Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 1 có đáp án (Lần 1) (3 đề)
Phần dưới là danh sách Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 1 có đáp án, cực hay (Lần 1). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 1 - Đề số 1)
Câu 1. Trường hợp sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số là:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
Câu 2. Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:
A. bàn tay. B. màu da. C. môi. D. lông mày.
Câu 3. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới là:
A. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
Câu 4. Môi trường xích đạo ẩm có rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây là:
A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.
B. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.
C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
D. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.
Câu 5. Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:
A. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
B. đất ngập úng, glây hóa
C. đất bị nhiễm phèn nặng.
D. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.
Câu 6. Việt Nam nằm trong môi trường:
A. Môi trường xích đạo ẩm
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
C. Môi trường nhiệt đới
D. Môi trường ôn đới
Câu 7. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tử nên dân số tăng nhanh khi tỉ lệ sinh cao, cùng với đó là tỉ lệ tử giảm.
Chọn: C.
Câu 2. Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là màu da. Chủng tộc Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen) và chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).
Chọn: B.
Câu 3. Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị, dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị.
Chọn: B.
Câu 4. Môi trường xích đạo ẩm có nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển phong phú và đa dạng, nhiều chủng loại và mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
Chọn: C.
Câu 5. Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là đất dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
Chọn: A.
Câu 6. Việt Nam có vị trí địa lí thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong khu vực nội chí tuyến và thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.
Chọn: B.
Câu 7.
Đặc điểm khí hậu:
- Nóng quanh năm (trên 20°C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời lên thiên đỉnh. (1 điểm)
- Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 - 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 - 1.500mm. (1 điểm)
Nguyên nhân đất có màu đỏ vàng:
- Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô. (1,5 điểm)
- Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng. (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 1 - Đề số 2)
Câu 1. Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á.
D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.
Câu 2. Hình thức canh tác có năng suất thấp nhất, ảnh hưởng xấu tới môi trường là:
A. Làm nương rẫy.
B. Làm ruộng thâm canh lúa nước.
C. Làm đồn điền.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 3. Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực:
A. Đông Nam Á. B. Tây Phi. C. Nam Á. D. Nam Mĩ.
Câu 4. Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là:
A. Xả rác bữa bãi nơi công cộng, chất thải sinh hoạt.
B. Khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.
C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới vùng này.
D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.
Câu 5. Châu lục hằng năm nhập khẩu một lượng rất lớn lương thực là:
A. châu Á. B. châu Phi. C. châu Mĩ. D. châu đại dương.
Câu 6. Ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á có hiện tượng di dân là do:
A. Thiên tai và kinh tế chậm phát triển.
B. Ô nhiễm môi trường và chiến tranh.
C. Sự nghèo đói và thiếu việc làm.
D. Xung đột tộc, tôn giáo triền miên.
Câu 7. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng?
(Mỗi câu tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là Nam Á, Đông Á.
Chọn: B.
Câu 2. Làm nương rẫy là hình thức canh tác cho năng suất thấp nhất và có ảnh hưởng rất xấu tới môi trường (đất bạc màu, ô nhiễm không khí do đốt nương,…).
Chọn: A.
Câu 3. Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây cao su được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Chọn: A.
Câu 4. Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, rò rỉ các chất phóng xạ và do cháy rừng, tro bụi phun ra từ các núi lửa.
Chọn: B.
Câu 5. Châu Phi là châu lục hằng năm phải nhập khẩu một lượng rất lớn lương thực.
Chọn: B.
Câu 6. Nam Á và Tây Nam Á là những khu vực có tài nguyên thiên nhiên giàu có (dầu mỏ) nên thường xảy ra xung đột tôn giáo, sắc tộc triền miên. Chính vì vậy, ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á có hiện tượng di dân.
Chọn: D.
Câu 7.
- Nguyên nhân của đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng là do:
+ Quá trình công nghiệp hóa đất nước diễn ra nhanh chóng. (1 điểm)
+ Dân lập trang trại, đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu quá nhanh. (1 điểm)
+ Sự phát triển kinh tế, xã hội ở đới nóng mạnh, nhanh. (1 điểm)
- Hậu quả của đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng: Đô thị hóa diễn ra quá nhanh dẫn đến sự di dân tự do đến các thành phố lớn làm cho số dân đô thị tăng quá nhanh đã đến dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết như giáo dục, y tế, an ninh, giao thông... (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 1 - Đề số 3)
Câu 1. Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
Câu 2. Sự phát triển của các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với:
A. chính sách phân bố dân cư của nhà nước và khu vực.
B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
C. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 3. Các loại cây trồng thích hợp ở môi trường nhiệt đới là:
A. Rau quả ôn đới và cây công nghiệp lâu năm.
B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
C. Cây dược liệu, rau củ quả ôn đới và nhiệt đới.
D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt.
Câu 4. Ở môi trường nhiệt đới gió mùa thường có mưa lớn là do có:
A. gió mùa Đông Bắc.
B. gió mùa Tây Nam.
C. gió Đông Nam.
D. gió Tín phong.
Câu 5. Trong các đồn điền ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ của Việt Nam người ta thường trồng các loại cây:
A. Cây hoa màu.
B. Cây lương thực.
C. Cây công nghiệp dài ngày.
D. Cây lấy gỗ sản xuất.
Câu 6. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng là do:
A. gia tăng dân số.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. sản xuất công nghiệp.
D. hoạt động du lịch.
Câu 7. Giải thích tại sao lượng mưa ở Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?
(Mỗi câu tương ứng với 1 điểm)
Câu 1. Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
Chọn: D.
Câu 2. Các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị.
Chọn: C.
Câu 3. Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt cao, lượng mưa khá lớn với đất feralit đỏ vàng thích hợp cho trồng cây lương thực và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới.
Chọn: B.
Câu 4. Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa.
Chọn: B.
Câu 5. Trong các đồn điền ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ của Việt Nam người ta thường trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, điều,…
Chọn: C.
Câu 6. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến sự gia tăng dân số. Gia tăng dân số sẽ làm gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên, hoạt động công nghiệp,... gây ô nhiễm môi trường.
Chọn: A.
Câu 7.
- Hướng gió thổi:
+ Về mùa hạ: gió thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam và Đông Nam (ở Đồng bằng Bắc Bộ vào cuối mùa hạ). (1 điểm)
+ Về mùa đông: gió thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc với tính chất lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh, ẩm vào cuối mùa đông. (1 điểm)
- Giải thích sự chênh lệch mưa: Mùa hạ mưa nhiều do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo nhiều hơi nước nên gây mưa lớn cho cả nước ta còn về mùa đông mưa rất ít, do gió Đông Bắc thổi từ lục địa về, có tính chất khô, lạnh. (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 1 - Đề số 4)
Câu 1. Mật độ dân số cho biết:
A. tình hình phát triển dân số
B. tình hình phân bố dân cư
C. gia tăng dân số tự nhiên
D. diện tích đất tự nhiên
Câu 2. Tại sao đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng?
A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.
Câu 3. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai:
A. động đất, sóng thần.
B. bão, lốc.
C. hạn hán, lũ lụt.
D. núi lửa.
Câu 4. Ở các vùng núi có hình thức canh tác phổ biến là:
A. trồng lúa nước
B. trồng cây công nghiệp
C. làm nương rẫy
D. nông nghiệp tiên tiến
Câu 5. Khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp không dùng biện pháp:
A. Xây dựng các công trình thủy lợi.
B. Trồng rừng che phủ đất.
C. Phát triển công nghiệp chế biến.
D. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Câu 6. Đô thị hóa tự phát ở đới nóng không có tác động:
A. phân bố dân cư hợp lí hơn.
B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. ô nhiễm môi trường.
D. sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
Câu 7. Tính mật độ dân số của các châu lục năm 2011, ghi vào bảng và Nêu nhận xét?
Châu | Dân số (triệu người) | Diện tích (triệu km2) | Mật độ dân số (người/km2) |
Á | 4 216 | 44,58 | |
Phi | 1 051,5 | 30,37 | |
Âu | 740,1 | 10,18 | |
Mĩ | 941,2 | 42,55 | |
Đại Dương | 37,1 | 8,52 |
Trắc nghiệm một câu là 1 điểm
Câu 1. Mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước hay của toàn thế giới.
Chọn: B.
Câu 2. Nguyên nhân đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng là do ới nóng có khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn nên đó là điều kiện thuận lợi cho giới sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Chọn: D.
Câu 3. Môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, có năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lũ lụt.
Chọn: C.
Câu 4. Làm nương rẫy thường phát triển mạnh ở các vùng núi. Đặc biệt là vùng núi có sự cư trú của các tộc người.
Chọn: C.
Câu 5. Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp quan trọng nhất là làm thủy lợi để điều tiết lượng nước tưới, trồng rừng che phủ tránh xói mòn sạt lở đất và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Chọn: C.
Câu 6. Ở đới nóng, đô thị hóa tự phát có tác động như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp thiếu việc làm, sinh ra các tệ nạn xã hội và phân bố dân cư bất hợp lí.
Chọn: A.
Câu 7.
Kết quả tính mất độ dân số (mỗi kết quả đúng được 0,5 điểm):
Châu | Dân số (triệu người) | Diện tích (triệu km2) | Mật độ dân số (người/km2) |
Á | 4 216 | 44,58 | 95 |
Phi | 1 051,5 | 30,37 | 35 |
Âu | 740,1 | 10,18 | 73 |
Mĩ | 941,2 | 42,55 | 22 |
Đại Dương | 37,1 | 8,52 | 4 |
(Mỗi nhận xét được 0,5 điểm)
Từ bảng số liệu trên, ta rút ra những nhận xét sau:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới là 4 216 triệu người đồng thời cũng là châu lục có mật độ dân số cao nhất thế giới là 95 người/km2. Tiếp đến là châu Âu 73 người/km2.
- Châu Đại Dương có số dân thấp nhất thế thế giới là 37,1 triệu người và có diện tích thấp nhất là 8,52 triệu km2 đồng thời là châu lục có mật độ dân số thấp nhất là 4 người/km2.
- Châu Phi và châu Mĩ là hai châu lục có số dân, diện tích và mật độ dân số trung bình, có sự chênh lệch thấp.
Xem thêm đề thi Địa Lí 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 1 có đáp án (Lần 2) (3 đề)
- Đề thi Học kì 1 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (3 đề)
- Đề thi Giữa kì 2 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 2) (3 đề)
- Đề thi Học kì 2 Địa Lí 7 có đáp án (3 đề)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)