Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 Kết nối tri thức (có lời giải)
Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh đó là 10 đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề cương Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP
I. PHẦN ĐỌC
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG
- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 19 đến tuần 26.
- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
* Chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống
- Tiếng hát của người đá
Câu hỏi: Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu hỏi: Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Hạt gạo làng ta
Câu hỏi: Các bạn nhỏ đã đóng góp những gì để làm ra hạt gạo?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Hộp quà màu thiên thanh
Câu hỏi: Khi viết thư cho cô giáo, Tân đã nhớ lại kỉ niệm gì?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Giỏ hoa tháng Năm
Câu hỏi: Việc Xu-di vẫn quyết định tặng bạn giỏ hoa với nhiều bông màu vàng mà bạn yêu thích thể hiện điều gì?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Thư của bố
Câu hỏi: Ở khổ thơ thứ nhất, bạn nhỏ đã chia sẻ điều gì?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Đoàn thuyền đánh cá
Câu hỏi: Những hình ảnh ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Khu rừng của Mát
Câu hỏi: Theo em, vì sao Mát bừng tỉnh, quyết tâm khôi phục trang trại khi nghe bà cụ nói: “Cây bị thiêu cháy thì trồng lại là được. Cậu còn trẻ mà!”?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
* Chủ điểm: Hương sắc trăm miền
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Câu hỏi: Cách lấy lửa để nấu cơm trong cuộc thi được miêu tả như thế nào?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Những búp chè trên cây cổ thụ
Câu hỏi: Thào A Sùng mơ ước điều gì? Những chi tiết nào thể hiện ước mơ đó?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Hương cốm mùa thu
Câu hỏi: Cách tả màu sắc của hạt cốm cho thấy bạn nhỏ cảm nhận thế nào về món quà kì diệu của mùa thu?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Vũ điệu trên nền thổ cẩm
Câu hỏi: Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện như thế nào?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Đàn t’rưng - tiếng ca đại ngàn
Câu hỏi: Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Đường quê Đồng Tháp Mười
Câu hỏi: Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói điều gì về quê hương mình?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Xuồng ba lá quê tôi
Câu hỏi: Tác giả đã giới thiệu thế nào về xuồng ba lá?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Về thăm Đất Mũi
Câu hỏi: Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi”, tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình”?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
2. ĐỌC - HIỂU:
* Bài đọc 1:
Kì diệu Ma-rốc
Ma-rốc, vùng đất xa xôi có ngàn lẻ một điều huyền bí khiến ai cũng mê mẩn. Những sa mạc cát mênh mang, những ngày nắng chói chang và dải trời xanh ngắt tựa như thế giới bước ra từ những câu chuyện cổ tích.
Khi những cơn gió nóng cuối cùng mang theo hơi thở của mặt trời tràn qua dải đồi vàng óng, cả biển cát vàng dưới chân tôi chuyển mình vội vã. Những sóng cát nhấp nhô nối với nhau đến tận chân trời xanh ngắt phía xa như không bao giờ kết thúc. Tôi vẫn không tin mình đang tiến vào sa mạc Xa-ha-ra, cho đến khi chú lạc đà khuỵu chân chậm rãi xuôi xuống một dốc cát. Cả một sa mạc khổng lồ ở trước mắt. Như thể cả thế giới lúc ấy không còn gì khác ngoài cát cháy bỏng da và trời xanh ngắt, cao vời vợi.
Kì diệu là những sóng cát mới phút trước đang vàng óng ả, phút sau chỉ còn chút ánh hồng khi hoàng hôn vừa tắt và rồi thật lặng lẽ vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm. Kì diệu là khi cả biển cát xám tưởng như không một sức sống bỗng dưng tỉnh giấc hồi sinh trong bình minh lộng lẫy và khoác lên mình sắc cam đỏ rực rỡ.
Đinh Hằng
Câu 1: Bầu trời ở Ma-rốc được miêu tả như thế nào?
A. Xanh ngắt, cao vời vợi.
B. Mênh mang, chói chang.
C. Khổng lồ, vàng óng ả.
D. Huyền bí, xa xôi.
Câu 2: Con lạc đà được miêu tả thế nào?
A. Đứng nghiêm trang trên sa mạc.
B. Khuỵu chân chậm rãi xuôi xuống một dốc cát.
C. Vùi mình vào cát ở sa mạc Xa-ha-ra để tránh nóng.
D. Thong thả chở từng đoàn khách qua dốc cát.
Câu 3: Tác giả cảm nhận được những điều kì diệu nào khi đến Ma-rốc?
A. Sự rộng lớn của sa mạc
B. Sự kì lạ, rực rỡ của hoàng hôn.
C. Sự đổi màu của mặt trời.
D. Sự thay đổi của những sóng cát.
Câu 4: Khi hoàng hôn vừa tắt, những sóng cát đã thay đổi thế nào?
A. Chỉ còn chút ánh hồng.
B. Lặng lẽ vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm.
C. Vàng óng ả.
D. Khoác lên mình sắc cam đỏ rực rỡ.
Câu 5: Nêu nội dung chính của bài đọc:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (10 đề)
B. ĐỀ THI THAM KHẢO GIỮA HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Hương cốm mùa thu” (Trang 53 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Chi tiết nào cho thấy cốm là thức quà đặc trưng của Hà Nội?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÂY LÁ ĐỎ
Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm, còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi - nơi chị ấy làm việc - có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hi sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”.
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
(Theo Trần Hoài Dương)
Câu 1. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)
A. Vì muốn có chỗ để trồng nhãn.
B. Vì lá cây rụng quá nhiều.
C. Vì cây không có quả, cũng không có hoa.
D. Vì màu sắc của cây không đẹp.
Câu 2. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của cây lá đỏ trong bài đọc? (0.5 điểm)
A. Hoa đỏ như mặt trời.
B. Quả không ăn được.
C. Tán cây xoè rộng.
D. Nhựa cây màu đỏ.
Câu 3. Tại sao chị Phương lại rất quý cây lá đỏ? (1 điểm)
A. Vì nó gợi nhớ kỉ niệm với chị Duyên.
B. Vì nó mang lại bóng mát cho góc vườn.
C. Vì nó là cây duy nhất trong vườn.
D. Vì nó có quả rất ngon.
Câu 4. Thêm vế các câu thích hợp để tạo câu ghép. (1 điểm)
a) Mưa càng to, …………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
b) Chẳng những Mai hiền lành mà ……………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
c) Tuy trời rét nhưng …………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
d) Tiếng trống trường vừa vang lên, ……………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Câu 5. Em hãy viết lại những câu đơn dưới đây thành câu ghép: (1 điểm)
a) Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau.
……………………………………………………………………………………….
b) Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.
……………………………………………………………………………………….
Câu 6. Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sếu, táu cứng như sắt đã hiện ra.” Được nối với nhau bằng cách nào? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: (1 điểm)
a) Em bé cười.
b) Mấy chú Dế sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
c) Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Lập làng giữ biển
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy tả lại người bạn thân ở trường của em.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Xem thử đề cương Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)