Top 10 Đề thi GDCD 9 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Trọn bộ 10 đề thi GDCD 9 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi GDCD 9.
Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 CTST Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 CD
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi GDCD 9 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 CTST Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội:
A. tôn trọng
B. đề bạt
C. bổ nhiệm
D. tài trợ
Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.
B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.
C. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến người khác.
D. Chỉ có người lớn mới cần xác định lí tưởng sống của bản thân, học sinh không cần.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?
Nhận định 1. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó. Nhận định 2. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Nhận định 3. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội. Nhận định 4. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau. |
A. Nhận định 1 và 2.
B. Nhận định 2 và 3.
C. Nhận định 3 và 4.
D. Nhận định 2 và 4.
Câu 4. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống: Chi đoàn trường THCS Y phát động cuộc thi vẽ về chủ đề “Bảo vệ môi trường sống của chúng ta”. Khi bạn A (bí thư lớp 9B) phổ biến về nội dung, thể lệ cuộc thi cho các bạn trong lớp, B đã quay sang, nói nhỏ với C rằng: “Ôi, bây giờ học sinh chỉ cần lo học hành cho tốt thôi, việc bảo vệ môi trường là việc của người lớn. Ai tham gia thì tham gia, còn tớ không có thời gian để làm những việc đó.”
Câu hỏi: Nếu là bạn C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Đồng tình với bạn B vì ý kiến này rất hợp lý.
C. Chê bai B vì B chưa hiểu rõ và thiếu trách nhiệm với môi trường.
D. Giải thích rõ cho B và khuyên B nên tham gia cuộc thi.
Câu 5. Người có lòng khoan dung sẽ
A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng.
C. bị mọi người kì thị, xa lánh.
D. được mọi người yêu mến, tin cậy.
Câu 6. Trước thái độ và hành động hẹp hòi, thiếu khoan dung, chúng ta cần
A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ.
C. phê phán, ngăn chặn.
D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 7. Hành động của bạn N trong tình huống sau cho thấy bạn N có đức tính nào?
Tình huống. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé".
A. Tự lập.
B. Chăm chỉ.
C. Khoan dung.
D. Kiên trì.
Câu 8. Trước những hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng, học sinh cần có thái độ nào dưới đây?
A. Ủng hộ.
B. Phê phán.
C. Thờ ơ.
D. Cổ xúy.
Câu 9. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?
A. Bảo tồn di sản văn hóa.
B. bảo vệ môi trường.
C. Đền ơn đáp nghĩa.
D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 10. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?
A. Đền ơn đáp nghĩa.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Đóng thuế thu nhập cá nhân.
D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?
A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định tình hình chính trị - xã hội của các quốc gia.
B. Tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.
C. Cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.
D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được rèn luyện các kĩ năng, mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
Câu 12. Trường THCS H đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?
Thông tin. Hằng năm, trường Trung học cơ sở H thường tổ chức cho học sinh đến thăm và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đền ơn đáp nghĩa.
C. Hiến máu nhân đạo.
D. Phong trào kế hoạch nhỏ.
Câu 13. Trong tình huống sau, nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?
Tình huống. Trường THCS T phát động phong trào thiện nguyện mang tên “Đồ cũ - yêu thương mới”. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ vận động giáo viên và học sinh toàn trường thu gom sách vở cũ, quần áo cũ trong gia đình mình và những người xung quanh, để gửi tặng các em học sinh vùng cao. Khi thông tin của phong trào “Đồ cũ - yêu thương mới” được phổ biến về các lớp, nhiều bạn học sinh đã tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, bạn K lại cho rằng: “hoạt động này là vô bổ; sách và quần áo cũ thì có giá trị gì đâu mà đem tặng”.
A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Đồng tình với bạn K vì ý kiến này rất hợp lí.
C. Chỉ trích K gay gắt vì K thiếu lòng nhân ái.
D. Khuyên K nên tích cực hưởng ứng phong trào.
Câu 14. Đánh giá khách quan, tức là đánh giá sự vật hiện tượng đó một cách
A. trung tâm.
B. trung thực.
C. hoàn hảo.
D. chủ quan.
Câu 15. Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận đánh giá sự vật và hiện tượng một cách
A. đúng bản chất.
B. chủ quan ý muốn.
C. phiến diện một chiều.
D. xa dời sự vật
Câu 16. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần
A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.
B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.
C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.
Câu 17. Đọc các trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi thiếu khách quan?
Trường hợp 1. Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng.
Trường hợp 2. Dù biết có người chăm làm, có người lười làm, nhưng để động viên mọi người làm việc, Giám đốc công ty K vẫn quyết định thưởng cho tất cả mọi người như nhau.
Trường hợp 3. Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vì không thích họ.
Trường hợp 4. Bố bạn C thường dành sự yêu thương và ưu tiên nhiều hơn cho anh trai của C, còn C không được bố quan tâm nhiều, vì theo quan điểm của bố “con gái là con người ta, đầu tư nhiều làm gì, rồi sau nó cũng đi lấy chồng, có giúp đỡ được gì cho mình đâu”
A. Bạn M (trường hợp 1) và chị H (trường hợp 3).
B. Giám đốc công ty K (trường hợp 2) và bố bạn C (trường hợp 4).
C. Bạn M (trường hợp 1) và Giám đốc công ty K (trường hợp 2).
D. Chị H (trường hợp 3) và bố bạn C (trường hợp 4).
Câu 18. Nội dung nào dưới đây đề cập đến môi trường sống mà ở đó con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc?
A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Xung đột.
D. Bạo lực.
Câu 19. Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra
A. môi trường hòa bình.
B. tình trạng chiến tranh.
C. trạng thái ổn định.
D. môi trường ổn định.
Câu 20. Bảo vệ hòa bình là biện pháp tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?
A. Phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phát động xâm lược nước khác.
C. Gia tăng vị thế bá chủ thế giới.
D. Thúc đẩy xâm chiếm lẫn nhau.
Câu 21. Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường quây xung quanh em để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng.
B. Tìm kiếm vũ khí (đất, đá, cành cây…) để chống trả.
C. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
D. Thách thức lại nhóm bạn kia vì mình không làm gì sai.
Câu 22. Quản lí thời gian hiệu quả sẽ đem đến nhiều tác dụng tích cực, ngoại trừ việc
A. giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống.
B. khiến năng suất lao động, học tập giảm sút.
C. góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 23. Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta:
A. gia tăng quyền lực với người khác.
B. có nhiều thời gian vào mạng xã hội.
C. chủ động trong cuộc sống.
D. gia tăng áp lực công việc.
Câu 24. Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Suy nghĩ của D thể hiện điều gì?
A. D biết quản lý thời gian hiệu quả
B. D có kế hoạch học tập hợp lý để ghi nhớ kiến thức
C. D biết phân chia thời gian hợp lý
D. D chưa biết sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả.
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu định nghĩa và ý nghĩa của khách quan.
Câu 2: (2 điểm): Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a) H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?
Tình huống b) Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng.
Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?
A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.
Câu 3. Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?
A. Lý tưởng sống của thanh niên.
B. Nhiệm vụ của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Mục đích của thanh niên.
Câu 4. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.
Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.
B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.
C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.
D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.
Câu 5. Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:
A. giản dị
B. trung thực
C. khoan dung
D. khiêm tốn
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?
A. Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.
B. Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.
C. Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.
D. Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.
Câu 7. Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 8. Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động xã hội.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 9. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 10. Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?
A. Để kiếm lợi nhuận.
B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.
Câu 11. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần
A. thờ ơ, vô cảm.
B. học tập, noi gương.
C. phê phán.
D. tuyên dương, khen thưởng.
Câu 12. Trong trường hợp sau, chính quyền địa phương M đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?
Trường hợp. Chính quyền địa phương M thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã; vận động người dân: phân loại rác thải tại nguồn, giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm,...
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đền ơn đáp nghĩa.
C. Hiến máu nhân đạo.
D. Phong trào kế hoạch nhỏ.
Câu 13. Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?
A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm.
B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.
Câu 14. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.
B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.
D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 15. Công bằng được biểu hiện ở việc
A. ứng xử theo quan điểm, định kiến của bản thân.
B. đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt.
C. kì thị, phân biệt, thiếu tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
D. đối xử thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 16. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần
A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.
B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.
C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.
Câu 17. Trong tình huống sau, nếu là người làm việc trong cùng phân xưởng với anh K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Tình huống. Hai vợ chồng anh K làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh K có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh K thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh K trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".
Câu hỏi. Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Im lặng, vì việc phân công trực đêm cho mọi người là nhiệm vụ của anh K.
B. Dùng lời nói và hành động tiêu cực để đáp trả sự thiếu công bằng của anh K.
C. Kiến nghị lên giám đốc: yêu cầu anh K thực hiện phân công trực đêm công bằng.
D. Lôi kéo công nhân khác trong công xưởng đình công, đập phá máy móc để phản đối.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.
Câu 19. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 20. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều
A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
Câu 21. Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.
B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 23. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc.
B. Xác định thời gian cụ thể.
C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 24. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây chưa biết cách quản lí thời gian?
Trường hợp. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: "Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được".
A. Bạn P.
B. Bạn S.
C. Bạn P và S.
D. Không có bạn học sinh nào.
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Theo em, quản lí thời gian hiệu quả là gì? Em hãy nêu một số lợi ích khi học sinh biết sắp xếp, quản lí thời gian hiệu quả.
Câu 2: (2 điểm): Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Chủ nhật, T cùng bố mẹ tham gia nhóm từ thiện do Hội Chữ thập đỏ xã tổ chức, nấu những nồi cháo để tặng những bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện đóng trên địa bàn. Mẹ nhắc em gái T (đang học lớp 7) cùng tham gia nhưng em từ chối vì muốn được nghỉ ngơi, vui chơi sau một tuần học tập.
Em có nhận xét gì về thái độ của em gái T? Hãy đưa ra lời khuyên cho em gái T.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Sống có lí tưởng.
B. Sống chậm.
C. Sống tối giản.
D. Sống xanh.
Câu 2. Sống có lí tưởng là việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm
A. tạo lập một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.
B. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa với mọi người.
C. đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
D. tận hưởng những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh mình.
Câu 3. Việc sống có lí tưởng sẽ đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc
A. tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.
B. góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
C. thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân.
D. đóng góp tích cực cho nhân loại.
Câu 4. Đọc các nhận định sau và trả lời câu hỏi:
Nhận định 1. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó. Nhận định 2. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau. Nhận định 3. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Nhận định 4. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội. |
Câu hỏi: Trong số các nhận định trên, nhận định nào đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?
A. Nhận định 1 và 2.
B. Nhận định 2 và 3.
C. Nhận định 3 và 4.
D. Nhận định 1 và 3.
Câu 5. Rộng lòng tha thứ được gọi là
A. khoan dung.
B. từ bi.
C. nhân ái.
D. cảm thông.
Câu 6. Biểu hiện của khoan dung là gì?
A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.
C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
Câu 7. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây?
A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.
B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.
C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.
Câu 8.Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng được gọi là
A. hoạt động cộng đồng.
B. hoạt động cá nhân.
C. hoạt động đoàn thể.
D. hoạt động phi lợi nhuận.
Câu 9. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?
A. Phong trào mùa hè Xanh.
B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.
C. Kinh doanh mặt hàng thời trang.
D. Cho vay tiền với lãi suất cao.
Câu 10. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?
A. Đền ơn đáp nghĩa.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Đóng thuế thu nhập cá nhân.
D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 11. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?
A. Bảo tồn di sản văn hóa.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?
A. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
B. Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng.
C. Hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng trong xã hội.
D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng.
Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống. Bà H là thành viên của Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà dành thời gian quá nhiều cho hoạt động cộng đồng, anh K (con trai bà) đã khuyên ngăn bà với lý do “mẹ tuổi đã cao, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi”. Chị V (hàng xóm nhà bà H) cũng nói thêm vào: “Úi xời, cháu thấy: những việc đấy bà không tham gia thì vẫn có người khác làm. Thế thì hơi đâu mà bà phải mua việc vào người, bà cứ ở nhà nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân và gia đình là được bà ạ”.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?
A. Bà H, anh K, chị V.
B. Anh K và bà H.
C. Chị V và bà H.
D. Anh K và chị V.
Câu 14. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị là biểu hiện của
A. khách quan.
B. công bằng.
C. bình đẳng.
D. nhân hậu.
Câu 15. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.
B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.
D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị của công bằng?
A. Góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
B. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người với người.
C. Dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
D. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống.
Câu 17. Trước những hành vi thiếu khách quan, công bằng, chúng ta nên
A. thờ ơ, vô cảm.
B. học tập, noi gương.
C. phê phán, không đồng tình.
D. tuyên dương, khen thưởng.
Câu 18. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; không phân biệt tôn giáo, sắc tộc... – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hòa bình.
B. An khang.
C. Thịnh vượng.
D. Bình an.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tình trạng hòa bình?
A. Không có sự xung đột, phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
B. Là khát vọng của riêng những quốc gia chậm phát triển.
C. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
D. Con người được sống trong môi trường an toàn, ổn định.
Câu 20. Một trong những biện pháp bảo vệ hòa bình là:
A. luôn thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tội ác và bất công xã hội.
B. dùng bạo lực vũ trang để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.
C. tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán.
D. giải quyết mâu thuẫn theo nguyên tắc “nước nhỏ phục tùng nước lớn”.
Câu 21. Học sinh có thể làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?
A. Thờ ơ, vô cảm trước hành vi kì thì dân tộc.
B. Giải quyết các mâu thuẫn bằng hòa giải.
C. Sống ích kỉ, luôn đề cao lợi ích cá nhân.
D. Giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực.
Câu 22. Cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra - được gọi là
A. Quản lí thời gian hiệu quả.
B. Xây dựng kế hoạch học tập.
C. Xác định mục tiêu học tập.
D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.
Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả?
A. Khiến ta bị động trước các vấn đề trong cuộc sống.
B. Góp phần nâng cao năng suất lao động, học tập.
C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là hoạt động cộng đồng? Em hãy nêu 3 biểu hiện của hành động tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng và 3 biểu hiện của hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.
Câu 2: (2 điểm): Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.
Nếu em là bố mẹ của V, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống b. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.
Nếu em là hàng xóm của bà A, em sẽ ứng xử như thế nào?
Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 CTST Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9 CD
Lưu trữ: Đề thi Học kì 1 GDCD 9 (sách cũ)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)