Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

Câu 1:

Đọc lại bài Cái gì quý nhất? rồi cho biết trình tự lập luận của thầy giáo

A. Phủ nhận ý kiến của ba bạn Nam, Quý và Hùng rồi đưa ra ý kiến của mình.

B. Chỉ đưa ra ý kiến và lý giải ý kiến của mình.

C. Khẳng định cái đúng trong ý kiến của ba học sinh sau đó mới nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn.

D. Phân tích cái sai trong ý kiến của Nam, Quý và Hùng rồi đưa ra ý kiến của mình.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài văn Đất Cà Mau?

A. Điều đặc biệt trong những cơn mưa Cà Mau

B. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người dân Cà Mau.

C. Những điều đặc biệt từ trong cuộc sống đời thường của người Cà Mau

D. Nhà cửa, đất đai và cây cối ở vùng đất Cà Mau có gì đặc biệt?

Câu 3:

Trong câu sau tiếng nào viết sai chính tả, em hãy sửa lại cho đúng

a. Thời tiết lóng nực khiến bọn ló phát điên.

b. Lần đầu tiên gặp mặt, anh ấy cứ nóng ngóng không biết nàm thế lào

Câu 4:

Trong câu sau, tiếng nào viết sai chính tả em hãy sửa lại cho đúng

a. Những điều anh ấy nói làm cho Hoa vô cùng hoang man.

b. Những điều lãn mạng ấy chỉ có trong truyện cổ tích.

Câu 5:

Tìm các từ có nghĩa như mô tả dưới đây rồi đặt câu với mỗi từ đó:

a. Từ mô tả âm thanh của tiếng suối chảy.

b. Từ mô tả âm thanh của tiếng mưa rơi.

c. Từ mô tả âm thanh của tiếng sóng vỗ.

d. Từ mô tả âm thanh của tiếng gió thổi.

Câu 6:

Gạch dưới các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên trong mỗi câu sau:

a. Sáng sớm, trời đầy sương mù khiến ta khó có thể nhìn rõ.

b. Những cơn mưa rào mùa hè làm tan đi không khí oi ả, nóng nực.

c. Những trận mưa to đã gây ra lũ quét ở một số nơi.

d. Họ làm những ngôi nhà kiên cố để chống bão gió tàn phá.

Câu 7:

Gạch dưới các đại từ có trong mỗi câu sau:

a. Tại nơi này, chúng  tôi đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm bên nhau.

b. Tôi cũng thế, thích nghe nhạc và đi du lịch

Câu 8:

Em hãy sử dụng đại từ thay thế để tránh lỗi lặp từ trong các câu sau

Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng thích nghe nhạc.

Câu 9:

Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có dùng đại từ với nội dung sau:

a. Lòng kiên định vững vàng ví như chiếc kiềng ba chân.

b. Khuyên người ta sử dụng đất đai, không để hoang phí vì tấc đất tấc vàng.

c. Người đi xa luôn nhớ về gia đình với bát cơm canh, cà muối đạm bạc.

d. Đi đây đó nhiều nơi sau đó lại về tắm ở ao ta.

Câu 10:

Thuyết trình quanh vấn đề: Môn toán và môn tiếng việt, đâu mới là môn học quan trọng hơn.

Đáp án:

Câu 1:

Trình tự lập luận vừa có tình vừa có lý của thầy giáo:

- Khẳng định cái đúng của ba học sinh: Lúa, gạo, vàng đều rất quý nhưng chưa phải quý nhất.

- Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn: : Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô ích.Vì vậy người lao động là quý nhất.

Đáp án đúng: C. Khẳng định cái đúng trong ý kiến của ba học sinh sau đó mới nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài văn Đất Cà Mau: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người dân Cà Mau.

Chọn đáp án: B.

Câu 3:

a. Thời tiết lóng nực khiến bọn phát điên.

lóng -> nóng, nó -> ló

b. Lần đầu tiên gặp mặt, anh ấy cứ nóng ngóng không biết nàm thế lào

nóng -> lóng, nàm -> làm, lào -> nào

Câu 4:

a. Những điều anh ấy nói làm cho Hoa vô cùng hoang man

man -> mang

b. Những điều lãn mạng ấy chỉ có trong truyện cổ tích

lãn mạng -> lãng mạn

Câu 5:

a. róc rách: Tiếng suối chảy róc rách nghe thật êm tai.

b. lộp độp. Tiếng mưa rơi lộp độp trên những mái tôn khiến lũ trẻ con không thể ngủ được.

c. rì rào. Tiếng sóng vỗ rì rào bên mạn thuyền.

d. ào ào. Tiếng gió thổi ào ào ngoài kia như sắp có mưa.

Câu 6:

a. Sáng sớm, trời đầy sương mù khiến ta khó có thể nhìn rõ.

b. Những cơn mưa rào mùa hè làm tan đi không khí oi ả, nóng nực.

c. Những trận mưa to đã gây ra lũ quét ở một số nơi.

d. Họ làm những ngôi nhà kiên cố để chống bão gió tàn phá.

Câu 7:

a. Tại nơi này, chúng tôi đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm bên nhau.

b. Tôi cũng thế, thích nghe nhạc và đi du lịch

Câu 8:

Sửa lại:

Cách 1: Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng thế.

Cách 2: Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng vậy.

Câu 9:

a. Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

b. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

c. Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

d. Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Câu 10

Môn toán và môn tiếng việt đều là hai môn học vô cùng quan trọng. Học toán giúp cho chúng ta phát triển tư duy, nhìn nhận mọi thứ một cách nhanh nhạy, logic và khoa học. Môn tiếng việt giúp chúng ta phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng những cảm xúc, những phẩm chất quý giá như tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người, trung thực, tự trọng,... Bởi vậy không có môn học nào quan trọng hơn môn học nào, hai môn học đều giữ một vị trí quan trọng. Chúng ta cần cố gắng rèn luyện, học tập tốt cả toán và tiếng việt thì mới có thể phát triển toàn diện được

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn

Đàn bò vàng trên đồng cỏ xa xanh

Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.

Mùa rạo rực, chỉ đàn bò biết được

Vị cỏ râm ran, đầu lưỡi ngọt mềm.


Đàn bò đi đủng đỉnh

Một gam màu vàng óng trước thiên nhiên

Những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi.

Kìa, vầng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên.


Đàn bò vàng trên đồng cỏ chiều yên

Tiếng mõ rơi, tiếng mõ rơi đều đều

Cả đồng cỏ lút vào khoảng tối

Như vẫn còn rung nhịp mõ kêu.


Có một kẻ đi sau, người chăn bò mê mải

Túi áo gói đầy hương cỏ thơm

Trái tim đựng đầy tiếng sáo và tiếng mõ

Đôi mắt đong đầy giàn giụa suối trăng non


Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn.

(Nguyễn Đức Mỹ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Bài thơ là một bức tranh phong cảnh về buổi nào trong ngày?

a - Buổi sáng sớm, khi mặt trời lên, đàn bò bắt đầu đi ăn

b - Buổi chiều, khi mặt trời xuống núi, đàn bò chuẩn bị về.

c - Đêm đã về khuya, khi trăng đã lên, đàn bò đã đi ngủ.

2. Những từ ngữ nào được tác giả dùng để tả cảm giác của đàn bò khi được ăn cỏ?

a - rạo rực, râm ran, ngọt mềm

b - xanh xanh, râm ran, ngọt mềm

c - gặm, rạo rực, râm ran

3. “Vị có râm ran” là vị cỏ thế nào ?

a - Vị cỏ ngấm vào lưỡi, cảm thấy rất ngon, rất ngọt ngào.

b - Vị cỏ ngấm vào lưỡi ran rát, 8ây cảm giác ngưa ngứa.

c - Vị cỏ ngấm vào lưỡi, tạo cảm giác lan toả rộng dần ra.

4. Cảnh đàn bò ra về được miêu tả nhự thế nào ?

a - Đàn bò đủng đỉnh ra về, bụng tròn căng, đi trong khoảng trời vừa tối.

b - Đàn bò đủng đỉnh đi trên đồng cỏ xanh, trong ráng đỏ hoàng hôn.

c - Đàn bò vàng óng, bụng tròn căng, đủng đỉnh đi khi vầng trăng lên.

5. Đoạn thơ “Có một kẻ đi sau, ... suối trăng non.” cho thấy điểm gì nổi bật ở người chăn bò ?

a - Rất yêu công việc của mình, cảm thấy hạnh phúc

b - Rất chăm chỉ và say mê làm công việc chăn bò

c - Rất mơ mộng và lãng mạn đối với việc chăn bò


II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ :

a) n hoặc l

Mùa đông

Trời .....à cái tủ ...ạnh

Mùa hạ

Trời ...à cái bếp lò ....ung

Mùa thu

Trời thổi ....á vàng rung ....ả tả

(theo Lò Ngân Sủn)

b) n hoặc ng:

Rất sá........ là lửa ba.... đêm

Dưới đèn chú... em ngồi học

Nhớ mãi chuyệ... cây đuốc số.....

Nghĩ về ngọ.... lửa miền Nam.

(theo Xuân Dục)

2. Đoạn văn dưới đây có một số từ dùng sai (in nghiêng). Em hãy thay từ dùng sai bằng từ đồng nghĩa thích hợp và viết vào chỗ trống ở dưới:

Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh năng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thầm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió.

- Thay từ kiêu ngạo bằng từ...........................................  

- Thay từ trong vắt bằng từ ............................................  

- Thay từ lung lay bằng từ ...........................................  

3. a) Gạch dưới các đại từ được dùng trong những khổ thơ sau :

(1) Tên tôi là gió

Đi khắp mọi nơi

Công việc của tôi

Không bao giờ nghỉ

(Xuân Quỳnh) 

(2) Riêng mặt trời tinh nghịch

Ngậm mồi dưới đáy ao

Giật mấy lần không được

Còn làm ta ngã nhào

(Trần Đăng Khoa)

(3) Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ lăn bằng tăm tắp      

(Trần Nguyên Đán)

b) Gạch dưới danh từ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, sau đó viết đại từ có thể thay thế cho danh từ đó vào chỗ trống ở dưới :

Ngay giữa trưa hè nắng đữ, con ong xanh vẫn cần cù, gan góc đi lùng bắt dế, sửa soạn chu đáo cho những đứa con của ong ra đời. Ong bay dưới ánh mặt trời, xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Ong không biết là ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau.

Thay thế danh từ lặp lại nhiều lần bằng đại từ .........................................................

4. Dựa vào những câu thơ trong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu, hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến nhằm khẳng định vai trò quan trọng của đất đối với núi và của sông đối với biến đồng thời phê phán thái độ của núi và biển :

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn ?

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Bài thơ là một bức tranh phong cảnh về buổi chiều, khi mặt trời xuống núi, đàn bò chuẩn bị đi về.

Chọn đáp án: b

2. Từ ngữ được tác giả dùng để tả cảm giác của đàn bò khi được ăn cỏ là: rạo rực, râm ran, ngọt mềm.

Chọn đáp án: a

3. “Vị cỏ râm ran” là vị cỏ ngấm vào lưỡi, tạo cảm giác lan tỏa rộng dần ra.

Chọn đáp án: c

4. Cảnh đàn bò ra về được miêu tả: Đàn bò vàng óng, bụng tròn căng, đủng đỉnh đi khi vầng trăng lên.

Chọn đáp án: c

5. Đoạn thơ “Có một kẻ đi sau,... suối trăng non.” cho thấy điểm nổi bật ở người chăn bò đó là: Rất yêu công việc của mình, cảm thấy hạnh phúc

Chọn đáp án: a


II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) n hoặc l

Mùa đông

Trời là cái tủ lạnh

Mùa hạ

Trời là cái bếp lò nung

Mùa thu

Trời thổi lá vàng rung lả tả

(theo Lò Ngân Sủn)

b) n hoặc ng:

Rất sáng là lửa ban đêm

Dưới đèn chúng em ngồi học

Nhớ mãi chuyện cây đuốc sống

Nghĩ về ngọn lửa miền Nam.

(theo Xuân Dục)

2.

- Thay từ kiêu ngạo bằng từ kiêu hãnh

- Thay từ trong vắt bằng từ trong lành

- Thay từ lung lay bằng từ đung đưa (hoặc đu đưa)

3.

(1) Tên tôi là gió

Đi khắp mọi nơi

Công việc của tôi

Không bao giờ nghỉ

(Xuân Quỳnh) 

(2) Riêng mặt trời tinh nghịch

Ngậm mồi dưới đáy ao

Giật mấy lần không được

Còn làm ta ngã nhào

(Trần Đăng Khoa)

(3) Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ lăn bằng tăm tắp      

(Trần Nguyên Đán)

b) Danh từ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn:

Ngay giữa trưa hè nắng, con ong xanh vẫn cần cù, gan góc đi lùng bắt dế, sửa soạn chu đáo cho những đứa con của ong ra đời. Ong bay dưới ánh mặt trời, xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Ong không biết là ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau.

Thay thế danh từ ong được lặp lại nhiều lần bằng đại từ

4.

Tham khảo: Đất có vai trò quan trọng đối với núi. Núi cao được chính là nhờ có đất bồi đắp mà nên. Không có đất làm sao có núi. Núi chê đấp thấp là coi thường đất, không nghĩ đến những gì đã làm nên núi và làm cho núi cao lên. Còn sông lại có vai trò quan trọng đối vởi biển. Chính những dòng sông nhỏ khắp nơi đã đưa nước dồn về biển cả, làm nên biển sâu. Biển chê sông nhỏ cũng là coi thường sông và không biết ơn những dòng sông đã làm nên mình.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó:

M: la hét/ nết na

la

.............

lẻ

.............

na

.............

nẻ

.............

lo

.............

lở

.............

no

.............

nở

.............

b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó:

M: lan man/ mang vác

man

.............

vần

.............

mang

.............

vầng

.............



buôn

.............

vươn

.............

buông

.............

vương

.............



Câu 2. Tìm và viết lại các từ láy:

a) Từ láy âm đầu l

M: long lanh

b) Từ láy vần có âm cuối ng

M: lóng ngóng

Câu 3. Đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 87 - 88), ghi vào bảng dưới đây những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện theo các yêu cầu sau:

- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh.

- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá.

- Những từ ngữ khác.

Câu 4. Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

Câu 5. Đọc lại bài Cái gì quý nhất (Tiếng Việt 5, tập một, trang 85 - 86), điền tiếp nội dung (ghi vắn tắt) để hoàn chỉnh các câu trả lời dưới đây:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: .......

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

Ý kiến của mỗi bạn:

+ Hùng: ...........

+ Quý: ...........

+ Nam: ...........

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ:

+ Hùng : ...........

+ Quý : ...........

+ Nam : ...........

c) Ý kiến của thầy giáo:

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận điều gì?

- Thầy lập luận như thế nào?

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

Câu 6. Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

□ Phải có hiểu biết về vấn để được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

□ Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

□ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

b) Hãy sắp xếp những điều kiện đã lựa chọn theo trình tự hợp lí (bắt đầu từ điều kiện quan trọng nhất) bằng cách đánh số thứ tự vào ô vuông trước những điều kiện em đã chọn:

□ Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

□ Phải biết cách nêu lí lẽ và dân chứng.

□ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

c) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

□ Ôn tồn, hoà nhã.

□ Tránh nóng này, vội vàng.

□ Tôn trọng, lắng nghe người đối thoại.

□ Kiên định, không bao giờ thay đổi ý kiến.


Đáp án:

Câu 1.

a)

la

la lối, con la, la bàn,...

lẻ

lẻ loi, tiền lẻ, lẻ tẻ,...

na

quả na, nu na nu nống, na ná giống nhau,...

nẻ

nứt nẻ, nẻ mặt, nẻ toác,...

lo

lo lắng, lo nghĩ, lo sợ,...

lở

đất lở, lở loét, miệng ăn núi lở,...

no

ăn no, no nê, ngủ no mắt,..

nở

bột nở, nở hoa, nở mày nở mặt,...

b)

man

miên man, khai man

vần

vần thơ, vần đá

mang

mang ơn, con mang

vầng

vầng trán, vầng trăng



buôn

buôn bán, buôn làng

vươn

vươn lên, vươn người

buông

buông màn, buông xuôi

vương

vương vấn, vương tơ

Câu 2.

a) Từ láy âm đầu l

M: long lanh, lúng liếng, lập lòe, la lối, lạ lẫm, lạc lõng, lam lũ, lóng lánh, lung linh, lảnh lót, lạnh lẽo, lấm láp,...

b) Từ láy vần có âm cuối ng

M: lóng ngóng, lang thang, loáng thoáng, lõng bõng, lông bông, leng keng, lúng túng, chang chang, văng vẳng, loạng choạng,…

Câu 3.

- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao

- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: Được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng; buồn bã; trầm ngâm nhớ tiếng hát của bầy chim sơn ca; ghé sát mặt đất; cúi xuống lắng nghe; tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

- Những từ ngữ khác: Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa; xanh biếc; cao hơn.

Câu 4.

Mặt trời đã đứng bóng. Từng đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống mặt hồ phẳng lặng. Hàng cây ven hồ lặng im, trầm ngâm soi bóng. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay qua, cất tiếng gọi nhau ríu rít như muốn xé toang không gian yên tĩnh. Chừng như gió bị tiếng chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây. Sóng nhỏ gợn lăn tăn; lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Câu 5.

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

Ý kiến của mỗi bạn:

+ Hùng: Quý nhất là lúa gạo

+ Quý: Vàng bạc quý nhất.

+ Nam: Thời gian là quý nhất.

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ:

+ Hùng: Không ăn thì không sống được.

+ Quý: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

+ Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo:

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận:

+ Thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhân ý kiến của Hùng, Quý, Nam

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): “Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?” Rồi ồn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

Câu 6. Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận :

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

✓ Phải có hiểu biết về vấn để được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

✓ Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

✓ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

b) Hãy sắp xếp những điều kiện đã lựa chọn theo trình tự hợp lí (bắt đầ từ điều kiện quan trọng nhất) bằng cách đánh số thứ tự vào ô vuông trước những điều kiện em đã chọn:

1. Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

3. Phải biết cách nêu lí lẽ và dân chứng.

2. Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

c) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảo phép lịch sự, người nói cẩn có thái độ như thế nào? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

✓ Ôn tồn, hoà nhã.

✓ Tránh nóng này, vội vàng.

✓ Tôn trọng, lắng nghe người đối thoại.

□ Kiên định, không bao giờ thay đổi ý kiến.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

- Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai?

- Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

Câu 2. Đọc bài ca dao sau. Gạch dưới những đại từ được dùng trong bài:

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Câu 3. Gạch dưới danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:

Con chuột tham lam

(1) Chuột ta gặm vách nhà. (2) Một cái khe hở hiện ra. (3) Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. (4) Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. (5) Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Câu 4. Cần thay thế danh từ bị lặp lại (trong mẩu chuyện trên) bằng đại từ ở những câu nào? Trả lời bằng cách viết lại những câu đó.

Câu 5. Đọc mẩu chuyện về cuộc tranh luận của Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 93 - 94), thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:

a) Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của từng nhân vật:

Nhân vật

Ý kiến

Lí lẽ, dẫn chứng

Đất

...............

...............

Nước

...............

...............

Không Khí

...............

...............

Ánh Sáng

...............

...............

b) Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn:

Nhân vật

Ý kiến

Mở rộng lí lẽ, dẫn chứng

Đất

...............

...............

Nước

...............

...............

Không Khí

...............

...............

Ánh Sáng

...............

...............

Câu 6. Đọc bài ca dao:

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?

Viết lại ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.


Đáp án:

Câu 1.

- Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.

- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.

Câu 2.

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà còn ngồi đây kia.

Câu 3.

Con chuột tham lam

(1) Chuột ta gặm vách nhà. (2) Một cái khe hở hiện ra. (3) Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. (4) Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. (5) Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Câu 4.

Con chuột tham lam

(1) Chuột ta gặm vách nhà. (2) Một cái khe hở hiện ra. (3) Nó chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. (4) Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. (5) Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chú ta không sao lách qua khe hở được.

Câu 5.

a) Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật:

Nhân vật

Ý kiến

Lí lẽ, dẫn chứng

Đất

cây cần đất nhất

đất cung cấp chất màu để nuôi cây.

Nước

cây cần nước nhất

nước vận chuyển chất màu.

Không khí

cây cần không khí nhất

cây không thể sống thiếu không khí hoặc thiếu không khí thì cây chết.

Ánh sáng

cây cần ánh sáng nhất

thiếu ánh sáng, cây sẽ không còn màu xanh.

b) Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn:

Nhân vật

Ý kiến

Mở rộng lí lẽ, dẫn chứng

Đất

Cây cần đất nhất

Đất có chất màu để nuôi cây, là nơi để cây sống. Nhổ cây ra khỏi đất, không có chất màu của đất cây sẽ chết.

Nước

Cây cần nước nhất

Nước vận chuyển chất màu đi khắp các bộ phận của cây, có nước đất mới tơi xốp. Khi trời hạn hán thì dù có đất cây cũng héo khô và sẽ chết. Đất cũng sẽ nứt nẻ.

Không khí

Cây cần không khí nhất

Cây không thể sống mà khồng cần đến không khí. Có thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.

Ánh sáng

Cây cần ánh sáng nhất

Ánh sáng là điều kiện để duy trì màu xanh cho cây. Cây không thể nào sống mà thiếu ánh sáng. Thiếu ánh sáng thậm chí đến con người cũng ốm yếu, gầy mòn.

Câu 6.

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, ánh sáng rất cần thiết. Ánh sáng mặt trời chiếu soi vào ban ngày giúp cho ta hoạt động, học tập, làm việc, ... một cách thoải mái. Nhưng khi màn đêm bao phủ, chúng ta cần có ánh sáng để tiếp tục sinh hoạt. Vì vậy, cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Đèn soi sáng giúp ta có thể đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy vậy, đèn cũng không có giá trị tuyệt đối vì đèn ra trước gió, (đèn dầu) sẽ tắt, và nếu là đèn điện thì cũng có lúc mất điện. Hơn nữa, đèn chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn sáng tự nhiên. Trăng có thể tỏa sáng khắp nơi, trăng không sợ gió. Trăng là nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ, bao nhạc sĩ, họa sĩ làm nên những tuyệt tác cho đời. Thế nhưng, trăng cũng không thể lúc nào cũng tồn tại vì trăng có lúc mờ, lúc tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc. Bởi vậy cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người. Dù có đèn người ta cũng cần ánh trăng để thư giãn.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Đề bài:
 
Câu 1:
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây trám đen

Ở đầu bản tôi có cây trán đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang. Vươn tỏa như những gọng ô. Trên những cái gọng ô ấy xòe tròn như một cái ô xanh ngút ngàn. Lá trám đne to chỉ bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp có màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà koong chạm hạt.

Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được làm ô mai, phơi khô ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám trên đầu bản.

   (Theo Hồ Thủy Giang)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a) Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của cây tràm trong bài đọc ?

A. Cây mới lớn, rất tươi tốt được trồng ở đầu bản.

B. Cây cổ thụ lâu năm rất gắn bó với dân làng.

C. Cây bóng mát, chưa lâu năm nhưng rất xanh tốt.

b) Tác giả miêu tả cây trám đen theo trình tự nào?

A. Tả sự phát triển của cây ở từng thời kì.

B. Tả từng bộ phận của cây.

C. Kết hợp tả từng bộ phận của cây và từng thời kì phát triển của cây.

c) Quả trám nếp có đặc điểm gì?

A. Bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn, cùi nông, cứng, có phần hơi khô.

B. To bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang, cùi dày béo, bùi.

C. Có màu tím, quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà không chạm hạt.

Câu 2: Viết những từ láy, từ ghép gợi tả hình ảnh được dùng trong bài đọc.

Câu 3: Chọn từ thích hợp nhất ( trong các từ cho sẵn sau) để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

- Trong lành, trong vắt (1)

- Bao la, mênh mông (2)

- Lăn tăn, li ti (3)

- Ngào ngạt,thơm phức (4)

- Im lìm, lặng ngắt (6)

Hồ về thu, nước ..... (1) ..... (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng ..... (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn ..... (4) mấy đóa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ..... (5). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề ..... (6).

Câu 4: Viết từng cặp hai câu, trong đó một câu theo yêu cầu:

- Có dùng đại từ để thay thế danh từ

- Có dùng đại từ để thay thế động từ

- Có dùng đại từ để thay thế tính từ

Câu 5: Gạch chân dưới các đại từ trong câu chuyện sau:

Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- Cậu có bao nhiêu trí khôn?

Gà Rừng trả lời:

- Tớ chỉ có một thôi.

- Ít thế thôi sao, mình có hàng trăm trí khôn.

Nói xong, chúng dắt tay nhau đi kiếm mồi.

(Sưu tầm)

Câu 6: Trong các điều kiện dưới đây, điều kiện nào không cần thiết phải tuân thủ trong quá trình thuyết minh, tranh luận? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

- Phải nói theo ý kiến của số đông.

- Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng.

- Phải có ý kiến riêng về vấn đề thuyết trình tranh luận.

Câu 7: Bạn Hùng học giỏi môn Toán, bạn cho rằng môn Toán là quan trọng nhất. Bạn Mai lại nói môn Tiếng Việt là quan trọng vì bạn yêu thích môn Tiếng Việt. Em hãy dùng lí lẽ của mình để nói cho hai bạn hiểu cả môn Toán và môn Tiếng Việt đều rất quan trọng với học sinh tiểu học.

Đáp án:

Câu 1:

a. Đáp án : B

b. Đáp án : B

c. Đáp án : C

Câu 2: Cao vút, cột nước, mập mạp, chiếc ô xanh, ngút ngát, mỡ màng

Câu 3:

(1) trong vắt

(2) mênh mông

(3) lăn tăn

(4) lơ thơ

(5) ngào ngạt

(6) lặng ngắt

Câu 4:

- Có dùng đại từ để thay thế danh từ

⟶ Con ngựa này bị thương nên đi tập tễnh.

- Có dùng đại từ để thay thế động từ

⟶ Tôi được đi chơi, Lan cũng thế.

- Có dùng đại từ để thay thế tính từ

⟶ Loan xinh đẹp, Thảo cũng vậy.

Câu 5:

Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- Cậu có bao nhiêu trí khôn?

Gà Rừng trả lời:

- Tớ chỉ có một thôi.

- Ít thế thôi sao, mình có hàng trăm trí khôn.

Nói xong, chúng dắt tay nhau đi kiếm mồi.

(Sưu tầm)

Câu 6:

Điều kiện không cần thiết phải tuân thủ trong quá trình thuyết minh, tranh luận đó là:

Phải nói theo ý kiến số đông.

Câu 7:

Toán là môn học rất quan trọng, vì nhờ có toán học ta mới thành thạo tính toán, tư duy logic, đầu óc linh hoạt. Tiếng Việt cũng là môn quan trọng không kém, nhờ có môn học này chúng ta mới mở rộng được tầm hiểu biết về xã hội, ngôn ngữ, linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày, biết nói lời hay ý đẹp ….Tóm lại, Toán và Tiếng Việt đều là những môn học rất quan trọng với học sinh Tiểu học

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học