4 Đề thi Giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Với bộ 4 Đề thi Tin học 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Tin học 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Tin học 8.

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tin học 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Máy tính được Babbage thiết kế để làm gì?

A. Thực hiện phép cộng

B. Thực hiện phép trừ

C. Thực hiện bốn phép tính số học

D. Tính toán boài bốn phép tính số học.

Câu 2. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ nhất là loại linh kiện điện tử nào?

A. Đèn điện tử chân không

B. Bóng bán dẫn

C. Mạch tích hợp

D. Mạch tích hợp cỡ rất lớn.

Câu 3. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ hai là loại linh kiện điện tử nào?

A. Đèn điện tử chân không

B. Bóng bán dẫn

C. Mạch tích hợp

D. Mạch tích hợ cỡ rất lớn,

Câu 4. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ ba là loại linh kiện đién tử nào?

A. Bóng bán dẫn

B. Đèn điện tử chân không

C. Mạch tích hợp

D. Bộ vi xử lí

Câu 5. Thế hiệ máy tính nào bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình?

A. Thế hệ đầu tiên

B. Thế hệ thứ hai

C. Thế hệ thứ ba

D. Thế hệ thứ tư.

Câu 6. Em hãy chọn phương án ghép đúng:

Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,

A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.

B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.

C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.

D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Câu 7. Chọn đáp án sai. Việc xác định thông tin đáng tin cậy và biết  khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng vì:

A. Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra những quyết định đúng đắn.

B. Thông tin đồn thổi dễ dẫn đến kết luận đúng đắn.

C. Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.

D. Thông tin không trung thực,  mang tính chất lừa dối

Câu 8. Ví dụ phát biểu: “Tôi tin rằng việc đó đã xảy ra”.  Em chọn gợi ý nào sau đây để giúp em xác định được thông tin đáng tin cậy hay không?

A. Xác định nguồn thông tin.

B. Phân biệt ý kiến và sự kiện.

C. Kiểm tra chứng  cứ của kết luận.

D. Đánh giá tính thời sự của thông tin.

Câu 9. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?

A. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.

B. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

C. Hướng dẫn sử dụng của một người giỏi Tin học.

D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.

Câu 10. Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở Châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất?

A. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó.

B. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ.

C. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá Châu Phi.

D. Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam.

Câu 11. Em hãy chọn phương án ghép đúng:

Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn.

A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.

B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.

C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.

D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Câu 12. Ví dụ phát biểu: “Tôi nghĩ đây là bộ phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại”.  Em chọn gợi ý nào sau đây để giúp em xác định được thông tin đáng tin cậy hay không?

A. Xác định nguồn thông tin.

B. Đánh giá tính thời sự của thông tin.

C. Kiểm tra chứng  cứ của kết luận.

D. Phân biệt ý kiến và sự kiện.

Câu 13. Mức độ tin cậy của thông tin, phù hợp với các tiêu chí đánh giá như mục đích, chứng cứ, thời gian và:

A. Nguồn gốc.

B. Giá tiền

C. Độ lan toả.

D. Số lượt xem

Câu 14. Em hãy điền vào ý còn thiếu ở dấu ba chấm. Khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin để tạo 1 bài trình chiếu em tiến hành: Hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu, tìm kiếm và đánh giá thông tin, …

A. Xử lý

B. Trao đổi thông tin

C. Xử lý và trao đổi thông tin

D. Tìm kiếm và trao đổi thông tin.

Câu 15. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng.

B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc trò chuyện.

C. Tải một bài trình chiếu của người khác từ internet và sử dụng như là của mình tạo ra.

D. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác.

Câu 16. Hành động nào dưới đây là không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

A. Chia sẻ thông tin mua bán động vật hoang dã quý hiếm.

B. Quay và lan truyền video bạo lực học đường.

C. Sáng tác một bài thơ về lớp và gửi bạn bè cùng đọc.

D. Tham gia cá cược bóng đá qua internet.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 17. Em hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển máy tính. Theo em, điều gì giúp máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn? (2 điểm)

Câu 18. Em hãy kể một ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và cho biết:

a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào? (1.0 điểm)

b) Tác hại của tin đồn đó là gì? (1.0  điểm)

Câu 19. Em có cảnh báo và lời khuyên gì với bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

a) Bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vi bạo lực và đăng lên mạng xã hội. (0.5  điểm)

b) Một người bạn sử dụng ảnh em chụp để tham gia một cuộc thi ảnh chưa có sự đồng ý của em. (0.5  điểm)

Câu 20. Nêu một vài hành động chưa đúng của em khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số mà em đã mắc phải. Nêu cách em sẽ phòng tránh hoặc từ bỏ vi phạm. (1 điểm)

…………………Hết……………….

 Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

B

C

C

C

B

B

B

C

C

D

A

C

D

C

Xem thử

Tham khảo đề thi Tin học 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học