6 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Với bộ 6 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 Lịch Sử 12.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh nhân dân thế giới ý thức sâu sắc về hậu quả tàn khốc của

A. chiến tranh lạnh.

B. khủng hoảng kinh tế.

C. phân hóa giàu nghèo.

D. chiến tranh thế giới.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

B. Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội.

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Câu 3. “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương”.

(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)

Đoạn tư liệu trên phản ánh nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Từ bỏ đe dọa bằng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.

Câu 4. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Liên Xô.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. các nước phương Tây

Câu 5. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

A. Đông Béclin.

B. Đông Âu.

C. Đông Đức.

D. Tây Âu.

Câu 6. Tháng 12-1989, tại đảo Manta, Tổng thống Mĩ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã cùng tuyên bố

A. bình thường hóa quan hệ.

B. chấm dứt chiến tranh lạnh.

C. không phổ biến vũ khí hạt nhân.

D. cắt giảm vũ khí chiến lược.

Câu 7. Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang phản công trên các mặt trận.

B. Phe phát xít đã xâm chiếm và thống trị hầu hết châu Âu và châu Á.

C. Phe Đồng minh giành được thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.

D. Chiến tranh thế giới II bắt đầu lan sang châu Á-Thái Bình Dương.

Câu 8. Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động nào sau đây đối với quan hệ quốc tế?

A. Trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh lạnh. 

B. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước lớn.

C. Dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn.

D. Khởi đầu sự hình thành trật tự thế giới mới.

Câu 9. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) đã có ảnh hưởng tích cực đến tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A. Liên Xô và Mĩ vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh.

B. thay đổi mô hình trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

C. thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ hai sớm kết thúc.

D. Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu nhau gay gắt.

Câu 10. Trật tự thế giới đa cực được hình thành sau khi

A. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.

C. xu thế hòa hoãn Đông-Tây xuất hiện.

D. Mỹ phát động chiến tranh lạnh.

Câu 11. Trật tự đa cực được hình thành vào đầu thế kỉ XXI sau khi trật tự thế giới nào sau đây bị sụp đổ?

A. Trật tự nhất siêu, nhiều cường.

B. Trật tự đơn cực.

C. Trật tự hai cực I-an-ta.

D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

B. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

C. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.

D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Giảm dần sự cạnh tranh về kinh tế.

B. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

C. Hòa hoãn, đối thoại, cùng phát triển.

D. Giảm dần cuộc chạy đua vũ trang.

Câu 14. Sau Chiến tranh lạnh, một trong những mục tiêu của các quốc gia là

A. xóa bỏ cạnh tranh trong phát triển kinh tế.

B. xây dựng nền kinh tế vững mạnh.

C. xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thuộc địa.

D. khôi phục lại trật tự thế giới hai cực.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vị thế của Mỹ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Là nước có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới.

B. Là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.

C. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới.

D. Vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm khác biệt giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta?

A. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.

B. Hòa bình, đối thoại, hợp tác là xu thế chủ đạo.

C. Hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.

D. Các nước tập trung phát triển quân sự là trọng điểm.

Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta?

A. Tồn tại hai hệ thống kinh tế-xã hội đối lập nhau.

B. Được hình thành khi chiến tranh thế giới kết thúc.

C. Các nước lớn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế.

D. Các nước tập trung phát triển kinh tế là trọng điểm.

Câu 18. “Không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu”. Đoạn thông tin trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới nào sau đây?

A. trật tự đa cực.

B. Trật tự đơn cực.

C. Trật tự hai cực I-an-ta.

D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn

Câu 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh

A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời.

C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.

D. trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.

Câu 20. Nhận xét nào sau đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?

A. Phù hợp với mong muốn, lợi ích của các nước thành viên.

B. Góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

C. Sự gắn kết các quốc gia có chế độ khác nhau vì mục tiêu chung.

D. Quá trình mở rộng thành viên không chịu tác động từ bên ngoài.

Câu 21. Mục tiêu “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á” được đề ra năm 1967 trong văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?

A. Hiệp ước Ba-li.

B. Tuyên bố Băng Cốc.

C. Hiến chương ASEAN.

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.

Câu 22. Nội dung nào sau đây là triển vọng của Cộng đồng ASEAN?

A. Vai trò, vị thế của ASEAN đã được khẳng định trên trường quốc tế.

B. Cộng đồng ASEAN là tổ chức có quy mô kinh tế đứng đầu thế giới.

C. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát.

D. Sự đa dạng về chế độ chính trị, tôn giáo, văn hóa giữa các thành viên.

Câu 23. Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã

A. kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

B. thông qua bản Hiến chương ASEAN.

C. đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

D. ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

Câu 24. Các nước ASEAN thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Mọi tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết triệt để.

B. Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

C. Xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hòa bắt đầu xuất hiện.

D. ASEAN đã kết nạp đủ tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Liên hợp quốc - tiếng Anh là United Nations (UN), trụ sở chính đặt tại Niu Oóc. Cờ của Liên hơp quốc được thông qua ngày 7-12-1946, có biểu tượng màu trắng trên nền màu xanh. Màu xanh tượng trưng cho tinh thần hướng đến một thế giới yên bình. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ là một bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu ở Bắc Cực kéo dài đến 60 độ vĩ nam và bao gồm năm vòng tròn đồng tâm, được bao quanh bởi hai nhánh ô liu biểu tượng của hòa bình.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 7)

A. UN là tên viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức Liên hợp quốc, có trụ sở đặt tại nước Mĩ.

B. Lá cờ Liên hợp quốc được ra đời đồng thời với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

C. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ của Liên hợp quốc thể hiện rõ mục tiêu quan trọng hàng đầu của tổ chức này.

D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh quy luật phát triển khách quan của thế giới sau mỗi biến động lịch sử.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới.

Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,…

Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 13)

A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tác động của sự sụp đổ trật tự hai cực I-an-ta đến tình hình thế giới.

B. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta cũng đồng thời chấm dứt các cuộc xung đột và tranh chấp ở nhiều quốc gia thuộc châu Á và châu Phi.

C. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.

D. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, vai trò chi phối thế giới từ chỗ thuộc về Liên Xô và Mỹ đã chuyển hẳn sang các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.

Câu 3. Đọc tư liệu sau:

Tư liệu.  Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. Điều này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của xu thế khu vực hoa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.

Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau, từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.

(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Cánh diều, trang 18).

a. Tư liệu trên đề cập đến bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

b. Nhu cầu đoàn kết giữa các nước để đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của ASEAN.

c. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của nhiều tổ chức liên kết khu vực trên thế giới (trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX) đã cổ vũ nhân dân Đông Nam Á tiến hành liên kết, hợp tác.

d. Sự thành lập của tổ chức ASEAN nhằm đối phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tháng 11-2015, cùng với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác, gắn kết trong Cộng đồng ASEAN.

Tháng 11-2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra tại Hà Nội đã thông qua văn kiện Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới thúc đẩy hợp tác và hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn trên các trụ cột AEC, APSC, ASCC.

Gần một thập kỉ sau khi thành lập, Cộng đồng ASEAN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, sự phát triển của Cộng đồng ASEAN đang đứng trước cả những thách thức và triển vọng lớn.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr.27)

A. Trong bối cảnh lịch sử mới, Cộng đồng ASEAN vừa đứng trước thời cơ, vừa phải đối mặt với những thách thức to lớn.

B. Văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ra đời cùng với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN.

C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 đều là hai văn kiện có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong Cộng đồng ASEAN.

D. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN và việc triển khai văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hoàn toàn chỉ tạo ra thời cơ cho Việt Nam trong quá trình phát triển.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-C

4-D

5-D

6-B

7-C

8-D

9-C

10-B

11-C

12-A

13-C

14-B

15-C

16-B

17-C

18-A

19-B

20-D

21-B

22-A

23-C

24-B

 

 

 

 

 

 

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đ

S

Đ

S

Câu 2

Đ

S

S

S

Câu 3

Đ

S

Đ

Đ

Câu 4

Đ

Đ

Đ

S

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học