Đề cương ôn tập Học kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Địa 12 Học kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP

1. Địa lí tự nhiên.

     1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

     1.2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Địa lý dân cư.

     2.1. Dân số Việt Nam.

     2.2. Lao động và việc làm.

     2.3. Đô thị hóa.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

     3.1. Ý nghĩa của sự chuyển dịch.  

     3.2. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH HĐH.

     3.3. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

4. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp.

     4.1. Chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp.

     4.2. Hiện trạng và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi.

5. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.

     5.1. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp.

     5.2. Vấn đề phát triển ngành thủy sản.

6. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

     6.1. Trang trại.

     6.2. Vùng chuyên canh.

     6.3. Vùng nông nghiệp.

7. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

     7.1. Theo ngành.

     7.2. Theo thành phần kinh tế.

     7.3. Theo lãnh thổ.

8. Một số ngành công nghiệp.

     8.1. Công nghiệp khai thác dầu, khí.

     8.2. Công nghiệp sản xuất điện.

     8.3. Công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính.

     8.4. Công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm.

     8.5. Công nghiệp sản xuất đồ uống.

     8.6. Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục.

     8.7. Công nghiệp sản xuất giày, dép.

9. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

     9.1. Khu công nghiệp.

     9.2. Khu công nghệ cao.

     9.3. Trung tâm công nghiệp.

10. Công thức tính toán.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Loại gió nào hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió mùa Đông Bắc.

B. Gió Tín phong.

C. Gió mùa Tây Nam.

D. Gió mùa phơn.

Câu 2. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?

A. Quanh năm nhiệt độ thấp.

B. Thực vật có các loài ôn đới.

C. Đất chủ yếu là đất mùn thô.

D. Xuất hiện loài thú lông dày.

Câu 3. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. 53.

B. 54.

C. 55.

D. 52.

Câu 4. Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế do

A. nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó.

B. tính sáng tạo, cầu tiến người lao động khá thấp.

C. phần lớn người lao động không chuyên nghiệp.

D. đào tạo chưa gắn với thực tế và nhu cầu xã hội.

Câu 5. Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 6. Yếu tố nào sau đây thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta hiện nay?

A. Chất lượng môi trường đánh bắt.

B. Khí hậu thuận lợi, vùng biển ấm.

C. Nhu cầu đa dạng của thị trường.

D. Hệ thống các cảng cá, cảng biển.

Câu 7. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. cà phê, cao su, mía.

B. hồ tiêu, bông, chè.

C. cà phê, cao su, tiêu.

D. điều, chè, thuốc lá.

Câu 8. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là

A. giống vật nuôi năng suất cao ít.

B. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.

C. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.

D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.

Câu 9. Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng sinh thái nông nghiệp?

A. 5 vùng.

B. 6 vùng.

C. 7 vùng.

D. 8 vùng.

Câu 10. Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng nào sau đây?

A. Miền Trung.

B. Miền Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Miền Nam.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Thành phần kinh tế nào có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm lớn nhất?

A. Kinh tế Nhà nước.

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 2. Đường bờ biển của nước ta dài 3 260 km, chạy từ

A. Quảng Ninh đến Cà Mau.

B. Lạng Sơn đến Cà Mau.

C. Lạng Sơn đến Kiên Giang.

D. Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Câu 3. Ở nước ta hiện nay, cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là

A. Cà Mau - Kiên Giang.

B. Hải Phòng - Nam Định.

C. Thái Bình - Thanh Hóa.

D. Quảng Ngãi - Bình Định.

Câu 5. Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.

B. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.

C. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng và dịch vụ nông nghiệp giảm.

D. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm và dịch vụ nông nghiệp tăng.

Câu 6.Yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là

A. sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản.

B. nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ.

C. nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế.

D. hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước, phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Chủ yếu là sông nhỏ và ngắn.

Câu 8. Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng sinh thái nông nghiệp?

A. 5 vùng.

B. 6 vùng.

C. 7 vùng.

D. 8 vùng.

Câu 9. Đặc điểm mùa khô kéo dài và gay gắt gây ra khó khăn lớn nhất nào sau đây trong việc khai thác và sử dụng tự nhiên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Gây hiện tượng sương muối và giá rét.

B. Gây xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt.

C. Gây sạt lở bờ biển và bờ sông.

D. Gây nắng nóng kéo dài và hạn hán.

Câu 10. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất?

A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

B. Mở rộng diện tích trồng cây lương thực.

C. Đẩy mạnh khai hoang vùng miền núi.

D. Tăng vốn đầu tư, phòng trừ dịch bệnh.

Câu 11. Các khu công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 12. Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang chuyển nhanh sang giai đoạn già hoá, nguyên nhân chủ yếu do

A. dân số đông, tốc độ gia tăng dân số đang chậm lại.

B. tỉ suất sinh thô giảm, tuổi thọ trung bình tăng lên.

C. môi trường tự nhiên có nhiều thay đổi tiêu cực.

D. hệ quả từ những chính sách về phân bố dân cư.

Câu 13. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với

A. xu thế toàn cầu hóa và gia tăng số người nhập cư.

B. tác động của biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh.

C. sự phát triển kinh tế, khai thác nguồn tài nguyên.

D. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta?

A. Nhà nước tăng, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

B. Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

C. Nhà nước giảm, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

D. Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng, ngoài Nhà nước giảm.

Câu 15. Giải pháp chủ yếu và lâu dài nhằm giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị là

A. phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị ra các vùng ven đô thị.

B. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn, tăng tỉ lệ sinh ở thành thị.

C. kiểm soát việc nhập hộ khẩu từ người dân nông thôn về thành phố.

D. phát triển kinh tế nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn.

Câu 16. Ngành công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước do

A. tận dụng được nguồn lao động và không đòi hỏi cao về trình độ.

B. thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chính sách ưu tiên.

C. có nhiều lợi thế, động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển.

D. yêu cầu kĩ thuật khá thấp, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường.

Câu 17. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ở nước ta hiện nay do

A. nhiều thiên tai, đất trồng nhiều.

B. thiếu lao động sản xuất, vốn lớn.

C. dân số đông, có giá trị xuất khẩu.

D. diện tích đồng bằng lớn, ít nước.

Câu 18. Than đá tập trung chủ yếu ở

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 19. Hai bể trầm tích có trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là

A. Bể Hoàng sa và bể Trường sa.

B. Bể Ma-lay - Thổ Chu, Sông Hồng.

C. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh.

D. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Câu 20. Các khu công nghiệp được thành lập do quyết định của

A. các doanh nghiệp lớn.

B. các nước tư bản.

C. Thủ tướng Chính phù.

D. người Việt Kiều.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào nên thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng. Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi. Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời. Người dân có nhiều kinh nghiệm nghề rừng, nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,... gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 54)

a) Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp.

b) Sản xuất lâm nghiệp chỉ mang tính chất nông nghiệp.

c) Một trong những khó khăn của ngành lâm nghiệp ở nước ta là biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp.

d) Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào gây khó khăn cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp ở nước ta.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Trang trại được hiểu là những hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và sản xuất muối. Ở nước ta, trang trại được phân thành hai nhóm: trang trại nông nghiệp chuyên ngành và trang trại nông nghiệp tổng hợp. Trang trại nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Các trang trại đã áp dụng khoa học – công nghệ và các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và thu nhập của nông dân, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 58 - 59)

a) Việc chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại đang góp phần tạo ra giá trị sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

b) Trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ và kĩ thuật góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao và số lượng lớn.

c) Trang trại là những xưởng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng được những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá.

d) Trang trại nông nghiệp chuyên ngành bao gồm: trang trại trồng trọt và trang trại sản xuất muối.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hoá sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế. Sự chuyển dịch này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 67)

a) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành gắn liền với sự phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

b) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành không mang lại hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường.

c) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.

d) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành giúp nước ta thu hút nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Các khu công nghiệp có vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,... Các khu công nghiệp từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Các khu công nghiệp thường phân bố ở vị trí thuận lợi như gần cảng biển, đường giao thông lớn, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, ngoại vi các thành phố lớn,... Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 78)

a) Một trong những vai trò của khu công nghiệp là đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

b) Khu công nghiệp thường phân bố vùng nông thôn, có tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

c) Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta.

d) Tăng trưởng xanh là mục tiêu mà các khu công nghiệp đang hướng đến để tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho biểu đồ:

Cơ cấu GDP ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

6 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

Biết tổng GDP nước ta năm 2020 là 7592323 tỉ đồng, tính giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2020 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943 – 2021.

Năm

1943

1983

2010

2015

2021

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

14,3

7,2

13,4

14,1

14,7

- Rừng tự nhiên

14,3

6,8

10,3

10,2

10,1

- Rừng trồng

0

0,4

3,1

3,9

4,6

Tỉ lệ che phủ rừng (%)

43,0

22,0

39,5

40,8

42,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2016, 2022)

Từ năm 1943 đến năm 2021, tỉ lệ rừng trồng tăng bao nhiêu %? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 3. Cho biểu đồ:

Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong nước giai đoạn 2000 – 2021

6 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001, 2006, 2011, 2016, 2022)

Tính tốc độ tăng trưởng của sản lượng dầu thô của nước ta năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

(Đơn vị: triệu cái)

6 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2016, 2022)

Từ năm 2015 đến năm 2021, trung bình mỗi năm ti vi lắp ráp tăng thêm bao nhiêu triệu cái? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Địa Lí 12 Cánh diều có lời giải hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học