Công thức tính áp suất trên một bề mặt lớp 8 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính áp suất trên một bề mặt Vật Lí lớp 8 sách mới trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính áp suất trên một bề mặt từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên.

1. Công thức

p=FS

Trong đó:

+ p là áp suất (Pa).

+ F là áp lực (N).

+ S là diện tích bị ép (m2).

- Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m2.

- Công thức tính áp lực: F = p.S

- Công thức tính diện tích mặt bị ép: S=Fp

2. Ví dụ

Bài 1: Một vật có khối lượng là 50 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hỏi áp suất vật đó tác dụng lên mặt sàn là bao nhiêu nếu diện tích tiếp xúc của vật với mặt sàn là 250 cm2.

Lời giải

Trọng lượng của vật là: P = 10.50 = 500 N.

Đổi: 250 cm2 = 0,025 m2

Áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn là: p = FS=5000,025=20000N/m2

Bài 2: Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ

A. bằng trọng lượng của vật.

B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.           

C. lớn hơn trọng lượng của vật.

D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.

Lời giải

Đáp án đúng là B

Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ: nhỏ hơn trọng lượng của vật.           

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B.

B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A.

C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau.

D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B.

Đáp án B

Bài 2: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Trọng lực tác dụng lên tàu.

B. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. Cả ba lực ở đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án A

Bài 3: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân

A. 1 Pa.

B. 2 Pa.

C. 10 Pa.              

D. 100 000 Pa.

Đáp án D

Bài 4: Người ta dùng một mũi khoan để khoan lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi khoan là 0,4 mm2, áp lực tác dụng vào đầu mũi khoan là 60 N, thì áp suất do mũi khoan tác dụng lên tấm tôn là:

A. 15 N/m2.

B. 15.107 N/m2.   

C. 15.103 N/m2.  

D. 15.104 N/m2.

Đáp án B

Bài 5: Một viên gạch có kích cỡ 8 cm × 6 cm × 4 cm. Viên gạch sẽ tác dụng áp suất lớn nhất lên mặt bàn nếu đặt nó trên bàn với mặt tiếp xúc là:

A. Mặt 8 cm × 6 cm.

B. Mặt 8 cm × 4 cm.

C. Mặt 6 cm × 4 cm.

D. Các mặt cho áp suất bằng nhau.

Đáp án C

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học