Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án (10 đề)

Dưới đây là danh sách 10 Đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 Cuối kì 1 chọn lọc, có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi môn Tiếng Việt lớp 4.

Để mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 1)

Cho văn bản sau:

VĂN HAY CHỮ TÔT

      Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

      Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

      - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

      Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:

      - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

      Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

      Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

      Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.

Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng

Đoạn 2: Lá đơn. . . . cho đẹp

Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt.

Trả lời câu hỏi do giáo viên nêu

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?

A.Văn dở – chữ xấu

B. Văn hay

C. Văn hay – chữ xấu

Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ?

A. Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

B. Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

C. Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản.

A. Bà cụ

B. Hàng sang

C. Khẩn khoản

Câu 4(0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ?:

A. Chín trang.

B. Mười quyển

C. Mười trang

Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ?

A. Cần cù

B. Quyết chí

C. Chí hướng

Câu 6 (0,5 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?

A. Tiếng sáo diều.

B. Có chí thì nên.

C. Công thành danh toại.

Câu 7 : Hãy viết lại động từ có trong câu sau: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.” (0,5 điểm)

Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt” là: (0,5 điểm)

Bài viết: Cánh diều tuổi thơ

(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)

(Viết đoạn: tuổi thỏ....đến những vì sao sớm.)

Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích .

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 0,25 điểm

Đọc diễn cảm 0,25 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm

Chú ý

- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C A C C B B

Câu 7 (0,5 điểm): Động từ là từ: Viết

Câu 8 (0,5 điểm): Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?

Hay: Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người thế nào?

- Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ.( 2 điểm).

- Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm

- Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.

1. Mở bài: Giới thiệu bài: Giới thiệu được đồ vật định tả, tên gì? Gặp trong trường họp nào ? (0,5 điểm)

2. Thân bài

a. Tả bao quát (hình dáng, màu sắc. . .) (1,5 điểm)

b. Tả từng bộ phận (chi tiết từng bộ phận mà đồ vật định tả) (0,75điểm)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả. (0,25 điểm)

Bài mẫu:

      Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

      Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

      Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

      Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 2)

Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn có thì giờ để chơi diều.

Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo quá,……vượt xa các học trò của thầy”

Đọc thầm bài tập đọc “Ông Trạng thả diều” (Sách Tiếng Việt 4 tập I, trang 104) và trả lời các câu hỏi sau:

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.

B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ?

A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.

B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.

Câu 3. Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ?

A. rặng đào

B. đã

C. hết lá

Câu 4. Trong câu “Chú bé rất ham thả diều” từ nào là tính từ ?

A. rất

B. ham

C. thả diều

Câu 5. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

Bài: “Chiếc xe đạp của chú Tư” (trang 179)

Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.

Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn có thì giờ để chơi diều.

Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo quá,……vượt xa các học trò của thầy”

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: C

Bài: “Chiếc xe đạp của chú Tư” (trang 179)

Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.

Bài mẫu:

      Trong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.

      Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp bút cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.

      Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 3)

Cho văn bản sau, đọc một trong ba đoạn của văn bản.

KÉO CO

1. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác,nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

2. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

3. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.

(Theo Toan Ánh)

Dựa vào bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1 : Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì? (0,5 điểm)

A. Sự đấu trí.

B. Tinh thần thượng võ.

C. Tài ứng xử.

Câu 2: Trò chơi kéo co ở mỗi vùng, mỗi đia phương có điểm gì giống nhau? (0,5 điểm)

A. Đó là cuộc thi giữa nam và nữ.

B. Đó là cuộc thi giữa những thanh niên cường tráng.

C. Đó là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai đội.

Câu 3 : Trò chơi nào dưới đây được gọi là trò chơi dân gian? (0,5 điểm)

A. Đấu vật

B. Bóng chuyền

C. Đá bóng

Câu 4: Từ nào sau đây là danh từ? (0,5 điểm)

A. Kéo co

B. Cái co

C. Co chân

Câu 5: Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “khuyến khích”? (0,5 điểm)

A. Khích lệ

B. Khúc khích

C. Động viên

Câu 6: Dòng nào dưới đây là những trò chơi rèn luyện sức mạnh? (0,5 điểm)

A. vật, kéo co

B. nhảy dây, đá cầu

C. cờ tướng, xếp hình

Câu 7: Em hãy đặt một câu kể Ai làm gì ? (0,5 điểm)

Câu 8:Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? (0,5 điểm)

Chiếc áo búp bê

       Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được mảnh vải xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực.Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo.Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.

(Theo Ngọc Ro)

Đề bài : Hãy tả một món đồ chơi mà em yêu thích nhất.

Học sinh trả lời đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
Ý đúng B C A B B A

Câu 7: Học sinh đặt được câu kể Ai – làm gì? 0,5 điểm.

Ví dụ: Cô giáo đang giảng bài.

Câu 8: Học sinh giới thiệu được cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa hai đội, một bên là nam và một bên là nữ.… 0,5 điểm.

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.

- Viết được bài văn tả đồ chơi đúng với yêu cầu của bài, đảm bảo các yêu cầu sau thì được 3 điểm:

+ Viết được bài văn miêu tả một đồ chơi đủ các phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đã học.

+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ về sai sót ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

2,75 ; 2,5; 2 ; 1,75 ; 1,5; 1.

Bài mẫu:

      Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây.

      Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

      Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

      Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 4)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

Bánh khúc

       Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

       Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):

Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm

B. Giữa năm

C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ

Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

B. Rau diếp, bột nếp

C. Lá gai, bột nếp

Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A. Thơm, có màu trắng

B. Sánh như nước, màu xanh nhạt

C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”

- Chủ ngữ là: …………………………

- Vị ngữ là: …………………………..

Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

- Động từ: ………………………

- Tính từ: …………………………

Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?

“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”

Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)

Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

Câu 1: C (0.5 điểm)

Câu 2: A (0.5 điểm)

Câu 3: C (1 điểm)

Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)

Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)

Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;

+ TT: sạch, chín; (1 điểm)

Câu 7:VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)

Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm ;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

- Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết: 0,5 điểm

Sáng tạo: 1 điểm

Bài mẫu:

       Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây.

       Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

       Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

       Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 5)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

      Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

      Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

      Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

      Một tiếng hô: “Bắn”.

      Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

Hương làng

      Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

      Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Câu 1.(0,5đ) Ý C.

Câu 2.(0,5 đ) Ý C.

Câu 3.(0,5 đ) Ý B.

Câu 4. (0,5 đ) Ý D

Câu 5. (1 đ) Ý D

Câu 6. (1 đ) Ý D

Câu 7. (1đ) Ý B

Câu 8. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (1đ)

Câu 9. Chị Sáu// đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.

Cô giáo // đang giảng bài. (1đ)

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)

2. Thân bài: 4 điểm

+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.

+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.

+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.

3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.

4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

6. Sáng tạo: 1 điểm.

Bài mẫu:

      Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.

      Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.

      Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.

      Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.

      Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 6)

Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)

Đọc diễn cảm toàn bài.

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu.

Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

A. Xin được hạnh phúc.

B. Xin được sức khỏe.

C. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

A. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.

B. Vua rất giàu sang, phú quý.

C. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?

A. Vua đã quá giàu sang.

B. Vua đã được hạnh phúc.

C. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?

A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

B. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.

C. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?

A. Ước mơ.

B. Mơ màng.

C. Mong ước.

D. Mơ tưởng.

Sau trận mưa rào

(trích)

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cành trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ …

V. Huy Gô

(trích Những người khốn khổ)

Tả chiếc áo sơ mi của em.

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: B

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu:

      Tôi có một người bạn đồng hành quý báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

      Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành chiếc áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi, khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên một cách gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc chiếc áo này đến trường, các bạn và cô giáo tôi đều gọi tôi là chú bộ đội. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?. “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

      Ba đã hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ may lại từ cái áo quân phục cũ của ba.

      Chiếc áo vẫn còn y nguyên như ngày nào, mặc dù cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 7)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

- Đọc đúng, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

A. Thành phố.

B. Vùng biển.

C. Miền núi.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

A. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

B. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

C. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

B. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

C. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Những từ nào là danh từ riêng?

A. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

B. Mẹ, con, núi, sóng biển.

C. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Tổ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

A. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

B. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

C. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

D. Tất cả các ý trên.

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: B

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….

      Bình thân mến!

      Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.

      Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.

      Nhân đây, mình sẽ kể về công việc học tập và ước mơ của bản thân mình cho bạn nghe nhé!

      Việc học của mình vẫn rất tốt, lớp mình rất vui, cô giáo rất quan tâm đến lớp. Tháng vừa qua, mình đạt rất nhiều điểm cao. Hiện nay, mình đang chuẩn bị để bước vào kì thi viết chữ đẹp cấp thành phố. Không chỉ thế, mình còn tham gia vẽ tranh cấp trường, mình sẽ vẽ những bức tranh nói về môi trường xanh, môi trường không có tệ nạn xã hội. Mình hi vọng sẽ đoạt giải trong các kì thi này. Cũng nhờ mình yêu thích môn Mĩ thuật nên mình đã có những ước mơ cho tương lai. Bình có biết mình mơ ước gì không? Mình sẽ kể cho bạn nghe. Ước mơ của mình sau này sẽ là một kiến trúc sư, mình sẽ thiết kế nên những sân vườn xinh đẹp, thiết kế nên những tòa cao ốc hiện đại, thiết kế nên những biệt thự nguy nga, mĩ lệ… Bạn có mơ ước giống mình không? Hãy viết thư kể cho mình nghe với nhé!

      Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.

      Mình xin dừng bút. Chúc bạn có những ước mơ cho ngày mai.

Bạn của Bình.

Vũ Hoàng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 8)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

- Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

- Bài đọc: Ông Trạng thả diều

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?

A. Chơi bi.

B. Thả diều.

C. Đá bóng.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.

B. Có trí nhớ lạ thường.

C. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.

B. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

C. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

D. Tất cả ý trên.

Câu 4: Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Có chí thì nên.

B. Giấy rách phải giữ lầy lề.

C. Máu chảy, ruột mền.

D. Thẳng như ruột ngựa.

Câu 5: Từ nào dưới đây là động từ?

A. Học.

B. Đèn.

C. Tốt.

D. Hay.

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: A

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu:

      Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.

      Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.

      Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:

      - Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.

      Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:

      - Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.

      Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.

      Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

      “Có chí thì nên – Có công mài sắt có ngày nên kim.”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 9)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).

Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)

Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)

- Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

       Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

       Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

       Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

      Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

(Sưu tầm)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Đất sét

B. Thiên nhiên

C. Đồ ngọc

Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

A. Sự kiên nhẫn

B. Sự chăm chỉ

C. Sự tinh tế

Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?

A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.

B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.

C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?

A. Trên đôi cánh ước mơ

B. Măng mọc thẳng

C. Có chí thì nên

Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:

Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

Các động từ:..........................................................................................

Các tính từ ............................................................................................

Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí"

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Nghe - viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)

Từ: Mình tin rằng ... đến ....Quách Tuấn Lương

Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm

2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm

3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm

Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm

4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5:(Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)

Câu 6:

a) nở; cho

b) rực rỡ; tưng bừng

Câu 7: Nản chí.

Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.

Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài

Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.

Bài mẫu:

      Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

      Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

      Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

      Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 10)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).

Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)

Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)

- Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

NGƯỜI ĂN XIN

      Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

       Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

       Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

       Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

       - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

       Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

       - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

       Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

A. Một người ăn xin già lọm khọm.

B. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin.

B. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

A. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.

B. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.

C. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.

Câu 4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

A. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.

B. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.

C. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.

Câu 5: Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ?

A. tôi

B. đi

C. phố

Câu 6. Từ nào là từ láy?

A. tả tơi

B. tái nhợt

C. thảm hại

Câu 7. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?

A. Trâu buộc ghét trân ăn.

B. Môi hở răng lạnh.

C. Ở hiền gặp lành.

Câu 8. Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Cả hai ý trên.

Người ăn xin

      Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

      Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

      Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

      - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Chọn một trong hai đề sau:

1/ Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,…) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó.

2/ Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm

2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm

3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm

Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm

4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: A

Câu 7: B

Câu 8: A

Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm

- Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm)

- Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm)

- Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm)

- Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm)

- Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.

Bài mẫu:

Đề 1:

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20....

Ông bà kính mến.

      Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới.

      Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.

      Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.

      Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trưởc cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lẩn gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!

      Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết.

      Trước khi đừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.

Cháu của ông bà

Hằng Phương

Đề 2:

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...

Bạn Phương Anh yêu quý!

      Mình nhận được thư của bạn gửi cho mình từ tuần trước nhưng do mình bận về quê thăm ông bà nên chưa viết thư trả lời cho bạn ngay được. Hôm nay nhân dịp năm học mới mình viết thư thăm bạn để bạn khỏi mong.

      Dạo này bạn có khỏe không? Mọi người trong gia đình bạn vẫn khỏe cả chứ? Hè vừa rồi được nghỉ khá lâu như vậy bạn có đi đâu chơi cùng gia đình không, bạn đã làm những gì trong kỳ nghỉ hè vừa rồi vậy?

      Năm học mới lại đến nữa rồi Phương Anh nhỉ? Năm nay bạn không đi học cùng mình nữa, mình nhớ bạn lắm đó. Trường mới chuyển đến của bạn là gì nhỉ? Trường mới có ở gần nhà bạn không? Còn tình hình học tập ở trường mới, lớp mới của bạn như thế nào rồi? bạn kể cho mình nghe với nhé!

      Mà Phương Anh đã làm quen hết các bạn trong lớp mới chưa. Bạn đã quen được người bạn thân nào chưa đó! Lớp học mới của bạn có vui không? Các bạn ở lớp mới có học tốt như lớp cũ của bọn mình không?

      Còn mình và mọi người trong nhà vẫn khỏe. Hè vừa rồi bọn mình được nhà trường tổ chức cho đi chơi dã ngoại rất vui. Vào năm học mới, lớp cũ của bọn mình có thêm 4 bạn mới nữa đấy. Lớp mình vẫn rất vui và học tập tốt, tháng nào cũng xếp hạng nhất toàn khối đó Phương Anh. Mình vẫn rất cố gắng học tập, mình có tin vui báo cho Phương Anh biết là mình được chọn vào đội bồi dưỡng thi học sinh giỏi của trường đấy, mình sẽ cố gắng học thật tốt để đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi tới. Mình cũng mong thư tới sẽ nhận được nhiều tin vui từ bạn.

      Phương Anh ơi! thư đã dài rồi, mình dừng bút nhé. Mình chúc bạn và cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh, chúc bạn học thật giỏi nhé!

      Mình mong sớm nhận được hồi âm từ bạn!

Bạn thân của Phương Anh

Minh Tinh

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, Đạo đức lớp 4 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học