Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

Câu 1:

Em sắp xếp các sự việc sau sao cho đúng thứ tự các sự việc diễn ra trong câu chuyện Những người bạn tốt?

(1) A-ri-ôn là một nghệ nổi tiếng ở Hy Lạp. Trong một cuộc thi ca  hát, ông đạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá.

(2) Trên con thuyền trở về đất liền, ông không may bị bọn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật rồi đòi giết ông.

(3) Bọn thủy thủ trở về, bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo, đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra, vua liền sai quân trị tội bọn cướp và thả tự do cho A-ri-ôn

(4) Đàn cá heo nghe thấy tiếng hát mê say liền bơi tới thưởng thức, khi nghệ sĩ nhảy xuống biển chúng cứu ông rồi đưa về đất liền.

(5) Trước khi từ giã cõi đời, A-ri-ôn xin bọn chúng được hát bài hát ông yêu thích, đến đoạn say mê nhất ông nhảy xuống biển.

(6) A-ri-ôn trở về đất  liền tâu với đức vua toàn bộ sự việc, vua không tin liền sai giam ông lại.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà? Khoanh tròn vào chữ cái trước những đáp án mà em cho là đúng?

a) Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình

b) Sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông.

c) Sự gắn bó, hòa quện giữa con người với thiên nhiên.

d) Tiếng đàn ba-la-lai ca rất hay và cô gái Nga đánh đàn cũng rất xinh

Câu 3:

Gạch dưới tiếng đánh sai dấu thanh trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Người dân không nên lấn chíêm viả hè

b. Mùa hè này tôi sẽ được đi bỉên chơi

Câu 4:

Dấu thanh  được đánh trên đầu chữ cái trong trường hợp nào

A. mia

B. tai

C. tươi

D. tiên

Câu 5:

Ý nghĩa của câu chuyện Cây cỏ nước Nam?

A. Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

B. Khuyên người ta nên giữ gìn vệ sinh môi trường

C. Khuyên người ta nên dùng thuốc Nam chữa bệnh, không nên dùng thuốc Tây

D. Cả A và B đều đúng

Câu 6:

Khoanh tròn vào từ có nghĩa gốc trong mỗi nhóm sau đây:

a. bút lưỡi gà, trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu.

b. mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm, mũi chỉ, mũi giày.

c. đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc.

d. tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai.

Câu 7:

Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A

B

1. Khai giảng

a. Lời mở đầu cho một buổi lễ

2. Khai bút

b. Ngày đầu tiên của một năm học

3. Khai xuân

c. Bắt đầu viết lần đầu tiên vào năm mới

4. Khai mạc

d. Ngày làm việc đầu tiên của một năm

Câu 8:

Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc

A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân

B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng

C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

D. Chiếc xe đạp này, phanh ăn thật đấy

Câu 9:

Trong các câu có chứa từ đi sau đây, câu nào từ đi được dùng với nghĩa gốc?

A. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi ra ngoài.

B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.

C. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.

D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ

Câu 10:

Lập dàn ý miêu tả cảnh một vùng biển

Đáp án:

Câu 1:

Thứ tự đúng của câu chuyện là

(1) A-ri-ôn là một nghệ nổi tiếng ở Hy Lạp. Trong một cuộc thi ca  hát, ông đạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá.

(5) Trước khi từ giã cõi đời, A-ri-ôn xin bọn chúng được hát bài hát ông yêu thích, đến đoạn say mê nhất ông nhảy xuống biển.

(2) Trên con thuyền trở về đất liền, ông không may bị bọn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật rồi đòi giết ông.

(4) Đàn cá heo nghe thấy tiếng hát mê say liền bơi tới thưởng thức, khi nghệ sĩ nhảy xuống biển chúng cứu ông rồi đưa về đất liền.

(6) A-ri-ôn trở về đất  liền tâu với đức vua toàn bộ sự việc, vua không tin liền sai giam ông lại.

(3) Bọn thủy thủ trở về, bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo, đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra, vua liền sai quân trị tội bọn cướp và thả tự do cho A-ri-ôn

Đáp án đúng là: (1), (5), (2), (4), (6), (3)

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà:

a)Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình

b)Sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông.

c)Sự gắn bó, hòa quện giữa con người với thiên nhiên.

Câu 3:

a. Người dân không nên lấn chíêmviả hè.

Sửa lỗi: chíêm → chiếm; viả → vỉa

b. Mùa hè này tôi sẽ được đi bỉên chơi.

Sửa lỗi: bỉên → biển

Câu 4:

Dấu thanh được đánh trên đầu chữ cái i trong trường hợp của tiếng mia

Đáp án đúng: A. mia

Câu 5:

Ý nghĩa của câu chuyện Cây cỏ nước Nam: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

Đáp án đúng: A.

Câu 6:

Những từ mang nghĩa gốc trong mỗi nhóm đó là:

a. lưỡi lợn

b. mũi lõ

c. đầu tóc, đầu bạc

d. tai thính, nem tai

Câu 7:

1 - b: Khai giảng - Ngày đầu tiên của một năm học

2 - c: Khai bút - Bắt đầu viết lần đầu tiên vào năm mới

3 - d: Khai xuân - Ngày làm việc đầu tiên của một năm

4 - a: Khai mạc - Lời mở đầu cho một buổi lễ

Câu 8:

- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa gốc chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật là:

Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa chuyển, là các câu

+Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân

+Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng

+Chiếc xe đạp này, phanh ăn thật đấy

Đáp án đúng: C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

Câu 9:

Câu mà từ đi được dùng với nghĩa gốc là: Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.

Đáp án đúng: C.

Câu 10:

(Dàn ý lựa chọn miêu tả cảnh biển vào buổi sáng)

MB

- Giới thiệu cảnh biển em định tả

- Em được tới đó vào dịp nào? Cùng với ai

TB

- Tả bao quát: Cảnh biển có điều gì đáng chú ý, mặt biển, bầu trời, bãi cát

- Tả từng chi tiết: Vào từng thời điểm cảnh biển có gì đặc biệt

+Buổi sáng

Khi mặt trời còn chưa ló rạng: Bầu trời như thế nào? Mặt nước biển có gì đặc biệt? Có thấy xuất hiện con người không?

Khi mặt trời dần dần xuất hiện: Mặt trời ra sao? Bầu trời như thế nào? Mặt nước biển có gì đặc biệt không? các sự vật và con người có sự thay đổi gì?

Khi mặt trời đã lên cao: Bầu trời lúc này ra sao? Hoạt động của con người trở nên nhộn nhịp như thế nào?

Trong khi ấy, em cùng với mọi người đang làm gì?

+Buổi trưa: Cảnh biển có gì khác biệt? con người khi này đang làm gì?

VD:  Thời tiết thay đổi như thế nào? Có nắng hay không?

+Buổi chiều: (Như trên)

+Buổi tối: (Như trên)

- Nêu lợi ích của biển

KB

- Cảm nhận của em khi đứng trước cảnh biển

- Em sẽ làm gì để giúp biển thêm giàu đẹp hơn

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Mùa xuân về bản

      Tôi gặp mùa xuân trên bản Vua Bà vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì ở lại, âm vang mãi trong lòng. Tôi ngần ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân. 

     Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tôi dậy. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rên rĩ gió bấc, mặt trời còn trắng bệch ẩn sau những tầng mây ngốn ngang như ẩn sau những tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây. 

      Mùa xuân ở bản Vua Bà thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái, sau mùa xuân người rạc đi chỉ còn cái xác ve, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con...

(Theo Nguyễn Phan Hách)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Hình ảnh nào cho thấy tiếng hót của chim vàng anh báo hiệu mùa xuân đến ?

a - Con chim vàng anh bay đến, cất tiếng hót ngắn thôi nhưng réo rắt.

b - Đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân

c - Tiếng hót của con chỉm vàng anh ở lại, âm vang mãi trong lòng tôi làm cho tôi ngẩn ngơ luyến tiếc

2. Con chim vàng anh đã đánh thúc những gì?

a - Tác giả, cây đào, không gian, đại ngàn, mặt đất

b - Tác giả, cây đào, đám mây, hạt mưa và mặt đất

c - Tác giả, đại ngàn, hạt mưa, bầu trời và mặt đất

3. Những hạt mưa mùa xuân được miêu tả như thế nào ?

a - Những hạt mưa xuân long lanh rơi từng giọt, từng giọt trên cành, trên ngọn cỏ, chìm đắm trong rét mướt.

b - Những làn mưa bụi rơi lất phất như những tấm mạng nhện giăng mắc đầy trên hoa lá, cỏ cây long lanh nước.

c - Bụi mưa hoa long lanh bay lửng lơ như những chuỗi cườm nhỏ xíu năm màu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.

4. Mùa xuân ở bản Vua Bà có những âm thanh, mùi hương nào?

a - Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim vỗ cánh, hương hoa lan toả

b - Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim hót, mùi hương của cây, lá

c - Tiếng chim vỗ cánh. tiếng chim hót, hương cây, hoa lan toả

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Tìm tiếng chứa iê/ ia điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ:

(1) Sóng yên ............... lặng

(2) Tình sâu ....... nặng

(3) ................ nói tay làm

b) Điền đấu thanh đúng vị trí cho những chữ được in đậm trong các câu sau:

(1) Tiêng chim hót xua tan tan giá rét mua đông

(2) Những chuôi cươm nhỏ xíu thả xuông đầy ngọn cỏ, lá cây

(3) Những bông hoa đồng tiên, hoa mào gà đỏ tia như muôn cùng mua vui.

2. Nối mỗi cụm từ có tiếng trông ở bên trái với nghĩa thích hợp của cụm từ ở bên phải: 

A

B

(1) Trông lên đỉnh núi  

(a) hướng đến ai với hi vọng được giúp đỡ  

(2) Cử người trông thi 

(b) nhìn bằng mắt  

(3) Nhà trông ra hướng đông  

(c) để ý coi sóc, bảo vệ 

(4) Trông vào sự giúp đỡ của bạn bè  

(d) hướng mặt về phía nào đó  


3. Đặi 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau :

a) Nơi để ở

...............................................

b) Gia đình

...............................................

c) Người làm nghề

...............................................

d) Chỉ vợ (hoặc chồng) của người nói 

...............................................

4. Viết câu mở đoạn thích hợp vào chỗ trống ở đoqn văn sau :

.................................. Ngôi trường cũ đã được thay thế bằng toà nhà hai tầng khang trang, đẹp đế, nằm giữa một khu đất rộng, xung quanh có tường xây bao bọc. Trên sân trường, những cây bàng mới trồng đang lên xanh bên những gốc phượng nở hoa đỏ rực.

5. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả cảnh mặt hồ (mặt sông, mặt biển) vào lúc mặt trời mọc (hoặc mặt trời sắp lặn, khi trăng lên,...) :

Chú ý : Cần viết rõ câu nở đoạn, ý thân đoạn và câu kết đoạn.

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Hình ảnh cho thấy tiếng hót của chim vàng anh báo hiệu mùa xuân đến là: Đánh thứ tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.

Chọn đáp án: b

2. Con chim vàng anh đã đánh thức: Tác giả, cây đào, không gian, đại ngàn, mặt đất.

Chọn đáp án: a

3. Những hạt mưa xuân được miêu tả: Bụi mưa hoa long lanh bay lửng lơ nhưn những chuỗi cườm nhỏ xíu năm màu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.

Chọn đáp án: c

4. Mùa xuân ở bản Vua Bà có những âm thanh, mùi hương: Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim hót, mùi hương của cây, lá.

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a)

(1) Sóng yên biển lặng

(2) Tình sâu nghĩa nặng

(3) Miệng nói tay làm

b)

(1) Tiếng chim hót xua tan tan giá rét mùa đông

(2) Những chuỗi cườm nhỏ xíu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây

(3) Những bông hoa đồng tiền, hoa mào gà đỏ tía như muốn cùng múa vui.

2.

(a) – (2) 

(b) – (3) 

(c) – (4) 

(d) – (1) 

3.

a) Ngôi nhà nằm khuất sau những rặng cây.

b) Nhà em có bốn người.

c) Bác Thắng là một nhà văn nổi tiếng.

d) Nhà tôi đi chợ chưa về.

4.

        Từ xa, ai cũng dễ dàng trông thấy ngôi trường mới của em. Ngôi trường cũ đã được thay thế bằng toà nhà hai tầng khang trang, đẹp đẽ, nằm giữa một khu đất rộng, xung quanh có tường xây bao bọc. Trên sân trường, những cây bàng mới trồng đang lên xanh bên những gốc phượng nở hoa đỏ rực.

5.

Tham khảo những đoạn văn sau:

(1) Tả con suối

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ cũng chỉ đục vài ba ngày. Chiếc cầu bằng xi măng cốt thép được bắc qua con suối quê tôi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước, xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh ngửa bụng trắng xoá, ăn "ghét đá". Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nhìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vào con mà ăn.

(Theo Vi Hồng - Hồ Thuỷ Giang)

(2) Tả dòng khác

Cách xa nửa ngày đường đã ngeh tiếng nước réo, tưởng như trăm vạn tiếng quân reo giữa núi Chư-pa bắt núi phải cắt đôi. Nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống, tạo nên thác Y-a-li. Thác nước thẳng đứng, chảy mòn đá, thành mươi hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt nước. Nước trút từ trên trời xuống, trông như một biển mù sương, đẹp tuyệt vời. Nhất là lúc sắp hoàng hôn, mặt trời xói thẳng vào dòng nước lấp lành như người ta dát một mẻ vàng vừa luyện xong.

(Theo Thiên Lương)

(3) Tả hồ nước

Hồ về thu, nước trong bắt, mênh mông. Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng mênh mông. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề lặng ngắt như tờ, chỉ nghe mấy tiếng cá "tắc tắc" ở dưới đám rong, mấy tiếng chim kêu  "oác oác" ở trong bụi niễng. Trông về phía sau, kia là đền Quán Thánh, đây là chùa Trấn Quốc. Cây cối vài đám um tùm, lâu đài mấy toà ẩn hiện. Mặt nước phẳng lì, da trời xanh ngắt. Phong cảnh đó có khác gì một bức tranh sơn thuỷ ?

(Phan Kế Bính)

(4) Tả ao làng

Cái ao làng ở gần đình, gió đùa giỡn lá sen xanh đào, chao như những chiếc nón lật ngửa bồng bềnh trên mặt nước, lòng lá đọng giọt nước lóng lánh như giọt thuỷ ngân. Giữa đám lá xanh loáng thoáng điểm một vài bông hoa, chóp nụ nhú hồng. Thỉnh thoảng gió mồ côi đưa hương ngn ngáy. Mùi hương thuần khiết, thanh tao, tản mạn theo tiếng chuông buông lắng hoàng hôn với tiếng mõ thưa, mau đưa lòng người lâng lâng vào cõi thoát tục.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Điền một vần thích hợp với cả 3 chỗ trống dưới đây:

Chân trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh....

Mải mê đuổi một con d....

Củ khoai nướng để cà ch.... thành tro.

Câu 2. Điền tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:

Đông như ...........

Gan như cóc ..........

Ngọt như ........... lùi

Câu 3. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:

 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Câu 4. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai trong khổ thơ sau có gì khác với nghĩa của chúng ở bài tập 1.

M: Răng của chiếc cào

⟶ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người, của con vật.

Làm sao nhai được?


Mũi thuyền rẽ nước


Thì ngửi cái gì?


Cái ấm không nghe


Sao tai lại mọc?...


Câu 5. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?

- Nghĩa của các từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.

- Nghĩa của các từ mũi: .........

- Nghĩa của các từ tai: .........

Câu 6. Đọc bài Vịnh Hạ Long (Tiếng Việt 5, tập một, trang 70 - 71), làm các việc sau:

a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:

- Mở bài: ........

- Thân bài: ........

- Kết bài: ........

b) Xác định các đoạn của thân bài. Nêu nội dung miêu tả của mỗi đoạn:

Các đoạn

Nội dung miêu tả của mỗi đoạn

...............

........................

c) Những câu văn in đậm trong bài có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài?

Câu 7. Dưới đây là phần thân bài của một bài văn tả cảnh Tây Nguyên. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô vuông trước câu mở đoạn thích hợp nhất cho sẵn dưới mỗi đoạn.

Đoạn 1

(...) Phần phía nam của dải Trưòng Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.

□ Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng.

□ Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.

□ Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.

Đoạn 2

( ... ) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

□ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.

□ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi, có rừng. Tây Nguyên còn là miền đất âm vang tiếng cồng chiêng từ ngàn đời.

□ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.

Câu 8. Hãy viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2 theo ý của riêng em:

Đáp án:

Câu 1.

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều, thành tro.

Câu 2.

Gan như cóc tía

Đông như kiến

Ngọt như mía lùi

Câu 3.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Câu 4.

M: Răng của chiếc cào

⟶ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người, của con vật.

Làm sao nhai được?


Mũi thuyền rẽ nước

⟶ Mũi của chiếc thuyền chỉ là một bộ phận của chiếc thuyền, nó không thể ngửi được

Thì ngửi cái gì?


Cái ấm không nghe


Sao tai lại mọc?...

⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.

Câu 5.

- Nghĩa của các từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.

- Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.

- Nghĩa của các từ tai: Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chia ra như cái tai.

Câu 6.

a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:

- Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh, .... đất nước Việt Nam.

- Thân bài: (Gồm ba đoạn tiếp theo) Cái đẹp của Hạ Long ... ngân lên vang vọng.

- Kết bài: (Câu văn cuối) Núi non mãi mãi giữ gìn.

b) Xác định các đoạn của thân bài. Nêu nội dung miêu tả của mỗi đoạn:

Các đoạn

Nội dung miêu tả của mỗi đoạn

Đoạn 1

- Tả sự kì vĩ của Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo hình dạng khác nhau.

Đoạn 2

- Tả sự duyên dáng của Hạ Long, vẻ tươi mát, trẻ trung suốt bốn mùa.

Đoạn 3

- Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.

c) Những câu văn in đậm trong bài có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài?

Những câu văn in đậm có vai trò mở đầu cho mỗi đoạn, là câu chốt của mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.

Câu 7.

Đoạn 1: Chọn: ✓ Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.

Đoạn 2: Chọn: ✓ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.

Câu 8.

- Đoạn 1 :

+ Đến với Tây Nguyên ta sẽ gặp những ngọn núi cao chất ngất và rừng cây đại ngàn.

+ Vẻ đẹp của Tây Nguyên trước hết là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày.

Đoạn 2:

+ Những cái làm nên đặc sắc của Tây Nguyên là những thảo nguyên bao la bát ngát.

+ Không chỉ hấp dẫn du khách bằng núi cao và rừng rậm, Tây Nguyên còn mời gọi khách tham quan bằng những thảo nguyên rực rỡ sắc màu.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Đọc các câu dưới đây. In đậm các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc; gạch hai gạch (-) dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển:

a) Mắt - Đôi mắt của bé mở to.

- Quả na mở mắt.

b) Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Bé đau chân.

c) Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

- Nước suối đầu nguồn rất trong.

Câu 2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ cho trong bảng dưới đây:

Từ nhiều nghĩa

Ví dụ

lưỡi

M: lưỡi liềm, ..............................................

miệng


cổ


tay


lưng



 

Câu 3. Nối mỗi câu ở cột A với lời giải nghĩa từ chạy thích hợp ở cột B:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên ? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước ý trả lời đúng:

□ Sự di chuyển.

□ Sự vận động nhanh.

□ Di chuyển bàng chân.

Câu 5. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có từ ăn được dùng với nghĩa gốc:

a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.

c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

Câu 6. Chọn một trong hai từ đi hoặc đứng, đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ấy.

a) Đi

- Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.

- Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.

b) Đứng

- Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.

- Nghĩa 2: ngừng chuyển động

Câu 7: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.

(Chú ý đọc kĩ gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập một, trang 74 trước khi làm bài)

Đáp án:

Câu 1.

a) Mắt - Đôi mắt của bé mở to.

- Quả na mở mắt.

b) Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Bé đau chân.

c) Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

- Nước suối đầu nguồn rất trong.

Câu 2.

Từ nhiều nghĩa

Ví dụ

lưỡi

M: lưỡi liềm, lưỡi cưa, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu,...

miệng

miệng chén, miệng túi, miệng bao, miệng bình,...

cổ

cổ chai, cổ tay, cổ chân, cổ áo, cổ lọ, cổ bình,...

tay

tay áo, tay ghế, tay quay, tay (chơi) bóng cừ khôi, tay súng thiện xạ,...

lưng

lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng chén, lưng li,...

Câu 3.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Câu 4.

Chọn: ✓ Sự vận động nhanh.

Câu 5.

Chọn: c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

Câu 6.

a) Đi:

- Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.

VD: Em gái tôi đang chập chững tập đi.

- Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.

VD: Mẹ nhắc tôi khi đi giày phải cột dây cho cẩn thận.

b) Đứng

- Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.

VD: Cả lớp đứng nghiêm chào cờ.

- Nghĩa 2: ngừng chuyển động

VD: Thảo đứng trước cửa lớp chờ tôi.

Câu 7:

Bài làm tham khảo 1

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

Bài tham khảo 2

Những buổi sáng đẹp trời, nhất lại là những ngày phiên chợ, dòng sông mới nhộn nhịp làm sao! Quê em chợ huyện họp một tháng bốn phiên vào chủ nhật hàng tuần. Những ngày đó, dòng sông là một ngày hội. Ngay từ sáng sớm, khi mặt trời chỉ mới ló lên sau rặng tre phía xa thì từng đoàn thuyền đã đưa các bà, các chị lên chợ huyện, cách làng em chừng nửa tiếng đi đò. Những ngày nghỉ học, em được chị hai cho đi theo. Thuyền đi trong sương sớm, ngồi trên thuyền, các bà các chị không ngớt lời trò chuyện. Dòng sông vang lên tiếng người cười nói. Từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trăng xóa cả dòng sông. Những tiếng hò, tiêng hát vang lên như gọi mặt trời thức dậy. Những ngày không đi chợ cùng chị, em lại cùng các bạn đi cào hến, dậm trai ở ven sông. Những bữa được nhiều, em lại mang cho cu Tít hàng xóm, thằng bé không may bị bại liệt hai chân sau một trận sốt ác tính. Mặt trời lên, dòng sông trở lại cảnh tĩnh yên của đồng quê. Nước trôi, cuốn theo những cụm bèo lục bình. Bình yên, phẳng lặng như cuộc sống thanh thản chốn làng quê.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bàn tay người nghệ sĩ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được) Sự kiện nhân của Trương Bạch khiến người dạy cũng phải kinh ngạc.

Một hôm, có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một paho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

   (Theo Lâm Ngữ Đường)

a) Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích hay say mê gì?

b) Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

c) Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?

d) Em học được điều gì từ Trương Bạch?

Câu 2: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ và phân tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau bằng dấu gạch chéo (/):

Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 3: Từ “đầu” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đó.

a) Nhà em ở đầu thành phố Khâm Thiên.

b) Bạn Nam đã dỗ đầu kì thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi.

c) Vì chưa học bài nên nó cứ gãi đầu gãi tai.

Câu 4: Với mỗi nghĩa dưới đây của mỗi từ đầu, hãy đặt một câu.

a) Vị trí trước tiên, bắt đầu vào một ngôi làng.

b) Nơi bắt nguồn của một dòng sông, dòng suối.

c) Chỉ người đứng trước nhất trong khi xếp hàng.

Câu 5: Cho từ chân, em hãy đặt hai câu có từ chân theo nghĩa gốc và hai câu có từ chân theo nghĩa chuyển.

Câu 6:  Sắp xếp các từ theo mức dộ chính xác khác nhau(của hoa quả) từ thấp đến cao: ương, chín, chín nẫu, chín mọng, chín vàng.

Câu 7: Hãy viết một đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh hồ( hoặc cảnh sông, biển) vào những thời điểm mà em lựa chọn (vào sáng sớm, vào lúc trời nắng hoặc vào buổi trưa,...)

Gợi ý:

- Viết câu mở đoạn giới thiệu cảnh em tả.

- Viết các câu thân đoạn miêu tả cụ thể sự thay đổi của cảnh ở các thời điểm khác nhau.

- Viết câu kết đoạn nêu cảm nhận của em.

Đáp án:

Câu 1:

a. Từ nhỏ Trương Bach đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

b. Sự say mê và kiên nhẫn khi làm việc ở cửa hàng đồ ngọc của Trương Bạch khiến cho người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

c. Đó là nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

d. Hãy theo đuổi đam mê, cố gắng kiên trì, tận tâm, tận lực.

Câu 2: Lúc nhàn rỗi, cậu / nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 3: Đáp án c. Vì chưa học bài nên nó cứ gãi đầu gãi tai.

Câu 4:

a) Vị trí trước tiên, bắt đầu vào một ngôi làng.

- Khi xe của bác Tư về đến đầu làng, chúng tôi vui mừng ra đón.

b) Nơi bắt nguồn của một dòng sông, dòng suối.

- Ở nơi đầu nguồn của dòng sông Mã, vùng giáp biên giới Việt Lào, địa thế hiểm trở.

c) Chỉ người đứng trước nhất trong khi xếp hàng.

- Bạn Nam thấp nhất lớp nên luôn được xếp đứng đầu hàng.

Câu 5:

- Nghĩa gốc:

+ Hôm qua Nam chơi đá bóng không may chân bị bong gân.

+ Con ngựa bị gãy chân phải băng bó nên đi tập tễnh.

- Nghĩa chuyển:

+ Chân tường ẩm mốc lở hết cả vôi tường.

+ Ở phía chân trời, mặt trời từ từ nhô lên đón chào một ngày mới.

Câu 6:

- ương, chín, chín vàng, chín mọng, chín nẫu.

Câu 7:

Quê em có dòng sông Lô quanh năm nước chảy hiền hòa. Nó gắn bó với em suốt cả một thời tuổi thơ. Buổi sáng, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. Tiếng người í ới gọi nhau đi chợ,tiếng mái chèo khua nước lao xao. Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc, bầu trời in bóng xuống mặt nước. Buổi chiều, mặt trời tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông. Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng. Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát. Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. Em rất yêu dòng sông này. Nó đã góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học