10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 Đề thi Ngữ văn 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Làm lẽ

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Năm thì mười họa chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không.

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ thất ngôn bát cú

D. Thơ thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3. Đâu là thành ngữ dân gian trong bài thơ trên:

A. Năm thì mười họa, một tháng đôi lần

B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi

C. Một tháng đôi lần, cố đấm ăn xôi

D. Kẻ đắp chăn bông, cầm bằng làm mướn.

Câu 4. Câu thơ viết về sự bất công trong hôn nhân đa thê:

A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

B. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

C. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

D. Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Câu 5. Hai câu thơ Năm thì mười họa chăng hay chớ - Một tháng đôi lần có cũng không diễn tả điều gì?

A. Diễn tả gợi chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng.

B. Diễn tả tâm trạng buồn tủi của người vợ lẽ khi bị vợ cả thị uy.

C. Diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ.

D. Diễn tả thái độ phản kháng mạnh mẽ vượt lên trên nghịch cảnh của Hồ Xuân Hương.

Câu 6. Dòng nào không liên quan đến nội dung biểu đạt của 2 câu thơ: Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm - Cầm bằng làm mướn, mướn không công:

A. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình "cố đấm ăn xôi", chấp nhận mang thân đi làm lẽ.

B. Khi chấp nhận cảnh làm lẽ rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê.

C. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng tủi nhục, uất hận của kiếp làm lẽ.

D. Hai câu thơ diễn tả sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương dù phải sống trong cảnh làm lẽ tủi cực.

Câu 7. Bài thơ khiến ta liên tưởng đến cảnh ngộ của Hồ Xuân Hương trong câu thơ nào sau đây:

A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non

B. Có phải duyên nhau thì thắm lại - Đừng xanh như lá, bạc như vôi

C. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn - Trơ cái hồng nhan với nước non

D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con.

Câu 8. Tác dụng của thành ngữ được sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Biểu đạt tình cảnh làm lẽ đáng thương của Hồ Xuân Hương - không được quan tâm đoái hoài đến dù bản thân đã cố nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng không có kết quả gì.

B. Làm cho lời thơ thêm hàm súc, biểu cảm, mang sắc điệu dân gian.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 9 (1,0 điểm) Cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 10 (1,0 điểm) Nêu những phương diện thể hiện tư tưởng nhân đạo của bài thơ.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương được nêu ra ở phần đọc hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Thơ thất ngôn bát cú

0,5 điểm

Câu 2

A. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi

0,5 điểm

Câu 4

A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

0,5 điểm

Câu 5

C. Diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ.

0,5 điểm

Câu 6

D. Hai câu thơ diễn tả sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương dù phải sống trong cảnh làm lẽ tủi cực.

0,5 điểm

Câu 7

D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con.

0,5 điểm

Câu 8

C. Cả A và B đều đúng

0,5 điểm

Câu 9

Cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.

- Tâm trạng: Hồ Xuân Hương khi phải sống trong cảnh làm lẽ nhiều bất công đã cảm thấy vô cùng hụt hẫng, chua xót, bẽ bàng, thậm chí, đến cuối bài thơ, bà còn cảm thấy hối hận vì đã quyết định mang thân đi làm vợ lẽ.

- Thái độ: Bài thơ thể hiện thái độ phản kháng mãnh liệt của Hồ Xuân Hương đối với chế độ đa thê. Thái độ ấy được thể hiện ngay trong cách nói dữ dội: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

1,0 điểm

Câu 10

Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong bài thơ:

- Bài thơ thể hiện niềm tự thương cho chính mình của Hồ Xuân Hương, cũng là tiếng nói cảm thương cho những người phụ nữ phải chịu cảnh lấy chồng chung. Vì được trải nghiệm qua hai lần làm lẽ, nên nữ sĩ thấu hiểu hơn ai hết cảnh ngộ thiệt thòi, tủi hổ của kẻ phải làm vợ lẽ.

- Từ đó, bà cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê đã khiến người phụ nữ không có được hạnh phúc trọn vẹn.

- Bài thơ còn là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc trọn vẹn cho những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội bất công xưa.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân bài

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…).

3. Kết bài

Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

3,0 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học