Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 8. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 8.

Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Xác định thể loại, kiểu văn bản; đặc điểm của thể loại, kiểu văn bản:

+ Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…của một bài thơ sáu hoặc bảy chữ.

+ Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

- Nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản.

- Nhận biết được đặc điểm của kiểu văn bản thông tin

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản. 

- Phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 

- Phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. 

- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

a. Thơ sáu chữ, bảy chữ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có 6 chữ.

- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ.

- Mỗi bài có nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.

2. Vần

- Bên cạnh vần chân và vần lưng (đã học ở chương trình lớp 7), vần trong thơ còn được chia thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân).

- Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau.

- Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau.

3. Bố cục

- Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.

4. Mạch cảm xúc

- Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

5. Cảm hứng chủ đạo

- Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc.

b. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

Nội dung

Kiến thức

1. Mục đích

Lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.

2. Hình thức xuất hiện

Xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên.

3. Cấu trúc

- Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

- Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

- Phần kết thúc: thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

4. Cách sử dụng ngôn ngữ

 Thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa, sinh …), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (xoay, vỡ…), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo…).

5. Cách trình bày thông tin

Theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Trong lời mẹ hát

Trương Nam Hương

Thơ sáu chữ

Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.

- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 

- Xây dựng hình tượng người mẹ tảo tần, vất vả hi sinh tất cả vì con. 

- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Nhớ đồng

Tố Hữu

Thơ bảy chữ

Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.

- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Xây dựng hình tượng người mẹ tảo tần, vất vả hi sinh tất cả vì con.

- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Những chiếc lá thơm tho

Trương Gia Hòa

Truyện ngắn

Văn bản kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.

Tác giả sử dụng ngôn từ trong sáng, ấm áp thể hiện nỗi nhớ gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn và tình cảm yêu thương dành cho người bà của mình.

Chái bếp

Lý Hữu Lương

Thơ bảy chữ

Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

- Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

- Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”

2

Bạn đã biết gì về sóng thần

 

Văn bản thông tin

Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại. 

- Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. 

- Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.

Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?

 

Văn bản thông tin

Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng và mưa sao băng.

- Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. 

- Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.

Mưa xuân II

Nguyễn Bính

Thơ bảy chữ

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân.

- Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.

Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim

 

Văn bản thông tin

Giải thích lí do loài chim có tập tính di cư và trả lời câu hỏi tại sao loài chim khi di cư lại bay theo đội hình. 

- Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu.

- Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.

3

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Xi-át-tơn

Văn bản nghị luận

- Thể hiện được tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước.

- Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ tình cảm của người da trắng.

- Thái độ cương quyết, cứng rắn.

- Lời văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.

- Nghệ thuật đối lập. 

- Nghệ thuật trùng điệp: nhắc đi, nhắc lại một cách có dụng ý các từ, ngữ, cấu trúc câu ...)

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Vũ Nho

Văn bản nghị luận

Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh.

- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 

- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Bài ca Côn Sơn

Nguyễn Trãi

Thơ lục bát

Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.

- Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.

- So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh

Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI

Chương Thâu

Văn bản nghị luận

Văn bản bàn về lối sống đơn giản và lợi ích mà lối sống đơn giản đem đến cho con người.

- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 

- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

2. Tiếng Việt:

- Nhận biết được từ tượng hình, từ tượng thanh, các yếu tố và từ Hán Việt.

- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Từ tượng thanh

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc…

- Từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Chỉ ra từ tượng thanh và nêu tác dụng.

2

Từ tượng hình

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom…

- Từ tượng hình mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Chỉ ra từ tượng hình và nêu tác dụng.

3

Các yếu tố và từ Hán Việt

Một số yếu tố Hán Việt có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

-  Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…

- Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

- Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…

- Vô (không, không có): vô bổ, vô tận…

Chỉ ra yếu tố Hán Việt và nêu tác dụng.

4

Phương tiện phi ngôn ngữ

Phương tiện phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp

Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ

3. Viết:

- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm.

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

a. Dàn ý viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm.

Mở bài

- Nêu tên hiện tượng tự nhiên.

- Giới thiệu khái niệm về hiện tượng tự nhiên.

Thân bài

- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

Kết bài

- Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.

b. Dàn ý viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Mở bài

- Nêu vấn đề cần bàn luận.

- Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.

Thân bài

1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận

2. Bàn luận:

- Trình bày vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.

- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học.

................................

................................

................................

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (15 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

 

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

 

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

 

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

 

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học