Lý thuyết, các dạng bài tập Di truyền học quần thể có đáp án



Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Di truyền học quần thể, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Di truyền học quần thể chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 12 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021.

Lý thuyết Cấu trúc di truyền của quần thể

I. Đặc điểm di truyền của quần thể

- Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng.

- Vốn gen là tập hợp tất cả các alen trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen

- Tần số alen của 1 gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen trên tổng số các loại alen

- Tần số kiểu gen là tỉ lệ của một kiểu gen nào đó so với tổng số các loại kiểu gen có trong quần thể.

   Ví dụ: Trong một quần thể có thành phần kiểu gen như sau:

   0,4 AA : 0,2 Aa : 0,4 aa

   Trong đó, tần số alen A được tính như sau: 0,4 + 0,2 : 2 = 0,5

   Tần số alen a là: 0,4 + 0,2 : 2 = 0,5.

II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối / giao phối gần

- Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hưởng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử mà không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.

III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

   1. Quần thể ngẫu phối

- Quần thể ngẫu phối là 1 đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.

- Ngẫu phối là nguyên nhân tạo lên tính đa hình của quần thể

   2. Định luật Hacđi – Venbec

- Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có khuynh hướng đạt trạng thái cân bằng.

- Trong quần thể tần số alen A là p, tần số alen a là q. Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi có thành phần kiểu gen như sau: p2 AA : 2pq Aa : q2 aa.

   Điều kiện định luật Hacđi – Vanbec:

- Số lượng cá thể phải đủ lớn, không xảy ra biến động di truyền

- Quá trình giao phối của các cá thể trong quần thể phải diễn ra ngẫu nhiên.

- Không có đột biến và áp lực của CLTN.

- Không có di - nhập gen.

   Ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec:

- Giải thích về các quần thể ổn định trong thời gian dài ngoài tự nhiên.

- Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể

Bài tập trắc nghiệm Di truyền học quần thể có đáp án

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. vốn gen của quần thể.

B. kiểu gen của quần thể.

C. kiểu hình của quần thể.

D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 3: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:

Chuyên đề Sinh 12

Câu 4: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong QT.

C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.

D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong QT.

Câu 5: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

A. quần thể giao phối có lựa chọn.

B. quần thể tự phối và ngẫu phối.

C. quần thể tự phối.

D. quần thể ngẫu phối.

Câu 6: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là:

A. 4.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

Câu 7: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.

B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.

C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.

D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu 8: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể

B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.

D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 9: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:

A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.

B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.

C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.

D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu 10: Đặc điểm về cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối trong thiên nhiên như thế nào?

A. Có cấu trúc di truyền ổn định.

B. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất.

C. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.

D. Quần thể ngày càng thoái hoá.

Câu 11: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:

A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.

B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.

C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

Câu 12: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d + h + r = 1). Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Ta có:

Chuyên đề Sinh 12

Câu 13: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là

A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa

B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa

C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

D. 0,6AA: 0,4Aa

Câu 14: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là:

A. 50

B. 20%

C. 10%

D. 70%

Câu 15: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:

A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.

B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.

C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa.

D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.

Đáp án

Câu 12345
Đáp ánCAABC
Câu 678910
Đáp ánBDCBC
Câu 1112131415
Đáp ánCAACD

Xem thêm lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập Sinh học lớp 12 chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học