Đề cương ôn tập Học kì 2 Vật Lí 12 năm 2024
Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Vật Lí 12, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Vật Lí 12 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Vật Lí 12 hiệu quả.
A. LÝ THUYẾT CẦN NẮM
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
I. Dao động điện từ. Mạch dao động LC.
1. Mạch dao động là mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc với cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm L (không điện trở trong, r ≈ 0).
Sau khi tụ đã được tích điện, nó phóng điện qua cuộn cảm và tạo ra trong mạch LC một dao động điện từ tự do.
- Điện tích ở hai bản tụ, hiệu điện thế hai bản tụ và dòng điện qua cuộn cảm biến thiến điều hòa với cùng:
• Tần số góc riêng:
• Tần số riêng:
• Chu kì riêng:
2. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động
Chọn t = 0, q = q0 và i = 0 ⇒ φ = 0 khi đó:
- Điện tích và dòng điện:q = q0cos (ωt) và i = I0cos (ωt + ) với I0 = ωq0
- Điện áp ở hai đầu cuộn cảm thuần (hoặc hai đầu tụ): u = cosωt ( V)
Nhận xét: Cường độ dòng điện i trong mạch dao động LC sớm pha hơn điện tích q, điện áp một góc .
3. Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC.
Giả sử điện tích biến thiên điều hòa: q = q0cosωt.
+) Năng lượng điện trường trong tụ điện:
WC = qu = cos2(ωt) = W0 cos2(ωt)
+) Năng lượng từ trường trên cuộn cảm:
WL = Li2 = Lω2 qo2 sin2(ωt) = cos2(ωt) = W0 sin2(ωt)
+) Năng lượng điện từ:
W = WC + WL = = LIo2 = CUo2 = W0 = hằng số (không đổi theo t)
- Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với tần số góc:
ω’ = 2ω, f’ = 2f và chu kì T’ = T/2.
- Trong quá trình dao động luôn có sự chuyển hóa qua lại giữa năng lượng điện và năng lượng từ.
Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch gọi là năng lượng điện từ, bảo toàn (không đổi theo thời gian)
II. Điện từ trường.
1. Điện trường xoáy.
- Điện trường xoáy có các đường sức là các đường cong kín, bao quanh các đường sức của từ trường. (Khác với đường sức của điện trường tĩnh).
- Tại bất cứ nơi nào, khi có sự biến thiên của điện trường thì đều xuất hiện từ trường và ngược lại.
2. Từ trường xoáy có đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín
3. Điện từ trường:
- Sự biến thiên và chuyển hóa liên tục của điện trường và từ trường trong không gian gây ra điện từ trường.
- Điện từ trường lan truyền trong không gian với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s
- Điện từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, không gian.
III. Sóng điện từ.
1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian, kể cả chân không.
2. Đặc điểm của sóng điện từ.
- Sóng điện từ lan truyền trong chân với tốc độ bằng tốc độ của ánh sáng: c = 3.108m/s.
- Sóng điện từ là sóng ngang, tại một điểm bất kỳ trên phương truyền véctơ cường độ điện trường và véctơ cảm ứng từ vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
( ⊥ ⊥ phương truyền sóng)
- và đều biến thiên tuần hoàn theo không gian và thời gian và luôn luôn đồng pha.
3. Tính chất của sóng điện từ.
- Có đầy đủ các tính chất giống như sóng cơ học. Phản xạ, khúc xạ, giao thoa…..
- Truyền được trong mọi môi trường vật chất và cả trong chân không.
- Tần số của sóng điện từ là tần số của trường điện từ.
- Bước sóng của sóng điện từ trong chân không:
- Mang năng lương.
- Sóng điện từ truyền từ môi trường này sang môi trương khác: tần số không đổi, vận tốc, bước sóng thay đổi.
4. Ứng dụng của sóng điện từ.
- Sóng điện từ dùng làm sóng mang để chuyển tải các dao động âm thanh, hình ảnh… đi xa bằng phương pháp biến điệu.
LOẠI SÓNG |
BƯỚC SÓNG |
TẦN SỐ |
ỨNG DỤNG |
Sóng dài |
100km - 1km |
3 – 300 KHz |
Năng lượng thấp, thông tin dưới nước |
Sóng trung |
100m - 1000m |
0.3 - 3 MHz |
Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ nên không truyền được xa,chỉ truyền tốt vào ban đêm. |
Sóng ngắn |
10m - 100m |
3 - 30 MHz |
Phản xạ trên tầng điện ly, nên truyền đến mọi điểm trên Trái Đất |
Sóng cực ngắn |
0,1 m - 10m |
30 – 3.104 MHz |
Không phản xạ trên tầng điện ly → truyền lên vệ tinh → VTTH |
5. Sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến điện đơn giản:
(1): Micrô. (2): Mạch phát sóng điện từ cao tần. (3): Mạch biến điệu. (4): Mạch khuyếch đại. (5): Anten phát. |
(1): Anten thu. (2): Mạch khuyếch đại dao động điện từ cao tần. (3): Mạch tách sóng. (4): Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần. (5): Loa. |
6. Nguyên tắc thu sóng điện từ: Dựa vào cộng hượng điện từ trong mạch LC (f = f0)
- Tần số thu khi có cộng hưởng điện từ:
- Bước sóng điện từ thu được là:
- Chu kì sóng điện từ thu được:
...................................................................................................................................................................................................................
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)