4 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Với bộ 4 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 4 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Xem thử

Chỉ từ 60k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm).  Lược đồ khác với bản đồ ở điểm:

A. Có nội dung chi tiết hơn.

B. Có nội dung giản lược hơn.

C. Có số liệu chính xác hơn.

D.Có hình ảnh rõ nét hơn.

Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Lồng Tồng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức còn gọi là:

A. Lễ hội Xuống đồng.

B. Lễ hội Tịch Điền.

C. Lễ hội Lúa mới.

D. Lễ hội Xuân mới.

Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không đúng khi nói về vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Là vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc nước ta.

B. Phía Nam giáp với Đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung.

C. Phía Bắc giáp với Lào và Cam-pu-chia.

D. Có đường biên giới chung với hai nước là Lào và Trung Quốc. 

Câu 4 (0,5 điểm). Đặc điểm của các đồi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Chân đồi thoải dần, các đồi nằm cách xa nhau.

B. Đỉnh nhọn, sườn dốc, có độ cao trên 500m so với mực nước biển.

C. Đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng

D. Sườn đồi dốc đứng, chân đồi thoải, các đồi liền kề nhau.

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp của địa phương em, em có thể tìm hiểu theo những thành phần nào?

A. Trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.

B. Trồng trọt, thủy sản, hải sản, chăn nuôi.

C. Lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt.

D. Thủy sản, lâm nghiệp, hải sản, chăn nuôi.

Câu 6 (0,5 điểm). Đặc điểm không đúng khi nói về dân cư sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Có diện tích rộng nhưng ít dân cư.

B. Dân cư phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch đáng kể.

C. Các dân tộc vẫn giữ được nét truyền thống riêng.

D. Chỉ có các dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái, sinh sống.

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

4 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

A. Thái.

B. Tày.

C. Dao.

D. Nùng.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những ý nghĩa của các lễ hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cầu cho mọi người được mạnh khỏe.          

B. Cầu cho một năm thật nhiều niềm vui, may mắn. .

C. Cầu cho mùa màng bội thu.                          

D. Cầu xin thần linh, trời đất ban tài phát lộc để cải thiện cuộc sống.

Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về trang phục tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

A. Tên trang phục, một số nét nổi bật của trang phục, cảm nghĩ về trang phục.

B. Nhận xét, đánh giá về những mặt ưu điểm của trang phục.

C. Các công đoạn để may bộ trang phục của địa phương.

D. Cách bảo quản và sử dụng của bộ trang phục.

Câu 10 (0,5 điểm). Việc khai thác than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm phục vụ hoạt động:

A. Sản xuất các chế phẩm công nghiệp.

B. Dùng trong sinh hoạt.

C. Sản xuất điện.

D. Dùng trong nông nghiệp.

Câu 11 (0,5 điểm). Khu di tích Đền Hùng chủ yếu thuộc:

A. Thành phố Việt Trì.

B. Thị xã Phú Thọ.

C. Huyện Phù Ninh.

D. Huyện Thanh Thủy.

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

4 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

A. Múa khèn người Mông.

B. Múa ô của người Tày.

C. Múa ô kết hợp thổi sáo của người Mường.

D. Biểu diễn hát múa giao duyên của người Nùng.

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là truyền thuyết xuất hiện dưới thời Hùng Vương?

A. Hồ Ba Bể.

B. Con Rồng cháu Tiên.

C. Thánh Gióng.

D. Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa truyền thống của người Thái ở vùng núi phía Bắc là:

A. Múa lân.

B. Múa rối nước.

C. Múa chim lạc.

D. Múa xòe.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát hình lược đồ và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Xác định các khoáng sản chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

4 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Câu 2 (1,0 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Nêu cảm nghĩ của em về công ơn của các vua Hùng.

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

A

C

C

A

D

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

D

A

C

A

A

A

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

 

- Đặc điểm sông ngòi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Có nhiều sông lớn chảy qua. Một số sông lớn: sông Chảy, sông Gâm, sông Hồng...

+ Các sông có nhiều vùng thác ghềnh.

+ Có khả năng phát triển thủy điện.

- Khoáng sản chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là than đá, sắt, a-pa-tít, đá vôi,...

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống

+ Uống nước nhớ nguồn.

+ Đoàn kết, đùm bọc.

- Thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với công lao của các Vua Hùng.

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học