Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất gọi là:

A. Lược đồ.

B. Bản đồ.

C. Sơ đồ.

D. Biểu đồ.

Câu 2 (0,5 điểm). Hoạt động chính của lễ hội Lồng Tồng là:

A. Nghi lễ xuống đồng.

B. Nghi lễ thượng đồng.

C. Thi cấy lúa.

D. Thi cày ruộng.

Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không phải đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn là:

A. Là dãy núi đồ sộ nhất nước ta.

B. Có đỉnh Phan-xi-păng cao 4143m – nóc nhà Đông Dương.

C. Có các dãy núi nhỏ nằm san sát, tạo nên địa hình hiểm trở.

D. có độ dài khoảng 180km.

Câu 4 (0,5 điểm). Một số điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tuyết vào mùa đông là:

A. Mộc Châu, Mẫu Sơn.

B. Sapa, Mộc Châu.

C. Sapa, Mẫu Sơn.

D. Bảo Hà, Sapa.

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về câu chuyện danh nhân ở địa phương em, em có thể tìm hiểu theo các ý chính nào?

A. Tên danh nhân, những đóng góp của danh nhân, bài học em rút ra.

B. Tên danh nhân, tiểu sử danh nhân, cảm nhận của em về danh nhân.

C. Tên danh nhân, câu chuyện về danh nhân, bài học em rút ra từ câu chuyện.

D. Tên danh nhân, sự nổi tiếng và tần ảnh hưởng của danh nhân đó.

Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về ruộng bậc thang vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Được tạo nên từ các sườn đồi núi có khe nước, ít sỏi đá.

B. Ở mỗi bậc ruộng có bờ để giữ nước, chặn đất khỏi xói mòn.

C. Được hình thành trên các sườn đồi thoải và thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng.

D. Thể hiện cách sử dụng đất hợp lí của người dân vùng núi.

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây có nội dung nào?

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

A. Quặng sắt

B. Than chì

C. Thiếc

D. A-pa-tít

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là đặc điểm của lễ hội Xương Giang?

A. Được tổ chức hằng năm ở thành phố Bắc Giang.

B. Để kỉ niệm chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Lễ hội được tổ chức ở nhiều địa điểm.

D. Sau khi dâng hương, mọi người tụ tập chơi các trò chơi dân gian tại thành Xương Giang.

Câu 9 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về lễ hội đặc trưng của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

A. Tên lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức, các hoạt động chính, mục đích tổ chức và cảm nhận của em.

B. Tên lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức, sự nổi tiếng của lễ hội , mục đích tổ chức và cảm nhận của em.

C. Tên lễ hội, thời gian tổ chức, trang phục lễ hội, mục đích tổ chức và cảm nhận của em.

D. Tên lễ hội, địa điểm tổ chức, ý nghĩa lễ hội, sự thu hút khách tham gia và cảm nhận của em.

Câu 10 (0,5 điểm). Người dân vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chọn những sườn núi và đồi như thế nào để làm ruộng bậc thang?

A. Có bề mặt nhẵn nhụi, ít sỏi đá.

B. Có khe nước, bề mặt bằng phẳng.

C. Có khe nước, ít sỏi đá.

D. Có bề mặt tương đối bằng phẳng, có vách để giữ nước.

Câu 11 (0,5 điểm). Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm được tổ chức vào ngày:

A. 10/3 (âm lịch).

B. 10/3 (dương lịch).

C. 3/10 (âm lịch).

D. 3/10 (dương lịch).

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

A. Cờ tướng.

B. Cờ vua.

C. Cờ người

D. Cờ vây.

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là địa điểm lễ rước kiệu đi qua?

A. Đền Giếng.

B. Núi Nghĩa Lĩnh.

C. Đền Hạ.

D. Cổng Đền.

Câu 14 (0,5 điểm). Tâm của các vòng xòe Thái thường là:

A. Một vật bất kì.

B. Người chỉ huy.

C. Cột cờ

D. Hũ rượu cần/ đống lửa.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thể hiện nội dung gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Bài 1 (5,0 điểm). Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía nào của nước ta?

A. Phía bắc.

B. Phía nam.

C. Phía đông.

D. Phía tây.

Câu hỏi 2. Địa hình chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là.

A. trung du.

B. đồng bằng.

C. đồi núi.

D. cao nguyên.

Câu hỏi 3. Xoè là loại hình múa truyền thống của dân tộc nào?

A. Kinh.

B. Thái.

C. Tày.

D. Mường.

Câu hỏi 4. Năm 2020, vùng Đồng bằng Bắc Bộ có số dân là

A. 14 triệu người.

B. hơn 35 triệu người.

C. 21 triệu người.

D. hơn 21 triệu người.

Câu hỏi 5. Địa hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ

A. chủ yếu là đồi núi.

B. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.

C. có các dãy núi lan ra sát biển.

D. tương đối bằng phẳng.

Câu hỏi 6. Một trong những lễ hội truyền thống của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ là

A. lễ hội chùa Hương.

B. lễ hội Gầu Tào.

C. lễ hội cồng chiêng.

D. lễ hội Đền Hùng.

Câu hỏi 7. Trống đồng Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

A. Hoà Bình.

B. Sơn La.

C. Thanh Hoá.

D. Hà Nam.

Câu hỏi 8. Yếu tố nào dưới đây không phải lợi thế của thành Đại La?

A. Muôn vật phong phú, tốt tươi.

B. Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ.

C. Dân không khổ vì ngập lụt.

D. Có thể phòng thủ nhờ địa hình đồi núi.

Câu hỏi 9. Trong lịch sử, Hà Nội từng có tên là

A. Tây Đô.

B. Phú Xuân.

C. Đông Đô.

D. Đồ Bàn.

Câu hỏi 10. Sự kiện nào dưới đây gắn với lịch sử Thăng Long - Hà Nội?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

B. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

C. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (1945).

D. Vua Bảo Đại tuyên bố Thoái vị (1945).

Bài 2 (1,0 điểm). Điền Đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

STT

Nội dung

Đúng (Đ)

Sai (S)

1

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bắt đầu xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.

 

 

2

Việc dựng bia ghi danh những người đỗ đạt nhằm khuyến khích tinh thần hiếu học trong nhân dân.

 

 

3

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới.

 

 

4

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi để tìm hiểu và tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc.

 

 

Bài 3 (1,0 điểm). Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thưa thớt

Rộng

Miền núi

Không đồng đều

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích……………... và nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư………………. Dân cư trong vùng phân bố ………………… giữa các tỉnh, giữa khu vực....................... và khu vực trung du.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Bài 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng “Đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Bài 2 (1,0 điểm): Em hãy đề xuất 4 biện pháp bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng?

Câu 1 (0,5 điểm). Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải miền Trung là

A. quần đảo Cát Bà và Thổ Chu.

B. quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.        

C. quần đảo Cô Tô và Cát Bà.

D. quần đảo Thổ Chu và Cô Tô.

Câu 2 (0,5 điểm). Dân cư vùng Duyên hải miền Trung phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Miền núi

B. Đồng bằng và ven biển

C. Trung tâm thành phố

D. Cả đồng bằng và miền núi

Câu 3 (0,5 điểm). Những vật dụng gắn liền với người dân miền biển ở Duyên hải miền Trung là

A. Thuyền thúng, lưới đánh cá,…

B. Gùi, dao phát cỏ,…

C. Dao phát cỏ, lưới đánh cá…

D. Gùi; khạp, chum, vại,…

Câu 4 (0,5 điểm). Hoạt động kinh tế nào của ngư dân vùng Duyên hải miền Trung đã góp phần bảo vệ chủ quyền biển - đảo nước ta?

A. Trồng cây lương thực.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Đánh bắt cá trên biển.

D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Câu 5 (0,5 điểm). Một trong những di sản văn hóa phi vật thể của người dân vùng Duyên hải miền Trung là

A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

B. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

C. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

D. Dân ca ví dặm (Nghệ An, Hà Tĩnh).

Câu 6 (0,5 điểm). Một số cây công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên là

A. cà phê, hồ tiêu, cao su, chè,…

B. lúa nước, bông, hồ tiêu,…

C. hồi, thảo quả, lúa mạch,…

D. hồ tiêu, nghệ tây, lúa mì,…

Câu 7 (0,5 điểm). Lễ hội Lam Kinh được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 âm lịch hằng năm, nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện mong ước về cuộc sống ấm no.

B. Thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.

C. Cầu xin mưa thuận gió hoà.

D. Cầu xin sức khỏe, mùa mang bội thu.

Câu 8 (0,5 điểm). Địa danh nào dưới đây không thuộc cố đô Huế?

A. Chùa Thiên Mụ.

B. Cung điện Lam Kinh.

C. Núi Ngự.

D. Chùa Thiên Mụ.

Câu 9 (0,5 điểm). Vào năm 2020, vùng nào có quy mô và mật độ dân số thấp nhất Việt Nam?

A. Nam bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 10 (0,5 điểm). Địa danh nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?

Thông tin.

- Còn gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601.

- Chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng.

- Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.

A. Chùa Bái Đính.

B. Chùa Trấn Quốc.

C. Chùa Yên Tử.

D. Chùa Thiên Mụ.

Câu 11 (0,5 điểm). Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) là

A. Hội quán Phúc Kiến.

B. Chùa Linh Ứng.      

C. Nhà cổ của ông Hà Hữu Thể.

D. Nhà thờ họ Đỗ làng Đông Ngạc.

Câu 12 (0,5 điểm). Để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An, chúng ta không nên

A. tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của Hội An.

B. trùng tu các công trình đã xuống cấp

C. giữ gìn sạch đẹp môi trường tại khu di tích.

D. làm hư hại các công trình, di tích lịch sử.

Câu 13 (0,5 điểm). Khí hậu vùng Tây Nguyên có hai mùa rõ hệt là

A. mùa mưa và mùa khô

B. mùa đông và mùa hè.

C. mùa nóng và mùa lạnh.

D. mùa cạn và mùa lũ.

Câu 14 (0,5 điểm). Cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?

A. Cao nguyên Mơ Nông.

B.Cao nguyên Mộc Châu.  

C. Cao Nguyên Di Linh.

D. Cao nguyên Lâm Viên.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số tác động của khí hậu, sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung đến đời sống và hoạt động sản xuất.

Câu 2 (1,0 điểm). Nguyên nhân chủ yếu nào khiến diện tích rừng ở vùng Tây Nguyên bị thu hẹp. Từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ rừng.  

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên?

A. Được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.

B. Đàn ông thường đóng khố, ở trần; trời lạnh khoác thêm tấm choàng.

C. Đồng bào Tây Nguyên thường mặc áo bà ba, đội khăn rằn.

D. Phụ nữ thường mặc áo chui đầu, váy tấm,...

Câu 2. Anh hùng N’Trang Lơng là người dân tộc nào?

A. Mnông.

B. Ba Na.

C. Gia Rai.

D. Cơ Ho.

Câu 3. Loại nhạc cụ nào của đồng bào Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau?

“Lưng bằng cái thúng,

Bụng bằng quả bòng,

Nằm võng đòn cong,

Vừa đi vừa hát?”

A. Đàn Tơ-rưng.

B. Cồng chiêng.

C. Khèn.

D. Đàn Nhị.

Câu 4. Di sản văn hóa phi vật thể nào của đồng bào Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2006?

A. Nghệ thuật bài chòi.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Đờn ca tài tử.

D. Lễ mừng cơm mới của đồng bào Xinh Mun.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?

A. Tái hiện các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

B. Được tổ chức luân phiên hằng năm tại 5 tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên.

C. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng sự đoàn kết giữa các dân tộc.

D. Chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng là các dân tộc: Kinh, Thái…

Câu 6. Vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lớn nhất cả nước là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Duyên hải miền Trung.

Câu 7. Vùng Nam Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống, như:

A. Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho,...

B. Kinh, Hoa, Chăm, Khmer...

C. Lô Lô, Hà Nhì, Cơ Tu...

D. Dao, Thái, Ba Na, Cơ Ho,...

Câu 8. Lý do nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước?

A. Có đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ.

B. Nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi.

C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

D. Lúa nước là loại cây trồng duy nhất ở đây.

Câu 9. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ là

A. chợ nổi.

B. chợ phiên vùng cao.

C. chợ tình.

D. chợ đêm.

Câu 10. Nữ anh hùng tiêu biểu của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ là

A. Bùi Thị Xuân.

B. Lê Chân.

C. Nguyễn Thị Minh Khai.

D. Nguyễn Thị Định.

Câu 11. Trong quá khứ, thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là

A. Gia Định.

B. Đông Kinh.

C. Tây Đô.

D. Đông Đô.

Câu 12. Công trình nào dưới đây không thuộc địa đạo Củ Chi?

A. Hầm quân y.

B. Hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri.

C. Hầm chông.

D. Hầm giải phẫu.

Câu 13. Bếp Hoàng Cầm có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khói bếp khi nấu ăn, nhằm

A. thu hút sự chú ý của quân địch.

B. tránh sự phát hiện của quân địch.

C. tiêu diệt, ngăn quân địch tới gần.

D. nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng về Địa đạo Củ Chi?

A. Là công trình dưới lòng đất, phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ.

B. Là công trình phòng thủ, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. Có hệ thống đường hầm dài hàng trăm ki-lô-mét.

D. Có những công trình phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về đất và sông ngòi của vùng Nam Bộ.

Câu 2 (1,0 điểm): Hãy vẽ trục thời gian thể hiện một số sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học