Top 30 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án

Trọn bộ 30 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4.

Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Người thu gió” (Trang 57, 58 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

LẠC ĐÀ VÀ CHUỘT CỐNG

Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói:

- Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn!

Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống:

- Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi!

Chuột Công trả lời ra vẻ thản nhiên:

- Nhưng nước quá sâu.

Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống:

- Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi.

Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vửa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban đầu:

- Nhưng mà tôi chưa cao quá cái móng chân của anh, nói gì tới đầu gối. Hay là... hay là... xin anh chở tôi qua sông nhé?

Lúc này, Lạc Đà cười to:

- Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!

(Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới)

Câu 1 (0,5 điểm). Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường?

A. Đuổi theo và cắn lấy dây thừng trên cổ Lạc Đà.

B. Cắn sợi dây thừng, chạy lên trước và huyênh hoang mình dắt được Lạc Đà.

C. Chạy lên trước và huyênh hoang là mình dắt được Lạc Đà.

D. Cắn sợi dây thừng để Lạc Đà kéo nó đi.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, thái độ của Lạc Đà như thế nào?

A. Lạc Đà tức giận, mắng Chuột Cống.

B. Lạc Đà không nghe thấy lời Chuột Cống nói.

C. Lạc Đà coi như không có chuyện gì xảy ra.

D. Lạc Đà dừng lại và không đi với Chuột Cống nữa.

Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao Lạc Đà cười to?

A. Vì Chuột Công không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở.

B. Vì Chuột Cống biết nói sự thật, không huyênh hoang nữa.

C. Vì sông cạn, nước sông chỉ tới đầu gối Lạc Đả.

D. Vì Chuột Cống bị đuối nước và khẩn khoản nhờ Lục Di cứu giúp.

Câu 4 (0,5 điểm). Qua câu chuyện, ta thấy bạn Chuột Cống là người:

A. Ba hoa, khoác lác

B. Chăm chỉ, nhanh nhẹn

C. Tự kiêu, ích kỉ

D. Hiền lành, thật thà

Câu 5 (1,0 điểm). Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên ta điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ được sử dụng trong câu chuyện trên.

................................................................................................

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé. Người bán vé trả lời: Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?

Câu 8 (1,0 điểm). Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

“Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.”

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Cho các sự vật sau: đồng hồ, chú cún con. Em hãy đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa các sự vật đã nêu trên.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển bộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà mây chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu chuyện đã học (đã đọc).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Chân trời cuối phố” (Trang 59, 60 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún và giải thích vì sao cún có những cảm xúc đó?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

BUỔI CHỢ TRUNG THU

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Câu 1 (0,5 điểm). Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

A. Đêm muộn

B. Hoàng hôn

C. Bình minh

D. Giữa trưa

Câu 2 (0,5 điểm). Không phí buổi chợ trung du như thế nào?

A. Nhộn nhịp

B. Yên tĩnh.

C. Êm đềm

D. Vắng lặng

Câu 3 (0,5 điểm). Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?

A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.

B. Buổi chợ dần dần tươi sáng.

C. Chân bước thoăn thoắt.

D. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều.

Câu 4 (0,5 điểm). Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?

A. Chợ rất phong phú người và đồ dùng.

B. Có nhiều quần áo, vải vóc bán trong chợ.

C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.

D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.

Câu 5 (1,0 điểm). Khung cảnh buổi chợ trung thu gợi cho em những suy nghĩ gì về cảnh vật và con người nơi đây?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sâu vào đúng bảng dưới đây:

Nhiều người vẫn nghĩ loài cây Bao Báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xcaẤn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.

Danh từ chung

Danh từ riêng

 

 

Câu 7 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (DT) dưới từ gạch chân trong câu sau:

Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.

Câu 8 (1,5 điểm). Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy gạch chân vào những từ sai đó và chữa lại cho đúng:

Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen.

Câu 9 (0,5 điểm). Em hãy đặt câu miêu tả hành động bắt chuột của con mèo, trong đó có sử dụng 2 động từ.

................................................................................................ ................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Biển đẹp

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở trường em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Về thăm bà” (Trang 41 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn cảm thấy thong thả và bình yên?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xin, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chính quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn... Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Câu 1 (0,5 điểm). Sầu riêng là loại quả đặc sản của miền nào? (0,5 điểm)

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Mùa trái sầu riêng rộ vào tháng mấy?

A. Tháng 2, 3

B. Tháng 3, 4

C. Tháng 4, 5

D. Tháng 3, 4, 5

Câu 3 (0,5 điểm). Những cụm từ miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng là:

A. Thân nó khẳng khiu, cao vút; hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn; hương vị quyến rũ đến kì lạ.

C. Hoa đậu từng chùm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Câu 4 (0,5 điểm). Những từ ngữ tả hoa của cây sầu riêng là:

A. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo.

B. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cảnh ngang thẳng đuột….

C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

D. Cả A và B

Câu 5 (1,0 điểm). Em hãy ghi lại câu văn miêu tả nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng, sau đó hãy đưa ra nhận xét:

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT) trong câu sau:

a) Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được.

b) Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộngngười ấy được cuộc.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 2 tính từ thuộc các trường từ vừng sau:

a) Đặc điểm của em bé:................................................................................................

b) Đặc điểm của cây cối:................................................................................................

Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn thơ sau:

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: - “Kìa anh bạn!

Lại gặp anh ở đây!”

(trích Chú bò tìm bạn)

a. Em hãy tìm các danh từ có trong khổ thơ trên.

b. Em hãy tìm các động từ có trong khổ thơ trên.

Câu 9 (0,5 điểm). Cho các danh từ sau: đỏ, xanh. Hãy bổ sung thêm tiếng ở trước hoặc ở sau danh từ đã cho để tạo thành các tính từ.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Cánh diều tuổi thơ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiêng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sao kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết bài văn kể lại câu chuyện em đã được học (đã đọc) ca ngợi về lòng dũng cảm của con người.




Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (sách cũ)


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học