Hệ thống kiến thức Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 năm 2024 (15 đề + ma trận)

Với Hệ thống kiến thức Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 8. Bên cạnh đó là 10 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 có ma trận chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 8.

Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 8 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Hệ thống kiến thức Ngữ văn 8 Giữa học kì 1

I. PHẦN VĂN BẢN

* Tôi đi học – Thanh Tịnh

- Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.

- Giá trị nghệ thuật: Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.

+ Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

+ Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “tôi”.

+ Giọng điệu trữ tình trong sáng.

* Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng

- Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật.
+ Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.

* Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố

- Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.

+ Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật.

+ Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

- Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa.

* Lão Hạc – Nam Cao

- Giá trị nội dung:

+ Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.

+ Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.

+ Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

+ Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

VD: Giáo dục:

+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…

+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…

2. Trường từ vựng

- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

VD: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…

3. Từ tượng hình, tượng thanh

- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: gập ghềnh.

- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: ầm ầm.

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

- Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: cha, ba, bố,…

- Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: trẫm, khanh,…

5. Trợ từ, thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay…

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…

+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…

6. Tình thái từ

- Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:

+ Tình thái từ nghi vấn.

+ Tình thái từ cầu khiến.

+ Tình thán từ cảm thán.

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

VD: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em.

DÀN Ý

A. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh khiến em nhớ về kỉ niệm mà em nhớ mãi không quên.

B. Thân bài:

- Kỉ niệm đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Cùng với ai?

- Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc).

- Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Thái độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao?

- Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của sự kiện ra sao?

C. Kết bài:

- Thời gian trôi qua, những suy nghĩ, cảm nhận của em ở hiện tại về kỉ niệm đó.

- Mỗi khi nghĩ về kỉ niệm đó em có cảm xúc gì đặc biệt.

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 (15 đề + ma trận)

Ma trận đề thi giữa học kì 1 lớp 8

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 

- Hình thức: Tự luận  

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

       Cấp độ


Lĩnh vực

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao


1. Đọc – hiểu:
 
Ngữ liệu: Một phần  trích từ văn bản đã học. 

- Nhận biết tên văn bản, tác giả, ngôi kể, PTBĐ chính của phần trích. 

- Nhận biết, phân loại được các từ vựng/từ loại.

- Các phương tiện liên kết liên câu; các cách trình bày nội dung đoạn văn.

- Hiểu, giải thích chi tiết quan trọng; hiểu được nội dung chính của đoạn trích. 

- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ

- Hiểu được  công dụng/chức năng của các từ vựng/ từ loại.

- Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề liên quan đến     đoạn trích.



Số câu: 

Số điểm: 

Tỉ lệ %:

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

TL: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

TL: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

TL: 10%


5

 5.0

50%

2. Làm văn:
 




 Viết bài văn tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm).


Số câu: 

Số điểm: 

Tỉ lệ %:




Số câu: 1

Số điểm: 5.0

TL: 50%

 1

5.0

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

TL: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

TL: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 6.0 

TL: 60%

 6

10

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hại mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sài ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lượng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu ...

(Ngữ văn 8, tập 1, trang 45, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1 (0,25 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2 (0,25 điểm): Tác giả là ai?

Câu 3 (0,25 điểm): Văn bản chứa đoạn trích trên được viết bằng thể loại nào?

Câu 4 (0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 5 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 6 (1,0 điểm): Câu văn: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hại mắt long sòng sọc.”. Sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ đó?

Câu 7 (2,0 điểm): Từ văn bản chứa đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc?

PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Câu 8 (5,0 điểm): Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em?

--------------HẾT-------------
 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 1: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện Lão Hạc của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy?

Câu 3: Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...

PHẦN II (6,0 điểm)

Câu 1: Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu:

Có người cha mắc bệnh rất nặng. ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha mất, hai con cần phải chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi cọ nhau”. Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. 

Một người già thấy thế đã dạy họ cách chia công bằng nhất là đem tất cả tài sản ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau. Hai anh em đã đồng ý làm theo cách đó. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.

Câu 2: Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Kể về một kỷ niệm sâu sắc nhất của em. 

Đề 2: "Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế". (Trích Cô bé bán diêm, An-đéc-xen)

Hãy đóng vai em bé bán diêm để kể lại câu chuyện em đã được gặp bà và được sống ở trên thiên đường.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (2,5 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con lão ra đi đểmột kỉ niệm buồn- con chó "mua về nuôi định lúc cưới vợ thì giết thịt". Lão gọi là "cậu Vàng", bất rận, tắm, cho ăn trong bát, chửi yêu, nói chuyện. Cậu thế chỗ đứa con, cùng lão chia sẻ niềm đau và hiu quạnh. Thế mà cuối cùng lão phải bán vì không có gạo nuôi cậu. Bán cậu, lão đã nghĩ đến cái chết. Lão chết thì cậu tiêu đời. Để cậu đi trước còn được việc. Bán xong "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười nhưmếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc….”. Tôi cũng khóc bởi chất người bộc lộ cao độ trong tiếng khóc ấy. Lão khóc vì trót lừa một con chó. Còn tôi khóc vì những giọt nước mắt chân thật, tinh khiết rỉ ra từ đá của một con người.

(Vẻ đẹp con người của Hoàng Thị Thương. Tư liệu Ngữ văn 8, NXB Giáo dục năm 2004)

Câu 1: Đoạn trích trên có liên quan đến văn bản nào? Tác giả là ai? “Lão” và "cậu" là hai nhân vật nào trong văn bản đó? (1,0 điểm)

Câu 2:Tìm và ghi lại ba câu văn miêu tả, trong đó có một câu sử dụng từ tượng thanh. (1,0 điểm)

Câu 3:Tìm hai biện pháp tu từ vựng có trong đoạn trích trên và tiêu tác dụng của chúng? (1,5 điểm)

Câu 4: Câu “Lão khóc vì trót lừa một con chó.” Gợi ra trong em những suy nghĩ gì về nhân vật Lão trong văn bản? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) kể về một con vật nuôi yêu thích của em. (Lưu ý: trong bài viết phải có sự kết hợp của tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm)

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I: Tiếng Việt (2 điểm)

Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!" (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?

A. Thán từ B. Quan hệ từ

C. Trợ từ D. Tình thái từ

Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu phần chú thích.

Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Tôi mải mốt chạy sang.

B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.

C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.

D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Líu lo 

B. Véo von

C. Lon ton 

D. Rả rích

Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá?

A. Chuột sa chĩnh gạo 

B. Đầu voi đuôi chuột

C. Khỏe như voi 

D. Lên thác xuống ghềnh.

Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!" (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm:

A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.

C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.

D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.

Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:

A. Trợ từ 

B. Thán từ

C. Tình thái từ 

D. Quan hệ từ.

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)

A. Ẩn dụ 

B. Hoán dụ

C. Nói quá 

D. Nói giảm nói tránh

Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5 điểm)

Em hãy đọc phần trích sau:

“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”

(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

Câu 4: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).

Phần III: Tập làm văn (4,5 điểm)

Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

a. Tự sự và miêu tả

b. Tự sự và biểu cảm

c. Miêu tả và biểu cảm.

d. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Câu “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) thể hiện điều gì?

a. Những tục lệ xưa cũ, lạc hậu hà khắc với người phụ nữ.

b. Tình yêu mẹ mãnh liệt trong lòng bé Hồng khi nghĩ đến những hà khắc của xã hội PK đối với mẹ.

c. Nỗi trông chờ được gặp mẹ của chú bé Hồng.

d. Sự cảm thông của chú bé Hồng dành cho mẹ

Câu 3: Văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố thuộc giai đoạn văn học:

a. Văn học lãng mạn

b. Văn học hiện thực

c. Văn học cách mạng

d. Văn học trung đại

Câu 4: Câu văn “Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” (Lão Hạc, Nam Cao) có mấy từ tượng hình?

a. Ba

b. Bốn

c. Năm

d. Sáu

Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của truyện Cô bé bán diêm là gì?

a. Đan xen giữa yếu tố hiện thực và hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

b. Đan xen giữa yếu tố hiện thực và nhiều hình ảnh tương phản.

c. Đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố mộng tưởng.

d. Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 6: Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) mang đếm cho người đọc một thông điệp

a. Tình yêu thương cao cả của cụ Bơ-men

b. Tình yêu thương cao cả của Xiu dành cho Giôn-xi

c. Tình cảnh nghèo khổ của các họa sĩ nghèo

d. Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1: (2,0 điểm) Tóm tắt ngắn gọn (7 câu) đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.

Câu 2: (1,5 điểm) Nêu ý nghĩa truyện: Cô bé bán diêm của An-đec-xen.

Câu 3: (3,5 điểm) Cho câu chủ đề: Lão Hạc là người sống có tình có nghĩa và giàu lòng tự trọng. 

Em hãy viết đoạn văn để làm sáng tỏ câu chủ đề trên.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho thông tin “An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.

Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.

Câu 4: (5,0 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3 (1,0 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?

Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ văn bản Lão Hạc, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)

Đọc kĩ và khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi: (Mỗi câu đúng 0,5 đ)

Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

A. Truyện dài

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Tiểu thuyết

Câu 2: Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời kể của ai?

A. Đôn Ki-hô-tê

B. Xéc-van-téc

C. Xan-chô Pan-xa

D. Các nhân vật khác

Câu 3: Vì sao chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác

A. Vì chiếc lá cụ Bơ-men vẽ rất giống chiếc lá thật.

B. Vì cụ Bơ-men tự coi đó là một kiệt tác của mình

C. Vì chiếc lá ấy mang lại sự sống cho giôn- xi

D. Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế

Câu 4: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. Lạnh buốt

B. Vi vu

C. Trắng xóa

D. Vắng teo

Câu 5: Nối cột A với cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học.


                          A

                                            B

1. Tôi đi học

a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em bé dành cho người mẹ bất hạnh.

2. Trong lòng mẹ

b. Nói về một người nông dân cùng khổ bị trà đạp và đè nén thái quá đã uất ức vùng lên.

3. Tức nước vỡ bờ

c. Nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó.

4. Lão Hạc

d. Nói về tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong long một em nhỏ ngày đầu tiên đến trường.


II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Đóng vai người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy kể lại nội dung câu chuyện đó. (Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!....Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả 4 chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”….

 (Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D. Biểu cảm.

Câu 2 (0,5 điểm): Từ nào trong các từ sau đây là từ tượng hình?

A. Hu hu.

B. Móm mém.

C. Vui vẻ

D. Ư ử

Câu 3 (0,5 điểm): Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn trên:

A. Sự yếu đuối của lão Hạc.

B. Sự già nua do tuổi tác của lão Hạc

C. Sự đau đớn về thể xác của lão Hạc.

D. Sự đau đớn, day dứt, ân hận của lão Hạc sau khi bán chó.

Câu 4 (0,5 điểm): Trong đoạn văn trên có sự kết hợp giữa tự sự và các yếu tố nào sau đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm 

D. Miêu tả và biểu cảm.

Câu 5 (0,5 điểm): Từ tượng thanh hu hu trong câu Lão hu hu khóc có tác dụng gì?

A. Gợi hình ảnh

B. Mô phỏng âm thanh con người 

C. Gợi dáng vẻ

D. Mô phỏng âm thanh tự nhiên.

Câu 6 (0,5 điểm): Điền các từ thích hợp để hoàn thành câu sau: Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng các thán từ nàya có tác dụng … và …

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Đoạn văn trên kể về tâm trạng của lão Hạc sau khi bán đi cậu Vàng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày suy nghĩ của em về cuộc sống và số phận của người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật lão Hạc.

Câu 2: (5,0 điểm) Kể về một kỉ niệm khiến em nhớ mãi.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Văn bản Tôi đi học của tác giả:

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Thanh Tịnh

D. Nguyên Hồng

Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản Tức nước vỡ bờ là:

A. Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt.

B. Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.

C. Hình ảnh so sánh mới mẻ.

D. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.

Câu 3: Truyện kí Việt Nam giống nhau ở chỗ:

A. Đều là văn tự sự hiện đại

B. Có tinh thần nhân đạo

C. Lối viết chân thực, sinh động

D. Các ý trên đều đúng

Câu 4: Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ là nội dung của văn bản:

A. Lão Hạc

B. Trong lòng mẹ

C. Tôi đi học

D. Tức nước vỡ bờ

Câu 5: Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau đây?

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm mơn man của buổi tựu trường.

A. Tự sự  

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Miêu tả và biểu cảm

Câu 6: Nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ là:

A. Kể lại những nỗi đau của bé Hồng

B. Kể lại âm mưu độc địa của người cô

C. Kể lại nỗi nhớ mẹ của bé Hồng

D. Kể lại nỗi đau khổ bị dày vò và niềm vui sướng, kính yêu của bé Hồng đối với mẹ

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố (khoảng 4 – 5 dòng).

Câu 2: Phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 3: Qua các văn bản: Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vở bờ, em hãy khái quát chung về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng? 

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên :

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận;

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... 

Người nhà lý trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa.

(Theo Ngô Tất Tố)

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Nêu xuất xứ, nội dung đoạn trích?

b. Nêu tóm tắt đoạn trích?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Gọi tên các từ in đậm trong mỗi câu sau và nêu tác dụng của chúng.

a. - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

b. - U nó không được thế! 

Câu 4 (1,0 điểm): Xác định cấu tạo của câu văn sau và cho biết đó là kiểu câu nào? Ý nghĩa nội dung câu có quan hệ như thế nào?

Hai người giằng co nhau đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

Câu 5 (1,0 điểm):

Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.”

a. Trong câu có dùng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

b. Hãy tìm thêm 5 thành ngữ có cách nói như “Nhanh như cắt”?

Câu 6 (5,0 điểm): Từ sự việc trong đoạn trích, hãy vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm viết bài văn kể lại sự việc bằng ngôi kể khác.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi sau:

Con thương đôi vai gầy còm của má, bươn chải, vất vả ngược xuôi. Hàng đỗ má trồng vừa mới ra hoa, kết trái, đợi ngày thu hoạch, lo học phí cho con. Bao hi vọng giờ là nỗi thất vọng. Bong bóng mưa vỡ òa trong mắt má, đăm đăm lo về ngày mai cả nhà sẽ ra sao!

Con thương đôi vai hay đau nhức của ba. Thuở bé, ba lội nước cõng con đến lớp. Lắm lúc sợ té, con cứ siết mãi chẳng chịu buông. Đôi vai oằn đi bởi sức nặng của những bó lúa ngày mùa. Những ngày trở trời, ba đau nhức nhưng vẫn ráng vác từng khúc gỗ to sửa lại chuồng gà, phòng khi mưa gió. Bão về! Gió như con quái vật thèm khát, cuốn phăng bao công sức lẫn ước mơ cháy bỏng của ba.

(Ngọc Huyền, Thương lắm những bờ vai, báo Áo Trắng)

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

b. Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ thời tiết.

c. Hãy chỉ ra phương tiện liên kết 2 đoạn văn.

d. Phải chăng chỉ cần nói “Con thương ba má” là em sẽ trở thành đứa hiếu thảo? Hãy viết đoạn văn (từ 4 đến 6 dòng) nêu suy nghĩ của em.

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận: Mỗi ngày ở trường, vẫn còn nhiều bạn học sinh lười học, em có suy nghĩ gì về hiện tượng này?

Câu 3: Tập làm văn (4,0 điểm)

Năm nay lên lớp 8, vòng 2 của trung học cơ sở, em hãy kể về một trong những tiết học ở mà em thấy hứng thú. (Có kết hợp miêu tả và biểu cảm)

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn 

B. Hồi kí 

C. Tiểu thuyết 

D. Thơ

Câu 2: Những từ cho dưới đây, từ nào có nghĩa hẹp nhất?

A. Cây ăn quả 

B. Cây sầu riêng

C. Cây lâu năm 

D. Cây ngắn ngày

Câu 3: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản. 

B. Phản ánh trung thành nội dung cần tóm tắt. 

C. Lựa chọn nội dung và nhân vật chính để tóm tắt. 

D. Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo một thứ tự thích hợp. 

Câu 4: Cho câu sau: “Nam cố gắng lên nhé!”, từ “nhé” được gọi là:

A. Tình thái từ 

B. Trợ từ 

C. Thán từ 

D. Quan hệ từ

Câu 5: Đoạn trích Trong lòng mẹ được trích trong:

A. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

B. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. 

C. Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. 

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 6: Trong văn bản Cô bé bán diêm, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?

A. So sánh 

B. Ẩn dụ 

C. Tương phản, đối lập 

D. Hoán dụ

Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom 

B. Móm mém 

C. Xộc xệch 

D. Hu hu

Câu 8: Nhân vật Đôn Ki-hô-tê muốn là hiệp sĩ lang thang để làm gì?

A. Được đi đến nhiều nơi. 

B. Đánh nhau với những chiếc cối xay gió. 

C. Trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. 

D. Phơi bày trực tiếp thực trạng xã hội. 

Câu 9: Nối cột A với cột B sao phù hợp:

A (tên văn bản)

Nối

B (tên tác giả)

1. Tức nước vỡ bờ


a. Xec-van-tét

2. Hai cây phong


b. Ngô Tất Tố

3. Lão Hạc


c. Ai-ma-tốp

4. Đánh nhau với cối xay gió


d. Nam Cao


PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về cái chết của nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen? (3,0 điểm)

Câu 2: Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, có thể nói nhân vật Cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại không? Vì sao? (4,0 điểm)

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Vừa mới hôm nào nghe trong đó

Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn

Hôm rày đã lại nghe trong nớ

Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn

Thương những hàng cáy khô trong cát

Giờ gặp bão giông bật gốc cành

Thương những nấm mô khô trên cát

Giờ lại ngâm mình trong nước xanh

Thương những mẹ già da tím tái

Gồng lưng chống lại gió mưa giông

Thương những em thơ mờ mắt đói

Dõi nhìn con nước, nước mênh móng

Vẫn biết ngày mai qua bão lũ

Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành

Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy

Nhận hết bão giông lại phía mình.

(Theo https://dantri.com.vn/, ngày 19/10/2020).

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 (1,0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn thơ.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục)

--------------HẾT-------------

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 8 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học