Top 10 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 (có đáp án)

Trọn bộ 10 đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4 KNTT Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4 CTST Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4 CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4 KNTT Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4 CTST Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhà sàn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được làm bằng vật liệu gì?

A. Các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá

B. Làm bằng khung sắt, tôn.

C. Xây bằng gạch, mái lợp ngói.

D. Nhà được làm bằng nhựa.

Câu 2. Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?

A. Ba Na.

B. Ê Đê.

C. Cơ Ho.

D. Mnông.

Câu 3. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn các tỉnh nào?

A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

B. Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

C. Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông.

D. Lâm Đồng, Kon Tum.

Câu 4. Một hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tây Nguyên?

A. Thi nấu cơm.

B. Đánh cồng chiêng.

C. Kéo co.

D. Múa Xoè.

Câu 5. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, Cồng chiêng có vai trò rất quan trọng. Loại nhạc cụ này

A. được sử dụng để thúc giục người dân lao động.

B. được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí, đón tiếp khách.

C. chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tổ chức vào mùa đông.

D. chỉ được sử dụng bởi các già làng, trong các dịp tiếp đón khách quý.

Câu 6. Các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ là

A. Khơ-me, Hoa, Chăm, Xơ Đăng,...

B. Kinh, Thái, Mường, Chăm,

C. Dao, Mông, Tày, Hoa,...

D. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...

Câu 7. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Tháp Mười.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tứ giác Long Xuyên.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng Nam Bộ?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Nguồn nguyên liệu dồi dào.

C. Khí hậu nắng nóng quanh năm.

D. Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.

Câu 9. Nhà ở truyền thống của nhân dân vùng sông nước Nam Bộ phổ biến là kiểu nhà nào?

A. Nhà lợp bằng lá.

B. Nhà Rông

C. Nhà lợp ngói.

D. Nhà sàn, nhà nổi.

Câu 10. Một trong những câu nói nổi tiếng của anh hùng Nguyễn Trung Trực là

A. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.

B. “Nếu bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu thần trước đã”.

C. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo gì”.

D. “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương phương Bắc”.

Câu 11. Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?

A. Năm 1945.

B. Năm 1954.

C. Năm 1975.

D. Năm 1976.

Câu 12. Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở những xã nào hiện nay?

A. Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức.

B. Nhuận Đức và An Phú.

C. An Phú và An Nhơn Tây.

D. Nhuận Đức và Phước Hiệp.

Câu 13. Địa đạo Củ Chi rất khó bị địch phát hiện vì

A. được xây dựng kiên cố và bảo vệ chặt chẽ.

B. được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.

C. thường xuyên được thay đổi địa điểm.

D. có cấu tạo phức tạp, kiên cố.

Câu 14. Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi?

A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực.

B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta.

C. Nơi nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí sinh học.

D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về địa hình và khí hậu của vùng Nam Bộ.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục kinh tế, chính trị, quan trọng của đất nước.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên?

A. Được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.

B. Đàn ông thường đóng khố, ở trần; trời lạnh khoác thêm tấm choàng.

C. Đồng bào Tây Nguyên thường mặc áo bà ba, đội khăn rằn.

D. Phụ nữ thường mặc áo chui đầu, váy tấm,...

Câu 2. Anh hùng N’Trang Lơng là người dân tộc nào?

A. Mnông.

B. Ba Na.

C. Gia Rai.

D. Cơ Ho.

Câu 3. Loại nhạc cụ nào của đồng bào Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau?

“Lưng bằng cái thúng,

Bụng bằng quả bòng,

Nằm võng đòn cong,

Vừa đi vừa hát?”

A. Đàn Tơ-rưng.

B. Cồng chiêng.

C. Khèn.

D. Đàn Nhị.

Câu 4. Di sản văn hóa phi vật thể nào của đồng bào Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2006?

A. Nghệ thuật bài chòi.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Đờn ca tài tử.

D. Lễ mừng cơm mới của đồng bào Xinh Mun.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?

A. Tái hiện các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

B. Được tổ chức luân phiên hằng năm tại 5 tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên.

C. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng sự đoàn kết giữa các dân tộc.

D. Chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng là các dân tộc: Kinh, Thái…

Câu 6. Vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lớn nhất cả nước là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Duyên hải miền Trung.

Câu 7. Vùng Nam Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống, như:

A. Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho,...

B. Kinh, Hoa, Chăm, Khmer...

C. Lô Lô, Hà Nhì, Cơ Tu...

D. Dao, Thái, Ba Na, Cơ Ho,...

Câu 8. Lý do nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước?

A. Có đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ.

B. Nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi.

C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

D. Lúa nước là loại cây trồng duy nhất ở đây.

Câu 9. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ là

A. chợ nổi.

B. chợ phiên vùng cao.

C. chợ tình.

D. chợ đêm.

Câu 10. Nữ anh hùng tiêu biểu của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ là

A. Bùi Thị Xuân.

B. Lê Chân.

C. Nguyễn Thị Minh Khai.

D. Nguyễn Thị Định.

Câu 11. Trong quá khứ, thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là

A. Gia Định.

B. Đông Kinh.

C. Tây Đô.

D. Đông Đô.

Câu 12. Công trình nào dưới đây không thuộc địa đạo Củ Chi?

A. Hầm quân y.

B. Hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri.

C. Hầm chông.

D. Hầm giải phẫu.

Câu 13. Bếp Hoàng Cầm có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khói bếp khi nấu ăn, nhằm

A. thu hút sự chú ý của quân địch.

B. tránh sự phát hiện của quân địch.

C. tiêu diệt, ngăn quân địch tới gần.

D. nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng về Địa đạo Củ Chi?

A. Là công trình dưới lòng đất, phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ.

B. Là công trình phòng thủ, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. Có hệ thống đường hầm dài hàng trăm ki-lô-mét.

D. Có những công trình phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về đất và sông ngòi của vùng Nam Bộ.

Câu 2 (1,0 điểm): Hãy vẽ trục thời gian thể hiện một số sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu gì?

A. Thổ cẩm.

B. Lụa tơ tằm.

C. Vải bông.

D. Vải sợi tổng hợp.

Câu 2. Người anh hùng nào của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

A. Nông Văn Dền.

B. N’Trang Lơng.

C. Đinh Núp.

D. La Văn Cầu.

Câu 3. Những dân tộc nào là chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?

A. Kinh, Thái, Tày, Mường, Thổ,…

B. Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng,…

C. Chăm, Thái, Mông, Dao, Kinh,…

D. Hoa, Lô Lô, Hà Nhì, Kinh, Nùng,…

Câu 4. Đồng bào Tây Nguyên không sử dụng cồng chiêng trong nghi lễ truyền thống nào sau đây?

A. Lễ mừng lúa mới.

B. Lễ cúng sức khỏe voi.

C. Lễ hội té nước.

D. Lễ Trưởng thành.

Câu 5. Tại vùng Nam Bộ, các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nam Bộ.

C. Đồng Tháp Mười.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Phân bố dân cư ở vùng Nam Bộ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chỉ tập trung đông ở Đông Nam Bộ.

B. Tập trung đông ở dải đất ven sông Đồng Nai.

C. Phân bố đều khắp ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

D. Tập trung đông ở các đô thị, dải đất ven sông Tiền, sông Hậu.

Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho Nam Bộ trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta?

A. Nhiều vùng đất ngập nước.                   

B. Vùng trồng lúa gạo nhiều nhất cả nước.

C. Người dân giàu kinh nghiệm và năng động.

D. Vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 8. Địa danh nào sau đây không thuộc vùng Nam Bộ?

A. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

B. Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang).

C. Chợ Y Tý Bát Xát (Lào Cai).

D. Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long).

Câu 9. Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là

A. áo chui đầu, váy tấm.

B. áo bà ba và khăn rằn.

C. áo tứ thân và nón quai thao.

D. áo mớ ba, mớ bảy.

Câu 10. Người anh hùng nào của đất Nam Bộ đã được nhân dân suy tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên soái”?

A. Nguyễn Quyền.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Đình Chiểu.

D. Trương Định.

Câu 11. Trước năm 1976, Thành phố Hồ Chí Minh có những tên gọi khác như:

A. Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.

B. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Sài Gòn.

C. Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn, Kẻ Chợ.

D. Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Tân Bình.

Câu 12. Ngày 5-6-1911, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời địa danh nào dưới đây để đến cảng Mác-xây (Pháp)?

A. Bến Nghé

B. Sông Nhà Bè.

C. Bến Nhà Rồng.

D. Huyện Nhà Bè.

Câu 13. Nhân vật lịch sử nào dưới đây gắn liền với sự thành lập phủ Gia Định?

A. Đào Duy Từ.

B. Nguyễn Hữu Cảnh

C. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

D. Chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Câu 14. Vì sao địa đạo Củ Chi rất khó bị quân địch phát hiện?

A. Xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép và bảo vệ chặt chẽ.

B. Địa đạo có cấu tạo phức tạp, kiên cố, trang bị nhiều vũ khí tối tân.

C. Được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.

D. Quân dân Nam Bộ thường xuyên được thay đổi địa điểm bố trí địa đạo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. Từ đó đề xuất một số biện pháp để khắc phục khó khăn.

Câu 2 (1,0 điểm). Kể tên một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi. Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.




Lưu trữ: Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (sách cũ)


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học