Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Kết nối tri thức (có lời giải)

Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Kết nối tri thức

A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 10 đến tuần 17.

- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Chủ điểm: Trên con đường học tập

- Thư gửi các học sinh

Câu hỏi: Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,... trong những năm học tới?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Tấm gương tự học

Câu hỏi: Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Trải nghiệm để sáng tạo

Câu hỏi: Nhờ đâu mà An-đéc-xen viết được nhiều tác phẩm hay?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Khổ luyện thành tài

Câu hỏi: Vì sao thầy giáo cho rằng việc vẽ trứng là không dễ dàng?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Thế giới trong trang sách

Câu hỏi: Khổ thơ thứ ba giúp em cảm nhận được gì về ý nghĩa của những trang sách đối với tuổi thơ?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Từ những câu chuyện ấu thơ

Câu hỏi: Những trang sách có ý nghĩa như thế nào đối với bạn nhỏ?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí

Câu hỏi: Sau khi đọc lời giới thiệu, em có cảm nghĩ gì về cuốn sách?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Tinh thần học tập của nhà Phi-lít

Câu hỏi: Phương pháp học tập của gia đình mang lại lợi ích gì cho Phi-lít?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Nghệ thuật muôn màu

- Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thủy điện sông Đà.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Trí tưởng tượng phong phú

Câu hỏi: Theo em, nhờ đâu nhà văn Giô-an Rô-linh viết được cuốn sách có sức hấp dẫn lớn như vậy?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Tranh làng hồ

Câu hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Tập hát quan họ

Câu hỏi: Các liền anh liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Phim hoạt hình Chú ốc sên bay

Câu hỏi: Tờ quảng cáo cho biết những gì về nội dung và kĩ xảo của bộ phim?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Nghệ thuật múa ba lê

Câu hỏi: Theo em, vì sao diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Một ngôi chùa độc đáo

Câu hỏi: Vì sao chùa có tên là Một Cột và Liên Hoa Đài? Theo em, điều gì khiến chùa Một Cột được xem là “Ngôi cùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Sự tích chú Tễu

Câu hỏi: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thế nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. ĐỌC - HIỂU:

* Bài đọc 1:

CHUYỆN VẼ

An rất thích vẽ tranh. Một lần tình cờ, An quen ông Minh - một nghệ nhân làm gốm. Ông chia sẻ: “Nghề này cũng giống như cháu vẽ tranh vậy, có thể thoả sức sáng tạo. Bởi chúng đều là nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không có giới hạn.”. Lắng nghe lời ông Minh nói, nhìn đôi bàn tay ông nặn từng bình gốm, An dần cảm nhận được sự thú vị và đẹp đẽ của nghề gốm. Cậu quyết định mang vẻ đẹp này vào tranh của mình. Cậu vẽ một bức tranh rực rỡ về làng gốm. Nhưng ngay khi bức tranh sắp hoàn thành, cơn mưa bất chợt kéo đến và làm ướt tranh của cậu. An buồn lắm. Ông Minh thấy vậy lại nói: “Nghệ thuật đôi khi còn đến từ chính nỗi buồn nữa đấy An ạ!”. Nghe xong, An chợt hiểu ra rằng nghệ thuật không chỉ là cầm bút lên vẽ hay tạo hình một khối đất sét, mà nó còn là cách để thể hiện cảm xúc của bản thân. Thế là, cậu lại vẽ một bức tranh mới bằng chính cảm xúc lúc này của mình.

(Theo Hồng Thư)

Câu 1: An thích gì?

A. Thích làm gốm.

B. Thích vẽ tranh.

C. Thích đi học.

D. Thích đi chơi.

Câu 2: Vì sao An lại vẽ một bức tranh về làng gốm?

A. Vì An nhận ra vẻ đẹp của nghề gốm.

B. Vì An thích vẽ tranh.

C. Vì An thích ngắm những bình gốm.

D. Vì ông Minh bảo vẽ.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa làm gốm và vẽ tranh là gì?

A. Đều là nghệ thuật dân gian.

B. Đều có nhiều màu sắc.

C. Đều được thỏa sức sáng tạo.

D. Đều thỏa sức nhào nặn.

Câu 4: Ai là người giúp An nhận ra giá trị thật sự của nghệ thuật?

A. Ông bạn An.

B. Các nghệ nhân làng gốm.

C. Thầy giáo dạy Mĩ thuật.

D. Người họa sĩ

Câu 5: Câu chuyện đã giúp em hiểu ra điều gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (10 đề)

B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 1 TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Trước cổng trời” - trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 (Kết nối tri thức). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh con người trước khung cảnh thiên nhiên?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NÚI BẠCH MÃ

          Núi Bạch Mã (thuộc địa phận huyện Phú Lộc), cách Huế 60km về phía Nam, cao 1. 444m so với mực nước biển, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như Sa Pa, Tam Đảo, Đà lạt,…

          Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Thác Đỗ Quyên cao 400m, rộng 20m, những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa đỗ quyên nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ.

          Núi Bạch Mã Huế nằm trong khu vực Vườn Quốc Gia Bạch Mã, nơi giáp ranh giữa thành phố Huế và Đà Nẵng. Nơi đây có thảm động – thực vật đa dạng với hàng trăm loại sinh vật quý hiếm, trong đó có những loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

          Với cảnh quan thiên nhiên cùng khí hậu mát mẻ, núi Bạch Mã Huế là điểm du lịch rất nhiều du khách. Đứng trên đỉnh núi Bạch Mã, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm.

Theo www. thuathienhue. gov. vn

Câu 1. Núi Bạch Mã có độ cao bao nhiêu so với mực nước biển? (0,5 điểm)

A. 1600 km

B. 400 m

C. 1 444 m

D. 2 000 km

Câu 2. Khí hậu trên đỉnh núi Bạch Mã có điểm gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Khí hậu ôn đới

B. Khí hậu nổm ẩm,mưa nhiều

C. khí hậu nhiệt đới gió mùa

D. Khí hậu nóng mực, oi bức

Câu 3. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả thác Đỗ Quyên. (1 điểm)

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 4. Gạch một gạch dưới các từ dùng để xưng hô, gạch hai gạch dưới đại từ thay thế có trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Quân và An thấy một tổ chim trên cây. Quân nói: “Tớ sẽ mang chiếc tổ này về nuôi để những quả trứng nở thành chim non.”. Minh liền bảo: “Cậu không nên làm như vậy. Làm sao chúng có thể khỏe mạnh khi sống thiếu tình thương của mẹ?”.

(Trích “Khu vườn của ông” - Linh Anh)

Câu 5. Hãy chọn từ đồng nghĩa thích hợp trong khung rồi điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn sau: (1 điểm)

tưng bừng / sôi nổi / huyện náo

a) Trong giờ học chúng em thảo luận nhóm rất …………………………..

b) Không khí ngày khai trường thật ………………………….. nhộn nhịp

Câu 6. Từ sườn và từ tai trong mỗi câu dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1 điểm)

Sườn:

- Nó hích vào sườn tôi. 

- Con đèo này chạy ngang sườn núi.

- Dựa vào sường của bản báo cáo.

Tai:

- Chiếc cối xay lúa có hai tai rất điệu.

- Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.

- Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

Câu 7. Tìm các cặp kết từ được sử dụng trong các câu dưới đây: (1 điểm)

a) Nếu đến ngày mai trời vẫn không tạnh mưa thì hội thao của trường em năm nay sẽ bị hủy bỏ.

b) Tuy đã sáng tháng 11 rồi nhưng trời vẫn còn nắng nóng gay gắt.

c) Vì trời sắp có dông nên gió thổi rất mạnh, cuốn bay hết lá khô trên vỉa hè.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

MỘT CHIỀU CUỐI THU

Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Theo Nguyễn Trọng Tạo

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết bài văn tả cảnh buổi sáng trong vườn cây.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thử đề cương Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học