Top 100 Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Văn 8.

Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 Xem thử Đề thi CK1 Văn 8 Xem thử Đề thi GK2 Văn 8 Xem thử Đề thi CK2 Văn 8

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Văn 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Văn 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Văn 8 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Văn 8 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Văn 8 Học kì 2 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Ngữ văn 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Ngũ Lão thưa rằng:

– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.

Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.

Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.

Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.

Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,

Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.

Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.

Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính
(Nam Hải dị nhân lược truyện)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?

A. Hưng Đạo Vương

B. Phạm Ngũ Lão

C. Bùi Công Tiến

D. Trần Thánh Tông

Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ

A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.

B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.

C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.

D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.

Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?

A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây

B. Là một người chịu đau tốt

C. Là một người khảng khái, cương trực

D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý

Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?

Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?

Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.  

Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã khôngcó Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.  

Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Truyện ngắn

D. Truyện lịch sử

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 3. Dòng nào nêu lên luận đề của văn bản?

A. Sự kiên nhẫn

B. Chìa khóa của sự thành công

C. Người bình thường với ý chí phi thường

D. Sống phải có ước mơ

Câu 4. Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người?

A. Sự tài năng

B. Sự giúp đỡ của người khác

C. Sự bền bỉ

D. Có ước mơ

Câu 5 (1,0 điểm) Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằg bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?

Câu 6 (1,0 điểm) Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan,Doraemon” có tác dụng gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Anh chị đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?

- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ giải phóng". Thật là danh tiếng quá!

- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "chân dung chiến sĩ giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm!

"A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!".

Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sáng ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp, chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:

- Bác đến cắt tóc?

- Vâng.

- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.

Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.

- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?

Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:

- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.

- Anh ấy nói với chị thế?

- Vâng.

- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...

- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?

- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?

- Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.

- Vì sao?

- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...

- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?

- Từ 69.

- Từ tháng mấy?

- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.

Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?

[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:

- Thưa ông đến cắt tóc?

- Vâng ạ!

Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.

Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.

- Mời bác ngồi!

Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.

- Bác vẫn cắt như cũ?

- Vâng.

"Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?"

"Phải".

"Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?"

"Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội".

"Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!"

"Không".

"Tôi có phải cút khỏi đây không?"

"Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!"

Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng.

Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.

(Trích truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu,

 tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,1983)

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3. Đoạn trích trên có sự xuất hiện của mấy nhân vật?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4. Bức tranh của người họa sĩ vẽ có tên là gì?

A. “Chân dung người chiến sĩ”

B. “Chân dung anh bộ đội cụ Hồ”

C. “Chân dung người chiến sĩ quả cảm”

D. “Chân dung chiến sĩ giải phóng"

Câu 5. Câu sâu thuộc kiểu câu nào phân theo mục đích nói?

“Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia!”

A. Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu cảm thán

D. Câu cầu khiến

Câu 6. Vì sao bà mẹ (bà cụ) bị mù lòa cả hai mắt?

A. Bà cụ ốm một trận rất nặng rồi hai mắt lòa đi.

B. Bà cụ khóc thương tới lòa hai mắt khi nghe tin con trai hy sinh.

C. Bà cụ bị mù lòa hai mắt bẩm sinh.

D. Bà cụ gặp tai nạn khiến hai mắt bị mù lòa.

Câu 7. Trên cương vị là một người họa sĩ, nhân vật “tôi” là người như thế nào?

A. Là một nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc.

B. Là một nghệ sĩ nổi tiếng, với mong muốn vẽ được bức tranh để đời.

C. Là nghệ sĩ vẽ tranh kém nổi, sống nhờ nghề vẽ tranh.

D. Là nghệ sĩ tài ba, được học qua nhiều trường lớp và các họa sĩ nổi tiếng.

Câu 8. Sau khi biết lí do mẹ của anh thợ cắt tóc bị mù, nhân vật “tôi” có thái độ như thế nào?

A. Nhận ra lỗi lầm của bản thân và cảm thấy day dứt, trăn trở.

B. Chưa nhận ra lỗi lầm nhưng cảm thấy buồn thương.

C. Cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

D. Cảm thấy hoảng hốt, hồi hộp.

Câu 9 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về lời đề nghị rụt rè của anh thợ cắt tóc trong quá khứ được gợi lại từ dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

Câu 10 (1,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về người thợ cắt tóc trong đoạn trích “Bức tranh” của tác giả Nguyễn Minh Châu.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Truyện ngắn “Bức tranh” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về các nhân vật trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên....[Trăng ơi từ đâu đến?]

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế...[Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ...

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thơ

D. Văn bản truyện trưởng

Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệ

B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích

B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên

C. Mạnh mẽ, mãnh liệt

D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6.

Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

 

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

 

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

 

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

 

Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.

C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.

D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Câu 8. Câu “Trăng ơi...từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán.

D. Câu kể.

Câu 9 (1,0 điểm) Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10 (1,0 điểm) Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được đọc.

Tham khảo đề thi Văn 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học