/1935).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12.1976).

1-B2-B3-D4-B5-D6-A
7-B8-D9-C10-B11-A12-C
13-A14-A15-A16-A17-C18-D
19-A20-A21-C22-B23-A24-D
25-A26-B27-B28-A29-A30-B

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút lần 2 Học kì 2

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Giới hạn bài 22+23)

Câu 1: Năm 1941,lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước sau bao nhiêu năm xa cách?

A. 15 năm.

B. 20 năm.

C. 25 năm.

D. 30 năm.

Câu 2: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức tại đâu?

A. Pác Bó (Cao Bằng).

B. Bắc Cạn.

C. Bắc Sơn ( Lạng Sơn).

D. Tân Trào (Tân Trào).

Câu 3: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã chủ trương thành lập

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Đồng minh.

C. Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).

D. Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dương.

Câu 4: Điều kiện khách quan bên ngoài nào sau đây,tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành độc lập khi Chiến tranh thế giới đang tới những ngày cuối?

A. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu.

B. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô-Đức.

C. Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu.

D. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.

Câu 5: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 14 đến 15/8/1945 đã quyết định?

A. Phát động phong trào “kháng Nhật cứu nước”.

B. Khởi nghĩa từng phần.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội,Huế,Sài Gòn.

D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước,giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

Câu 6: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo....” tiến tới thực hiện

A. “Người cày có ruộng”

B. “Đánh đổ địa chủ”.

C. “Chia ruộng đất công cho dân cày”.

D. “ giảm tô giảm tức”.

Câu 7: Ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Tám 1945 là gi?

A. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.

B. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.

C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.

D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu 8: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật –Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu trong

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.

B. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).

C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/8/1945).

D. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945).

Câu 9: Võ Nguyên Giap chỉ huy một đội quân giải phóng tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên theo lệnh của ai?

A. Tổng bộ Việt Minh.

B. Đại hội quốc dân.

C. Ban thường vụ Trung ương Đảng.

D. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Câu 10: “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước,không phân biệt giàu nghèo,già trẻ gái trai,không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị,để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:

A. Mặt trận Dân tộc thống nhất Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.

D. Các tổ chức quần chúng (Hội cứu quốc) của mặt trận Việt Minh.

(Trước tình hình thế giới và trong nước, ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng, lấy tên là Hội cứu quốc )

1-D2-A3-C4-D5-D
6-A7-D8-B9-D10-D

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Giới hạn bài 28+29+30+31+33)

Câu 1. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội vào ngày nào?

A. Ngày 10/10/1954.

B. Ngày 10/10/1955.

C. Ngày 11/10/1954.

D. Ngày 11/10/1955.

Câu 2. Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện?

A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.

B. Để lại quân đội ở miền Nam.

C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự.

D. Bồi thường chiến tranh.

Câu 3. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mỹ có hành động gì?

A. Mỹ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam.

B. Trực tiếp đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam thay quân Pháp.

C. Biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ.

D. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lan xuống ở Đông Nam Á.

Câu 4. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nông dân miền Bắc?

A. Cải cách ruộng đất.

B. Đưa nông dân vào hợp tác xã.

C. Tặng tiền thưởng cho nông dân.

D. Khuyến khích nhân dân sản xuất.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất là nhu cầu quan trọng và cần thiết nhất đối với người dân. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” chia ruộng đất cho nông dân, để cho nông dân sở hữu tư liệu sản xuất, từ đó có thể kích thích sản xuất phát triển, xây dựng lại nền nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Câu 5. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào?

A. Đấu tranh chính trị chống Mỹ-Diệm.

B. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 6. Nội dung nào không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mỹ-Diệm?

A. Đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm.

Câu 7. Tháng 8/1954, ở Sài Gòn-Chợ Lớn diễn ra phong trào đấu tranh nào của nhân dân miền Nam?

A. Phong trào hòa bình.

B. Phong trào tố cộng diệt cộng.

C. Phong trào chống trưng cầu dân ý.

D. Phong trào chống bầu cử quốc hội.

Câu 8. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời sau

A. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

B. thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi” của quân và dân ta ở miền Nam Việt Nam.

C. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 9. Cùng với thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mỹ còn mở rộng chiến tranh ở đâu?

A. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Toàn Đông Dương.

Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh

A. thực dân kiểu cũ.

B. thực dân kiểu mới.

C. ngoại giao.

D. kinh tế.

Câu 11. Những lực lượng nào tham gia chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

A. Quân Mỹ.

B. Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

C. Quân Mỹ, quân Anh.

D. Quân Mỹ, quân Pháp.

Câu 12. Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là gì?

A. Nhiều máy bay.

B. Nhiều xe tăng.

C. Quân số đông, vũ khí hiện đại.

D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.

Câu 13. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào?

A. Ấp Bắc.

B. Vạn Tường.

C. Bình Giã.

D. Đồng Xoài.

Câu 14. Trận Vạn Tường có ý nghĩa lịch sử là

A. tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

B. buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược khác.

C. đánh bại Mỹ về quân sự.

D. được coi là Ấp Bắc đối với Mỹ, mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Câu 15. Trận Vạn Tường thể hiện khả năng nào của quân ta?

A. Không thể đánh thắng Mỹ bằng quân sự.

B. Chiến thắng quân Mỹ về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

C. Chiến thắng Mỹ trên mặt trận chính trị.

D. Chiến thắng Mỹ trên mặt trận ngoại giao.

Chiến thắng Vạn Tường đã cho thấy năng lực quân sự của ta. Nổi bật là bài học lớn về phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và sự kết hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương; giữa tiến công tiêu diệt địch của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ; giữa tiêu diệt chủ lực địch với chống phá “bình định”; thể hiện tư duy nhạy bén trong nghệ thuật chỉ huy, điều hành chiến dịch của Bộ Tư lệnh Quân khu 5; tinh thần chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Quảng Ngãi anh hùng.

Câu 16. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tình hình miền Nam như thế nào?

A. Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ rút khỏi nước ta, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.

B. Quân Mỹ vẫn còn ở lại miền Nam.

C. Quân các nước trung lập tiến vào nước ta.

D. Chính quyền Sài Gòn sụp đổ.’

Câu 17. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng nhất của miền Bắc là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

B. Khôi phục và phát triển kinh tế.

C. Tiếp tục chi viện cho miền Nam.

D. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 18. Những biểu hiện nào chứng tỏ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở miền Nam?

A. Giữ lại cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự.

B. Tiếp tục để lại lực lượng quân đội ở miền Nam.

C. Dùng thủ đoạn ngoại giao để cô lập ta.

D. Dùng thủ đoạn chính trị để lừa bịp ta.

Sau Hiệp định Pa-ri 1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tục vi phạm Hiệp định, đặc biệt, Mỹ vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn cho chính quyền Sài Gòn, lập Bộ chỉ huy quân sự và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để chống lại quân dân ta, âm mưu của Mỹ là tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang thực hiện trước đó.

Câu 19. Nội dung nào không phải là hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri năm 1973 của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

A. Tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.

B. Mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.

C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. Chuẩn bị thay thế Tổng thống chính quyền Sài Gòn.

Câu 20. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là

A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Chuyển cách mạng nước ta sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.

Năm 1973, tình hình miền Nam có sự thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta, thực hiện Hiệp định Pa-ri Mỹ rút quân về nước, tuy nhiên chính quyền Sài Gòn vẫn tồn tại, vì vậy tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầ thứ 21, Đảng ra vẫn nêu rõ cách mạng miền Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 21. Trong hơn 20 năm từ năm 1954 đến năm 1975 tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu gì?

A. Xây dựng được những cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội.

B. Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. Xây dựng xong cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. Xây dựng xong cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản.

Câu 22. Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ là

A. Miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn.

B. Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

C. Miền Bắc không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại.

D. Miền Bắc chịu ảnh hưởng không đáng kể từ cuộc chiến tranh phá hoại.

Câu 23. Nội dung nào không phải của tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau khi hoàn toàn giải phóng (1975)?

A. Chế độ thực dân mới của Mỹ cùng bộ máy chính quyền Trung ương Sài Gòn bị sụp đổ.

B. Cơ sở của chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.

C. Cơ sở của chính quyền thực dân cũ vẫn tồn tại.

D. Những di hại xã hội của xã hội cũ vẫn còn tồn tại.

Câu 24. Nội dung nào không phải là những khó khăn về kinh tế miền Nam gặp phải sau khi giải phóng?

A. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá.

B. Nhiều bom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng.

C. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người.

D. Các thế lực phản động vẫn còn hoạt động chống phá.

Câu 25. Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh

A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất – kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp.

B. Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

C. Nền kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm.

D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Câu 26. Việt nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

A. Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước có nhiều thay đổi, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giơi sụp đổ, Liên Xô tan rã, phong trào cách mạng thế giới thoái trào.

C. Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

D. Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, khủng bố vẫn diễn ra ở một số khu vực.

Câu 27. Đại hội nào của Đảng ta mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước?

A. Đại hội V (1982).

B. Đại hội VI (1986).

C. Đại hội VII (1991).

D. Đại hội VIII (1996).

Câu 28. Ba chương trình kinh tế nào được đưa ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm 1986-1990?

A. Nông – lâm – ngư nghiệp.

B. Vườn – ao - chuồng.

C. Lương thực – thực phẩm – hàng xuất khẩu.

D. Lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Câu 29. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới kinh tế là

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh.

C. Xây dựng một bước về cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước khi đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chỉ có một thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế nhà nước,do chủ quan duy ý chí, tình trạng quan liêu bao cấp nên kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trì trệ, năm 1986, đại hội VI đề ra chủ trương đổi mới, trong đó, về kinh tế ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 30. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới chính trị là

A. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế - chính trị đến tổ chức.

B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

C. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng con người mới.

D. Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới về chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

1-A2-A3-A4-A5-A6-D
7-A8-C9-A10-B11-B12-C
13-B14-D15-B16-A17-A18-A
19-D20-A21-A22-B23-C24-D
25-D26-A27-B28-D29-D30-B

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác: