Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 8 Học kì 2 có đáp án (3 đề)



Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 8 Học kì 2 có đáp án (3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 8.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Câu 1: Sông ngòi ở vùng Nam bộ có chế độ nước như thế nào?

A. Lên nhanh

B. Không điều hòa

C. Điều hòa theo mùa

D. Lũ lớn

Câu 2: Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng cây:

A. Cây lương thực            B. Cây cao su            C. Cây ăn quả            D. Cây công nghiệp

Câu 3: Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:

A. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế

B. Giảm sút và không thể phục hồi

C. Phục hồi và phát triển

D. Không tự phục hồi và tái tạo

Câu 4: Thiên nhiên nước ta chủ yếu mang tính chất nào dưới đây?

A. tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

B. tính chất ven biển

C. tính chất đa dạng, phức tạp.

D. tính chất đồi núi

Câu 5: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ:

A. Điện Biên đến Thừa Thiên Huế

B. Lai Châu đến Đà Nẵng

C. Điện Biên đến Đà Nẵng

D. Lai Châu đến Thừa Thiên Huế

Câu 6: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn thế nào?

A. Đà Nẵng đến TP. Hồ Chí Minh

B. Quảng Nam đến Cà Mau

C. Thừa Thiên Huế đến Kiên Giang

D. Đà Nẵng đến Cà Mau

Câu 7 (4 điểm): Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt? Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm?

Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Sông ngòi Nam Bộ thường có lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.

Chọn: C.

Câu 2. Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng cây lương thực có hiệu quả và cho năng suất cao.

Chọn: A.

Câu 3. Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng phục hồi và phát triển.

Chọn: C.

Câu 4. Tính chất chủ yếu của thiên nhiên nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

Chọn: A.

Câu 5. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ tỉnh Lai Châu đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chọn: D.

Câu 6. Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam nước ta, bắt đầu từ Đà Nẵng tới Cà Mau và chiếm khoảng 1/2 diện tích cả nước.

Chọn: D.

Câu 7.

- Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, vì thế sông ngòi nước ta có một mùa lũ và một mùa cạn khác nhau rõ rệt.  (2 điểm)

- Nguyên nhân gây ô nhiễm sông ngòi:

    + Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt.  (1 điểm)

    + Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.  (0,5 điểm)

    + Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.  (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Câu 1: Đoạn sông Mê Công chảy vào nước ta có tên gọi là gì?

A. Sông Hậu            B. Sông Tiền            C. Sông Cửu Long            D. Sông Sài Gòn

Câu 2: Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.

D. Đồng bằng Nam Trung Bộ.

Câu 3: Các loại cây trồng nào dưới đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

A. Tràm, hạt dẻ

B. Vạn tuế, phong lan

C. Nhân trần, ngải cứu

D. Mây, trúc, giang

Câu 4: Ở nước ta vào mùa đông tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất là vùng:

A. Cả nước            B. Miền Bắc            C. Miền Nam             D. Miền Trung

Câu 5: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nổi bật nào dưới đây?

A. mùa lũ đến sớm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

B. nhiệt độ trung bình năm thấp hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

C. mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng

D. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn

Câu 6: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên:

A. Một vùng bán bình nguyên chuyển tiếp

B. Một vùng hạ lưu sông rộng lớn

C. Một vùng sụt võng rộng lớn

D. Một vùng đồng bằng rộng lớn

Câu 7: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?

Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Sông Mê Công khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Cửu Long với cửa sông đổ nước ra biển Đông.

Chọn: C.

Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta (40.000km2), tiếp đó là đồng bằng sông Hồng (15.000km2).

Chọn: A.

Câu 3. Các loại cây có giá trị sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là song, mây, tre, trúc, nứa, giang,…

Chọn: D.

Câu 4. Do trực tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên ở miền Bắc vào mùa đông tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.

Chọn: B.

Câu 5. Mùa đông khu vực này đến muộn và kết thúc sớm. Chỉ có 3 tháng lạnh với nhiệt độ dưới 18°C nhưng ngay cả mùa đông vẫn ấm hơn miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.

Chọn: D.

Câu 6. Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn và được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên.

Chọn: C.

Câu 7.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa dược thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm cao, gió mùa (gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc, gió mùa mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam)   (1 điểm)

- Địa hình: Xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.  (1 điểm)

- Thủy văn mạng lưới sông ngòi dày đặc chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km có nước chảy thường xuyên, thì trên toàn lãnh thố đã có 2360 sông.  (1 điểm)

- Đất feralit: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.  (0,5 điểm)

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần thực - động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.  (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Câu 1: Sông nào ở nước ta có diện tích lưu vực lớn nhất?

A. Sông Hồng.            B. Sông Mã.            C. Sông Đồng Nai.            D. Sông Mê Công.

Câu 2: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng:

A. mở rộng            B. thu hẹp            C. suy giảm            D. phát triển

Câu 3: Bảo vệ tài nguyên rừng là trách nhiệm của ai?

A. Lực lượng kiểm lâm          B. Tất cả mọi người          C. Nhà nước           D. Nhân dân

Câu 4: Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

A. Mùa đông lạnh, kéo dài

B. Mùa động rất lạnh trong thời gian ngắn

C. Có mùa đông lạnh nhất cả nước

D. Mùa đông lạnh, mưa phùn

Câu 5: Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, khâu then chốt là:

A. Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện nay

B. Bảo vệ tài nguyên đất

C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản

D. Bảo vệ và phát triển các loài động vật quí hiếm

Câu 6: Khu vực có mùa mưa đến muộn và tập trung vào các tháng 10, 11 là:

A. Duyên Hải Nam Trung Bộ

B. Nam Bộ

C. Nam Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 7 (4 điểm). Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào? Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống?

Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Sông có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là sông Mê Công (507 tỉ m3/năm), tiếp đến là sông Hồng (120 tỉ m3/năm), sông Đồng Nai, sông Cả, sông Thu Bồn,…

Chọn: D.

Câu 2. Các hệ sinh thái nông nghiệp như đồng ruộng, vườn làng, ao hồ thủy sản,… ngày càng mở rộng, lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Chọn: A.

Câu 3. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Chọn: B.

Câu 4. Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước.

Chọn: C.

Câu 5. Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, khâu then chốt là bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện nay.

Chọn: A.

Câu 6. Khu vực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn, khoảng tháng 10 và tháng 11.

Chọn: C.

Câu 7 (4 điểm).

- Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung:

    + Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất ven biển (tính chất bán đảo), tính chất đồi núi, thiên nhiên phân hoá đa dạng phức tạp.  (1 điểm)

    + Trong đó tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất chủ yếu. Các tính chất trên là những điều kiện tự nhiên cơ bản giúp cho nước ta phát triển một nền kinh tế - xã hội toàn diện và đa dạng.   (1 điểm)

- Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống:

    + Ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp, cho phép cây trồng phát triển quanh năm, tăng vụ sản xuất trong một năm (từ 2 đến 3 vụ lúa một năm).   (1 điểm)

    + Ảnh hưởng đến một số ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, du lịch,...  (0,5 điểm)

    + Chế độ mưa theo mùa đòi hỏi phải bố trí mùa vụ cho hợp lí. Mùa khô nhiều khu vực thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa ngập lụt ở nhiều nơi. Độ ẩm không khí cao dễ gây sâu bệnh cho cây trồng và vật nuôi.  (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Câu 1: Hệ thống sông Bắc Bộ có chế độ nước như thế nào?

A. điều hòa         B. ít điều hòa         C. thất thường         D. rất thất thường

Câu 2: Sinh vật Viêt Nam có đặc điểm chung nào dưới đây?

A. nhiều loại

B. phong phú và đa dạng

C. nghèo nàn

D. tương đối nhiều

Câu 3: Các loại cây như sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng chủ yếu là:

A. cho gỗ tốt, đẹp         B. làm thuốc         C. làm thực phẩm         D. làm cây cảnh

Câu 4: So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình:

A. Cao hơn

B. Ngang bằng nhau

C. Đa phần cao hơn.

D. Thấp hơn

Câu 5: Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Trị An         B. Hoà Bình          C. Y-a-ly         D. Thác Mơ.

Câu 6: Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là:

A. Vọng Phu         B. Ngọc Linh         C. Ngọc Krinh         D. Chư Yang Sin

Câu 7: Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta?

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước rất thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng và cao nhất vào tháng 8.

Chọn: D.

Câu 2. Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là rất đa dạng và phong phú. Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

Chọn: B.

Câu 3. Các loại cây như đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng cho gỗ bền, đẹp và rất chắc. Thường được sử dụng làm các sản phẩm trong nhà như tủ, bàn, sàn nhà, kiến trúc nhà,…

Chọn: A.

Câu 4. Tây Bắc là vùng có địa hình cao nhất nước ta. Điển hình là đỉnh núi Phan-xi-pang cao 3.143m được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.

Chọn: D.

Câu 5. Hồ thủy điện lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hồ Hòa Bình. Hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai), Y-a-ly (Kon Tum) và Thác Mơ (Bình Phước) đều thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Chọn: A.

Câu 6. Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là núi Ngọc Linh cao 2.598m, núi Vọng Phu (2.051m), núi Chư Yang Sin (2.405m) và núi Ngọc Krinh (2.025m).

Chọn: B.

Câu 7 (4 điểm).

- Địa hình:   (1,5 điểm)

    + Địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

    + Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

    + Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Khí hậu:   (1,5 điểm)

    + Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, miền núi cũng chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18°C.

    + Mùa hạ gió tây nam từ vịnh Ben Gan thổi vào miền vượt qua dãy núi Trường Sơn bị biên tính trở nên khô và nóng, ảnh hưởng mạnh đến chế độ mưa của miền.

    + Mùa lũ cũng đến chậm, ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn Bắc Trung Bộ vào các tháng 10, 11.

- Thảm thực vật: Dãy núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ở đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao.   (0,5 điểm)

- Sông ngòi: Sông suối lắm thác nhiều gềnh ở Tây Bắc và sông ngòi ngắn, dốc ở Bắc Trung Bộ. Ít các con sông lớn, sông điển hình là sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,…   (0,5 điểm)

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Địa Lí 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học