Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 1 có đáp án (Lần 2) (3 đề)
Phần dưới là danh sách Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 1 có đáp án, cực hay (Lần 2). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 2 - Đề số 1)
Câu 1. Môi trường không thuộc đới ôn hòa là:
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường nhiệt đới gó mùa.
C. Môi trường ôn đới lục địa.
D. Môi trường địa trung hải.
Câu 2. Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa là:
A. Phần lớn các nước có nền nông nghiệp hiện đai.
B. Cơ cấu công nghiệp ít đa dạng và chế biến phát triển.
C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
Câu 3. Điểm khác biệt về tính chất các đô thị ở đới ôn hòa so với đới nóng là:
A. Phổ biến lối sống thành thị trong phần lớn dân cư.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn (hơn 75%).
C. Tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
D. Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
Câu 4. Phần lớn các hoang mạc nằm:
A. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.
B. Châu Phi, châu Á và châu Đại Dương.
C. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.
D. Châu Phi, châu Á và châu Âu.
Câu 5. Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây ở các honag mạc là:
A. Khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm.
B. Phát triển nông nghiệp hoang mạc.
C. Khai thác các loại rừng và cây ăn quả.
D. Phát triển các loại hình dich vụ vận tải.
Câu 6. Thảm thực vật không phải đặc trưng của miền đới lạnh là:
A. Cây cỏ bụi B. Rêu C. Địa y D. rừng lá kim.
Câu 7. Các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới có vai trò thế nào đối với khí hậu ở đới ôn hòa?
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Đới ôn hòa phân hóa thành 5 kiểu môi trường là ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc.
Chọn: B.
Câu 2. Công nghiệp các nước đới ôn hòa có đặc điểm là phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đại, cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến; cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
Chọn: C.
Câu 3. Các đô thị ở đới nóng chủ yếu phát triển tự phát do sự di dân ồ ạt từ vùng nông thôn lên thành phố để tìm kiếm việc làm, không có sự quản lí của nhà nước. Trong khi đó các đô thị ở đới ôn hòa phát triển theo quy hoạch, có sự tổ chức quản lý của nhà nước.
Chọn: D.
Câu 4. Phần lớn các hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.
Chọn: C.
Câu 5. Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây ở hoang mạc là khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm, khai thác nước ngầm và du lịch xuyên qua hoang mạc.
Chọn: A.
Câu 6. Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y và cây cỏ bụi thưa thớt thấp lùn.
Chọn: D.
Câu 7.
Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa là:
- Vai trò của dòng biển nóng: Nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương. (2 điểm)
- Vai trò của gió Tây ôn đới: Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương. (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 2 - Đề số 2)
Câu 1. Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:
A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
B. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
D. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
Câu 2. Các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa có hạn chế lớn nhất nào?
A. nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
B. làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
D. làm mất đi nhiều cảnh quan tự nhiên.
Câu 3. Các dòng biển lạnh chảy gần bờ của các lục địa có ảnh hưởng thế nào?
A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.
C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.
D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
Câu 4. Giải pháp hữu hiệu để chống xa mạc hóa là:
A. Tưới nước. B. Chăn nuôi du mục. C. Trồng rừng. D. Khoan sâu.
Câu 5. Diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp là do:
A. con người dùng tàu phá băng.
B. Trái Đất đang nóng lên.
C. nước biển dâng cao.
D. ô nhiễm môi trường nước.
Câu 6. Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc:
A. Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.
B. Madagascar, Botswana, Bénin, I-núc.
C. Madagascar, Botswana, Chúc, I-a-cút.
D. Chúc, I-a-cút, Botswana, Bénin.
Câu 7. Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới và một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
Chọn: B.
Câu 2. Hạn chế lớn nhất của các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa là các hoạt động sản xuất công nghiệp gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, đất và môi trường nước.
Chọn: A.
Câu 3. Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
Chọn: A.
Câu 4. Trồng rừng, đặc biệt là các vùng ven biển và rìa các sa mạc, hoang mạc là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống cát bay, cát chảy và hiện tượng xa mạc hóa.
Chọn: C.
Câu 5. Hiện nay, do hoạt động sản xuất kinh tế của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên và nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.
Chọn: B.
Câu 6. Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc là người Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.
Chọn: A.
Câu 7.
- Một số ví dụ làm tăng diện tích hoang mạc:
+ Ở một số khu dân cư trên hoang mạc Xa-ha-ra, do chặt phá cây xanh quá mức để lấy củi đun nấu, cát đã lấn dần vào khu dân cư, mở rộng hoang mạc. (1 điểm)
+ Ở một số đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ít mưa, mùa khô kéo dài, đất đai bị khai thác cạn kiệt, không được chăm sóc làm cho vùng đất trồng trọt trở thành hoang mạc. (1 điểm)
- Một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc:
+ Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan hay bằng kênh đào. (1 điểm)
+ Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu,... (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 2 - Đề số 3)
Câu 1. Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:
A. ôn đới lục địa.
B. ôn đới hải dương.
C. địa trung hải.
D. cận nhiệt đới ẩm.
Câu 2. Vì sao vùng Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của nền công nghiệp Hoa Kì?
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
B. Dân cư đông đúc, có trình độ kỹ thuật cao.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp.
D. Có trình độ khoa hoc kĩ thuật hiện đại nhất cả nước.
Câu 3. Biện pháp góp phần lớn giảm sức ép của đô thị hóa ở lãnh thổ phía đông Trung Quốc là:
A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản ở phía tây.
B. Xuất khẩu lao động sang các nước khác.
C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở phía tây.
D. Xây dựng tuyến đường sắt đông – tây.
Câu 4. Cực Nam Trung Bộ của Việt Nam có hiện tượng:
A. Các chồi nước lạnh hoạt động mạnh
B. Hiện tượng hoang mạc hóa phát triển mạnh
C. Hiện tượng triều cường lấn sâu vào đất liền
D. Ven biển hai đồng bằng lớn.
Câu 5. Để thích nghi với khí hậu lạnh giá, các loài động vật ở đới lạnh thường có đặc điểm:
A. Có lớp mỡ, lớp lông dày
B. Bộ lông thấm nước
C. Di cư hoặc ngủ đông, sống riêng lẻ
D. Ngủ đông, ít có lông, da trơn
Câu 6. Các vùng núi thường là:
A. Nơi cư trú của người theo Hồi Giáo.
B. Nơi cư trú của phần đông dân số.
C. Nơi cư trú của người di cư.
D. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.
Câu 7. Tại sao nói vùng núi muốn phát triển thì ngành giao thông và điện lực phải đi trước một bước?
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Môi trường ôn đới hải dương có khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
Chọn: B.
Câu 2. Trong thời kì khai phá lãnh thổ Bắc Mĩ, vùng Đông Bắc Hoa Kì trở thành nơi đầu tiên được các nước đế quốc tiến hành khai thác, phát triển kinh tế. Một số ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, cơ khí, hóa chất,…
Chọn: A.
Câu 3. Biện pháp góp phần lớn giảm sức ép của đô thị hóa ở lãnh thổ phía đông Trung Quốc là xây dựng tuyến đường sắt đông – tây.
Chọn: D.
Câu 4. Ở Việt Nam, vùng Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất. Đặc biệt là các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Chọn: B.
Câu 5. Để thích nghi với khí hậu lạnh giá, các loài động vật ở đới lạnh thường có đặc điểm là cơ thể có lớp mỡ, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước hoặc có một số loài lại di cư, ngủ đông,…
Chọn: A.
Câu 6. Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
Chọn: C.
Câu 7.
- Phát triển giao thông tạo điều kiện cho việc đi lại ở miền núi trở nên dễ dàng, gắn kết miền núi với đồng bằng, gắn vùng nguyên liệu với nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. (2 điểm)
- Phát triển điện lực sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế như hình thành các khu công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,... làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của miền núi. (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 2 - Đề số 4)
Câu 1. Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa là:
A. Hoa Kỳ, Nhật Bản. B. Đức, Trung Quốc.
C. Anh, Pháp, Ấn Độ. D. Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 2. Các đô thị thuộc đới ôn hòa có nhiều dân thành thị là do:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ.
C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.
D. Sự phát triển của nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động.
Câu 3.“Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do:
A. Do độ dốc. B. Do nước chảy. C. Do gió thổi. D. Do nước mưa.
Câu 4. Ở đới lạnh thường có thiên tai nào xảy ra?
A. núi lửa. B. bão cát. C. bão tuyết. D. động đất.
Câu 5. Ở đới lạnh, người ta thường di chuyển bằng hương tiện nào?
A. Các xe trượt tuyết do chó kéo.
B. Các xe trượt tuyết do tuần lộc kéo.
C. Đi máy bay và xe trượt tuyết.
D. Các xe trượt tuyết như mô tô.
Câu 6. Ở Nam Mĩ các dân tộc ở miền núi thường sống ở:
A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.
B. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.
C. Sường núi cao chắn gió, có nhiều mưa.
D. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.
Câu 7. Tại sao nông nghiệp đới ôn hòa thường đạt hiệu quả rất cao?
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga, Anh, Pháp. Còn Ấn Độ và Trung Quốc nằm ở đới nóng.
Chọn: A.
Câu 2. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ là động lực thu hút mạnh mẽ dân cư vào sinh sống ở các đô thị thuộc đới ôn hòa.
Chọn: C.
Câu 3. “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do tác động của các luồng gió thổi.
Chọn: C.
Câu 4. Loại thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là những trận bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.
Chọn: C.
Câu 5. Phương tiện di chuyển chủ yếu ở đới lạnh là các xe trượt tuyết do chó kéo.
Chọn: A.
Câu 6. Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.
Chọn: D.
Câu 7.
Nguyên nhân để nông nghiệp đới ôn hòa đạt hiệu quả cao la do:
- Áp dụng các thành tựu khoa học trong quá trình sản xuất nông nghiệp. (1 điểm)
- Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh cùng các phương pháp tưới tiêu khoa học. (0,5 điểm)
- Trồng cây trong các nhà kính, đảm bảo cho cây trồng vẫn phát triển ngay cả trong mùa đông giá lạnh. (0,5 điểm)
- Trồng các hàng cây ven bờ ruộng để chắn những đợt gió mạnh và giữ nước cho cây trồng. (0,5 điểm)
- Che phủ cây trồng bằng những tấm nhựa trong để chống sương giá và mưa đá. (0,5 điểm)
- Lai tạo được những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và thích nghi được với những bất lợi của thời tiết, khí hậu. (1 điểm)
Xem thêm đề thi Địa Lí 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 1 có đáp án (Lần 1) (3 đề)
- Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Học kì 1 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (3 đề)
- Đề thi Giữa kì 2 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 2) (3 đề)
- Đề thi Học kì 2 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)