Cách giải bài tập xác suất trong quy luật di truyền – di truyền tương tác gen và gen đa hiệu
Tài liệu Cách giải bài tập xác suất trong quy luật di truyền – di truyền tương tác gen và gen đa hiệu đầy đủ các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2021 đạt kết quả cao.
XÁC SUẤT TRONG QUY LUẬT DI TRUYỀN
DẠNG BÀI: XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN VÀ GEN ĐA HIỆUYẾT
- Mỗi tính trạng có thể do một gen quy định (tính trạng đơn gen) hoặc do nhiều gen quy định (tính trạng đa gen hay còn gọi tương tác gen). Trong tự nhiên, hầu hết các tính trạng đều do nhiều loại phân tử phân tử protein tương tác với nhau quy định nên tương tác gen là phổ biến. Một tính trạng có thể do rất nhiều cặp gen cùng nằm trên một NST hoặc nằm trên các cặp NST khác nhau quy định. Trong chương trình sinh học phổ thông chỉ đề cập tới các kiểu tương tác do 2 hoặc 3 cặp gen di truyền phân li độc lập và tương tác với nhau, có 3 kiểu tương tác là bổ sung, cộng gộp và át chế. Tương tác gen tạo nhiều kiểu hình mới làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Để xác định kiểu tương tác thì phải dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai.
Kiểu tương tác |
KH ở đời con |
KH ở phép lai phân tích |
Quy ước gen |
Bổ sung |
9:7 |
1:3 |
A-B- cho kiểu hình (KH) loại 9 A-bb, aaB-, aabb cho KH loại 7 |
9:6:1 |
1:2:1 |
A-B- cho KH loại 9 A-bb, aaB- cho KH loại 6 aabb cho KH loại 1 |
|
9:3:3:1 |
1:1:1:1 |
A-B- cho KH loại 9; A-bb cho KH loại 3 aaB- cho KH loại 3; aabb cho KH loại 1 |
|
Át chế |
13:3 |
3:1 |
A át, aa không át. B quy định KH 3 b quy định KH 13 |
12:3:1 |
2:1:1 |
A át, aa không át. B quy định KH 3 B quy định KH 1 |
* Riêng tỉ lệ kiểu hình 9:3:4 có thể được giải thích theo quy luật tương tác bổ sung hoặc tương tác át chế.
- Để xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng thì phải tính tỉ lệ kiểu hình ở đời con, ứng với mỗi quy luật sẽ có một tỉ lệ kiểu hình đặc trưng với quy luật đó.
Ví dụ nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình 9 cao : 7 thấp thì khẳng định tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Nếu cho cây hoa trắng lai phân tích được đời con có tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ thì tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế,…
- Khi tính tỉ lệ kiểu hình phải lấy kiểu hình của cá thể đem lai làm chuẩn.
Ví dụ cho cây hoa đỏ lai phân tích thu được đời con có 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình là Đỏ : trắng = 3 : 1 chứ không phải là trắng : đỏ = 3 : 1. Nếu xác định sai tỉ lệ kiểu hình thì không thể xác định đúng quy luật di truyền của tính trạng.
- Căn cứ vào điều kiện bài toán và tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai để khẳng định quy luật di truyền của tính trạng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con và quy luật di truyền của tính trạng sẽ suy ra được kiểu gen của bố mẹ. Hoặc dựa vào số kiểu tổ hợp và kiểu hình lặn (nếu có) ở đời con.
- Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 2:1 thì có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp hoặc có một loại giao tử nào đó không có kiểu hình khả năng thụ tinh.
- Khi bài toán có nhiều phép lai của cùng một tính trạng thì phải dựa vào phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất để suy ra quy luật di truyền của tính trạng đó.
- Trong trường hợp tương tác cộng gộp, vai trò của các alen trội là ngang nhau do đó sự biểu hiện kiểu hình tùy thuộc vào số lượng gen trội có trong mỗi kiểu gen.
- Khi đời bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau thì tiến hành tìm giao tử do thế hệ bố mẹ đó sinh ra, sau đó lập bảng để tìm tỉ lệ kiểu hình.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ XÁC SUẤT TRONG TƯƠNG TÁC GEN
1. Các bài tập tính xác suất về kiểu hình
Cách giải: Khi bài toán yêu cầu tính xác suất về một kiểu hình nào đó thì cần phải tiến hành theo 2 bước. Bước 1: Xác định kiểu gen của bố mẹ và viết sơ đồ lai để tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất. Bước 2: Sử dụng bài toán tổ hợp để tính xác suất. |
Bài 1: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa đỏ; các trường hợp còn lại có hoa trắng. Ở phép lai AaBb × AaBb được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình hoa đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình hoa đỏ ở F1.
- Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ: 9 đỏ : 7 trắng.
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Aa x Aa → đời con có 3A-; 1aa
Bb x Bb → đời con có 3B-; 1bb
Đời F1 có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.
Do khi có cả A và B thì có hoa đỏ, các trường hợp còn lại có hoa trắng cho nên đời con có tỉ lệ kiểu hình là
9 cây hoa đỏ (9A-B-)
7 cây hoa trắng (3A-bb, 3aaB-, 1aabb).
Ở đời F1, cây có kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1 thì xác suất thu được cây hoa đỏ chính là.
Bài 2: Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa hồng. Gen A kìm hãm sự biểu hiện của gen B và b nên hoa có màu trắng, gen a không có hoạt tính này, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình hoa đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình hoa đỏ ở F1.
- Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác át chế, gen trội át gen không alen với nó.
- Cây dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen là AaBb
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Aa x Aa → đời con có 3A-; 1aa
Bb x Bb đời con có 3B-; 1bb
Đời F1 có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.
Do A át chế sự biểu hiện của gen B và b cho nên các kiểu gen A-B-, A-bb đều cho kiểu hình hoa trắng.
Đời con có tỉ lệ kiểu hình
12 hoa trắng (9A-B và 3A-bb)
3 hoa đỏ (3aaB-),
1 hoa hồng (1aabb).
Ở đời F1, cây có kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1 thì xác suất thu được cây hoa đỏ chính là.
Bài 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định cây thân cao; các trường hợp còn lại quy định thân thấp. Ở phép lai AaBb x AaBb được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1, xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cá thể có kiểu hình thân cao là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình cây thân cao và cây thân thấp ở F1.
- Tính trạng chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ: 9 cao : 7 thấp.
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Aa x Aa đời con có 3A-; 1aa
Bb x Bb đời con có 3B-; 1bb
Đời F1 có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.
Do khi có cả A và B thì có cây cao, các trường hợp còn lại có cây thấp cho nên đời con có tỉ lệ kiểu hình là
9 cây thân cao (9A-B-)
7 cây thân thấp (3A-bb, 3aaB-, 1aabb).
Ở đời F1, cây thân cao chiếm tỉ lệ, cây thân thấp chiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1 thì xác suất thu được 1 cây thân cao là
Bài 4: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 20cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất (có chiều cao 210 cm) thụ phấn cho cây thấp thu được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F2, xác suất để thu được cây có độ cao 190 cm là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình cây thân cao 190 cm ở F2.
- Cây cao nhất có kiểu gen AABB cao 210 cm.
- Cây thấp nhất có kiểu gen aabb có độ cao.
- Sơ đồ lai: AABB x aabb
- Loại cây cao 190 cm là loại cây có 3 alen trội và 1 alen lặn.
- Loại cá thể có 3 alen trội có tỉ lệ
- Loại cây cao 190 cm có tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có độ cao 190 cm là.
Bài 5: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do 4 cặp gen di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có thêm 1 alen trội sẽ làm cho quả nặng thêm 20g, cây đồng hợp alen lặn aabbddee có quả nặng 150g. Lấy hạt phấn của cây có quả nặng nhất thụ phấn cho cây có quả nhẹ nhất thu được F1, cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở F2, xác suất để thu được cây có khối lượng quả 210g là bao nhiêu? Biết rừng các cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại cây có quả nặng 210g ở F2.
- Sơ đồ lai: AABBDDEE x aabbddee
- Loại cây có quả nặng 210g là loại cây có 3 alen trội và 5 alen lặn.
- Loại cá thể có 3 alen trội có tỉ lệ
→ Loại cây có quả nặng 210g có tỉ lệ; Loại cây không có quả nặng 210g có tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở F2, xác suất để thu được 3 cây có quả nặng 210g
Bài 6: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ:
Gen a và b không có hoạt tính, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây hoa trắng lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2. Xác suất để trong 2 cây chỉ có 1 cây hoa đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình hoa đỏ, hoa trắng ở F2.
Nhìn vào sơ đồ ta suy ra được tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen có A và B thì có hoa đỏ.
Khi thiếu gen A hoặc thiếu gen B hoặc thiếu cả hai gen thì có hoa trắng.
- Khi cho cây hoa trắng lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ
→ Bố mẹ thuần chủng và F1 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen
→ Kiểu gen của F1 là AaBb
F1 tự thụ phấn, ta có: AaBb x AaBb
Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 9A-B- 9 Hoa đỏ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
→ Ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ , cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2. Xác suất để trong 2 cây chỉ có 1 cây hoa đỏ là
Bài 7: Cho cá thể hoa đỏ lai với cá thể hoa trắng, F1 đồng loạt hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thì đời F2 có tỉ lệ: 75% hoa trắng, 18,75% hoa đỏ, 6,25% hoa vàng. Cho cây F1 lai phân tích, thu được đời Fb. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở đời Fb. Xác suất để trong 3 cá thể này chỉ có 1 cây hoa trắng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ của cây hoa trắng ở đời Fb.
- Đời F2 có tỉ lệ 75% hoa trắng : 18,75% hoa đỏ : 6,25% hoa vàng = 12: 3 : 1
→ Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác át chế.
- Quy ước:
- Sơ đồ lai: P. AAbb x aaBB
F1: AaBb
F1 lai phân tích: AaBb x aabb
Đời con có 1AaBb, 1Aabb, 1aaBb, 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình đời con là 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Ở đời con của phép lai phân tích, hoa trắng chiếm tỉ lệ
Cây có hoa không trắng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở Fb. Xác suất để trong 3 cá thể này chỉ có 1 cây hoa trắng là
2. Các bài tập tính xác suất về kiểu gen
Cách giải: Cần phải tiến hành theo 2 bước Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu gen cần tính xác suất Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất |
Bài 1:Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F1. Xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ thuần chủng trong số các cây hoa đỏ
- Đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 : 7 chứng tỏ tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ
- Đời F1 có tỉ lệ 9 : 7 chứng tỏ hoa đỏ F1 có các kiểu gen với tỉ lệ là 1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb. Trong đó chỉ có kiểu gen AABB là kiểu gen thuần chủng.
Ở cây hoa F1, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F1, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là .
Bài 2: Cho cây thân cao lai phân tích, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 cây thân cao : 3 cây thân thấp. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân thấp ở đời con. Xác suất để trong 3 cây này có 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ thuần chủng trong số các cây thân thấp
- Lai phân tích mà đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 3 chứng tỏ tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B- quy định thân cao
Cây thân thấp ở đời con (của phép lai phân tích) có các kiểu gen với tỉ lệ là 1Aabb, 1 aaBb, 1aabb. Trong đó chỉ có kiểu gen aabb là kiểu gen thuần chủng.
Ở cây thân thấp của đời con, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ, Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân thấp ở đời con, xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là
.
Khi bài toán yêu cầu trong 3 cây chỉ có 1 cây thuần chủng thì có nghĩa là 2 cây còn lại phải không thuần chủng. |
Bài 3: Cho cây có hoa màu vàng lai với cây hoa màu vàng, đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa vàng; 43,75% cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa trắng ở F1. Xác suất để thu được ít nhất 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây hoa trắng ở F1
- Đời con có tỉ lệ 56,25% cây hoa vàng; 43,75% cây hoa trắng = 9 : 7
Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định hoa vàng
Kiểu gen của bố mẹ là AaBb x AaBb
- Cây hoa trắng ở F1 gồm có 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb. Trong đó cây thuần chủng gồm có 3 cây là 1AAbb, 1aaBB, 1aabb.
Ở đời F1, trong số các cây hoa trắng, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ, Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ .
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa trắng, xác suất để trong 2 cây này đều không thuần chủng
→ Xác suất để có ít nhất 1 cây thuần chủng = 1 – xác suất để cả 2 cây không thuần chủng
Khi bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp thì ở đời con, cá thể mang kiểu gen đồng hợp có hệ số 1, cá thể mạng kiểu gen dị hợp 1 cặp gen hệ số 2, dị hợp 2 cặp gen thì hệ số 4, dị hợp 3 cặp gen thì hệ số 8.
Bài 4: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có thêm một alen trội sẽ làm cho cây cao thêm 20cm, cây đồng hợp gen lặn aabbddee có độ cao 120cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây có độ cao 160cm ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là bao nhiêu? Biết rằng các cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây cao 160 cm ở F2.
Sơ đồ lai: AABBDDEE x aabbddee
- Loại cây cao 160cm là loại cây có 2 alen trội và 5 alen lặn.
- Loại cá thể có 2 alen trội có số tổ hợp
- Loại cá thể có 2 alen trội và thuần chủng gồm có 4 kiểu gen là 1AAbbddee, 1aaBBddee, 1aabbDDee, 1aabbddEE.
- Trong số các cá thể có độ cao 160 cm, cây thuần chủng có tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây có độ cao 160 cm ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là
Bài 5: Ở một loài thực vật, gen B nằm trên NST số 1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa hồng. Gen A nằm trên NST số 3 kìm hãm sự biểu hiện của gen B và b nên hoa có màu trắng, gen a không có hoạt tính này. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa trắng ở F1, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây hoa trắng ở F1.
- Tính trạng do 2 cặp gen quy định và di truyền theo quy luật tương tác át chế.
- Quy ước:
Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1
AaBb x AaBb
đời con có 3 loại kiểu hình, trong đó có kiểu hình hoa trắng gồm có các kiểu gen là:
1AABB + 2AABb + 2AaBB + 4AaBb + 1AAbb + 2Aabb = 12
Cây hoa trắng thuần chủng gồm có 1AABB + 1AAbb
→ Trong số các cây hoa trắng ở đời F1, cây thuần chủng có tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa trắng ở F1, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Bài 6: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác cộng gộp, trong đó cứ mỗi gen trội thì quả nặng thêm 10g. Quả có khối lượng nhẹ nhất 80 gam. Cho cây có quả nặng nhất lai với cây có quả nhẹ nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây có quả nặng 130 gam là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ở F2, cây có quả nặng 130 gam chiếm tỉ lệ
3. Các bài tập xác suất khi bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau
Cách giải: Khi bài toán yêu cầu cần tính xác suất về một kiểu hình nào đó thì cần phải tiến hành theo 3 bước. Bước 1: Xác định kiểu gen của các cơ thể bố mẹ và viết sơ đồ lai Bước 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ và viết sơ đồ lai để tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất. Bước 3: Sử dụng bài toán tổ hợp để tính xác suất |
Bài 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định thân cao; các trường hợp còn lại quy định thân thấp. Ở phép lai AaBb × AaBb được F1. Cho tất cả các cây thân cao ở F1, giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây thân cao là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình thân cao ở F2.
- Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ 9 cao : 7 thấp.
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Aa x Aa -> đời con có 3A-; 1aa
Bb x Bb -> đời con có 3B-; 1bb
Đời F1 có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.
Do khi có cả A và B thì có thân cao, các trường hợp còn lại có thân thấp cho nên đời con có tỉ lệ kiểu hình là
9 cây thân cao (9A-B-)
7 cây thân thấp (3A-bb, 3aaB-, 1aabb).
- Cây thân cao ở đời F1 gồm các kiểu gen có tỉ lệ là 1AABB, 2AaBB, 2AABb,
- Khi cho tất cả các cây thân cao ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có rất nhiều phép lai, vì vậy nếu viết các phép lai thì sẽ mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót. Do vậy, cách tốt nhất là viết giao tử của tất cả các cá thể, sau đó lập một sơ đồ lai chung (vì bản chất của giao phối là do các loại giao tử kết hợp với nhau).
- Các loại giao tử do cây thân cao F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây thân cao ở F1 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là
Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
4AB |
2Ab |
2aB |
1ab |
|
4AB |
16AABB |
8AABb |
8AaBB |
4AaBb |
2Ab |
8AABb |
4Aabb |
4AaBb |
2Aabb |
2aB |
8AaBB |
4AaBb |
4aaBB |
2aaBb |
1ab |
4AaBb |
2Aabb |
2aaBb |
1aabb |
Kiểu hình ở đời F2: 64 cây thân cao (16 + 8 + 8 +8 +8 +8 + 4+ 4+ 4)
17 cây thân thấp
Ở đời F2, cây thân cao có tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 ở F2 thì xác suất để thu được cây thân cao là.
Bài 2: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định cây quả đỏ; các trường hợp còn lại quy định cây quả vàng. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau được F1. Cho tất cả cây quả vàng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F2, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình quả đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình quả đỏ và quả vàng ở F2.
- Tính trạng màu sắc quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ 9 đỏ : 7 vàng.
Ở đời F1, cây quả vàng có các kiểu gen có tỉ lệ là 1Aabb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb
- Các loại giao tử do các cây quả vàng F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây quả vàng ở F1 nói trên sẽ cho 3 loại giao tử với tỉ lệ là
Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
2Ab |
2aB |
3ab |
|
2Ab |
4Aabb |
4AaBb |
6Aabb |
2aB |
4AaBb |
4aaBB |
6aaBb |
3ab |
6Aabb |
6aaBb |
9aabb |
Kiểu hình ở đời F2:
8 cây quả đỏ; 41 cây quả vàng.
Ở đời F2, cây quả đỏ có tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 ở F2 thì xác suất để thu được cây quả đỏ là.
Bài 3: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ:
Gen a và b không có hoạt tính, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho phép lai AaBb x Aabb được F1. Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ F1 đem lai phân tích được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở Fb. Xác suất để được cây hoa đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình hoa đỏ, hoa trắng ở Fb.
- Nhìn vào sơ đồ ta suy ra được tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung 9 đỏ : 7 trắng.
- Sơ đồ lai: AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb)
Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 3A-B- 3 hoa đỏ
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
- Cây hoa đỏ F1 gồm có các kiểu gen là 1AABb, 2AaBb
- Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ F1 thì sẽ được cây AABB hoặc được cây AaBb với tỉ lệ xác suất
- Cho cây hoa đỏ được lấy lai phân tích thì ta có 2 trường hợp.
Để đơn giản, chúng ta xem xét chúng giống như cho tất cả các cây hoa đỏ ở F1 lai phân tích. Các cây hoa đỏ F1 có nên giao tử là
Vậy tất cả cây hoa đỏ ở F1 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là
- Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
2AB |
2Ab |
1aB |
1ab |
|
1ab |
2AaBb |
2Aabb |
1aaBb |
1aabb |
Tỉ lệ kiểu hình ở đời Fb là
2 cây hoa đỏ, 4 cây hoa trắng = 1 cây hoa đỏ, 2 cây hoa trắng
Ở Fb, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ
Bước 2: Tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở Fb. Xác suất để được 1 cây hoa đỏ là
Ở đời F1, nếu lấy ngẫu nhiên một cá thể hoa đỏ đem lai thì kết quả tương tự như trường hợp cho tất cả cây hoa đỏ F1 đem lai. |
Bài 4: Ở một loài động vật, cho cá thể lông trắng lai với cá thể lông đỏ được F1 đồng loạt lông trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 có tỉ lệ: 13 cá thể lông trắng, 3 cá thể lông đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông đỏ F2 cho giao phối với nhau, thu được đời F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời F3, xác suất để thu được cá thể lông trắng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F3.
Đời F2 có tỉ lệ 13 : 3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế.
- F1 giao phối ngẫu nhiên: AaBb x AaBb
Đời F2 có tỉ lệ 13 con lông trắng : 3 con lông đỏ
- Con lông đỏ F2 gồm các kiểu gen 1aaBB, 2aaBb hoặc
- Lấy ngẫu nhiên 2 con lông đỏ F2 cho giao phối ngẫu nhiên thì sẽ có kết quả đời F3 giống như trường hợp cho tất cả các cá thể lông đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên.
- Giao tử của là
-Các cá thể lông đỏ F2 cho 2 loại giao tử là,, 1ab.
- Lấy 2 cá thể lông đỏ F2 cho giao phối ngẫu nhiên, ta được bảng sau:
2aB |
1ab |
|
2aB |
4aaBB |
2aaBb |
1ab |
2aaBb |
1aabb |
Đời F3, có tỉ lệ kiểu hình 8 đỏ : 1 trắng.
→ Cá thể lông trắng có tỉ lệ
HS có thể không lập bảng mà làm tắt bằng cách cá thể lông trắng (aabb) có tỉ lệ |
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời F3, xác suất để được cá thể lông trắng là.
Bài 5: Ở một loài thực vật, khi cho cây thân cao tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 56,25% cây thân cao, 43,75% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân thấp F1 giao phối ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân thấp ở F2, xác suất để thu được cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định cá thể thuần chủng trong số các cây thân thấp ở F2.
- Đời F1 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao : 43,75% cây thân thấp = 9 : 7 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định thân cao
- Cây thân thấp ở đời F1 gồm các kiểu gen với tỉ lệ là 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb,.
- Khi cho tất cả các cây thân thấp ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có rất nhiều phép lai, vì vậy nếu viết các phép lai thì sẽ mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót. Do vậy, cách tốt nhất là viết giao tử của tất cả các cá thể, sau đó lập một sơ đồ lai chung (vì bản chất của giao phối là do các loại giao tử kết hợp với nhau).
- Các loại giao tử do cây thân thấp F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây thân thấp ở F1 nói trên sẽ cho 3 giao tử với tỉ lệ là
Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
2Ab |
2aB |
3ab |
|
2Ab |
4AAbb |
4AaBb |
6Aabb |
2aB |
4AaBb |
4aaBB |
6aaBb |
3ab |
6Aabb |
6aaBb |
9aabb |
Kiểu hình ở đời F2: 8 cây thân cao : 41 cây thân thấp.
- Cây thân thấp ở đời F2 gồm có các kiểu gen với tỉ lệ là 4AAbb, 12Aabb, 4aaBB, 12aaBb, 9aabb
→ Trong số các cây thân thấp ở đời F2, cây thuần chủng là, có tỉ lệ
.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân thấp ở F2, xác suất để thu được cây thuần chủng là.
Bài 6: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định cây thân cao; các trường hợp còn lại quy định cây thân thấp. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau được F1. Cho tất cả các cây thân cao ở F1 lai phân tích được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể Fb, xác suất để trong Fb thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây ở Fb.
- Tính trạng chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ 9 cao : 7 thấp.
Ở đời F1, cây thân cao
- Cây thân cao ở đời F1 gồm các kiểu gen có tỉ lệ là 1AABB, 2AaBB, 2AABb,
- Các loại giao tử do các cây thân cao F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây thân cao ở F1 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là
.
- Cho tất cả các cây thân cao ở F1 lai phân tích, lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
4AB |
2Ab |
2aB |
1ab |
|
1ab |
4AaBb |
2Aabb |
2aaBb |
1aabb |
Kiểu hình ở đời F2: 4 cây thân cao; 5 cây thân thấp.
Cây thuần chủng ở Fb gồm có 1 cây aabb ; Tỉ lệ cây thuần chủng ở Fb là.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 ở Fb thì xác suất để thu được cây quả đỏ là.
Bài 7: Ở một loài động vật, để tạo thành màu lông đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ:
Gen a và b không có hoạt tính, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cá thể lông đỏ dị hợp 2 cặp gen giao phối với nhau được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông đỏ F1 cho giao phối với nhau được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2. Xác suất để được cá thể lông đỏ thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể lông đỏ thuần chủng ở F2.
- Nhìn vào sơ đồ ta suy ra được tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 đỏ : 7 trắng.
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 9A-B- 9 lông đỏ
- Cá thể lông đỏ F1 gồm có các kiểu gen là
1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb
- Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông đỏ F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì giống như trường hợp cho tất cả các cá thể lông đỏ F1 cho giao phối ngẫu nhiên.
- Các loại giao tử do các cá thể lông đỏ F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cá thể lông đỏ ở F1 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là
Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
4AB |
2Ab |
2aB |
1ab |
|
4AB |
16AABB |
8AABb |
8AaBB |
4AaBb |
2Ab |
8AABb |
4Aabb |
4AaBb |
2Aabb |
2aB |
8AaBB |
4AaBb |
4aaBB |
2aaBb |
1ab |
4AaBb |
2Aabb |
2aaBb |
1aabb |
Tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là: 64 cá thể lông đỏ; 17 cá thể lông trắng
→ Ở F2, cá thể lông đỏ thuần chủng có kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ
Bước 2: Tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2. Xác suất để được cá thể lông đỏ thuần chủng là.
Bài 8: Ở một loài động vật, khi cho cá thể lông đỏ lai phân tích thì đời Fb có tỉ lệ kiểu hình là 1 cá thể lông đỏ : 3 cá thể lông trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông trắng ở đời Fb cho giao phối ngẫu nhiên được đời F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể lông trắng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F1.
- Đời Fb có tỉ lệ 1 : 3 Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Ở đời Fb, cá thể lông trắng gồm có 1Aabb, 1aaBb, 1aabb với tỉ lệ
- Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông trắng ở đời Fb cho giao phối ngẫu nhiên thì giống như trường hợp cho tất cả các cá thể lông trắng ở đời Fb cho giao phối ngẫu nhiên.
- Giao tử của là
- Các cá thể lông trắng ở Fb cho 3 loại giao tử là
- Lấy 2 cá thể lông trắng ở Fb cho giao phối ngẫu nhiên, ta được bảng sau:
1Ab |
1aB |
4ab |
|
1Ab |
1AAbb |
1AaBb |
4Aabb |
1aB |
1AaBb |
1aaBB |
4aaBb |
4ab |
4Aabb |
4aaBb |
16aabb |
Đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 2 lông đỏ: 34 lông trắng.
→ Cá thể lông trắng chiếm tỉ lệ.
HS có thể không lập bảng mà làm tắt bằng cách cá thể lông đỏ (A-B-) có tỉ lệ =. Sau đó suy ra tỉ lệ của các cá thể lông trắng = 1 – tỉ lệ của các cá thể lông đỏ |
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể lông trắng là.
Bài 12. Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể lông đỏ giao phối tự do với nhau được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2, xác suất để thu được cá thể lông đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F2.
- Cá thể AA và cá thể Aa đều có lông đỏ nhưng vì AA bị chết ở giai đoạn phôi nên cá thể lông đỏ chỉ có duy nhất 1 loại kiểu gen là Aa
- Sơ đồ lai: P: Aa x Aa
Tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F1: 1AA : 2Aa : 1aa
AA bị chết ở giai đoạn phôi nên tỉ lệ kiểu gen ở đời F1 là 2Aa : 1aa
→ Giao tử của F1 gồm có
Cho F1 ngẫu phối ta được F2
Tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là
AA bị chết ở giai đoạn phôi nên F2 còn lại Aa và aa
- Cá thể lông đỏ chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cá thể lông đỏ là .
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Bài tập tự luận
Bài 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định cây thân cao; các trường hợp còn lại quy định thân thấp. Ở phép lai AaBb x AaBb được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể F1, xác suất để trong 3 cá thể chỉ có 1 cá thể có kiểu hình thân thấp là bao nhiêu?
Bài 2. Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 20 cm. Lấy hạt phấn cây cao nhất (có chiều cao 210 cm) thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây có độ cao 190 cm là bao nhiêu?
Bài 3. Cho cá thể hoa đỏ lai với cá thể hoa trắng, F1 đồng loạt trắng. Cho F1 tự thụ phấn thì đời F2 có tỉ lệ: 13 cây hoa trắng, 3 cây hoa đỏ, 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 lai phân tích, thu được đời Fb. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở đời Fb. Xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cây hoa đỏ là bao nhiêu?
Bài 4. Cho cây có hoa màu vàng lai với cây hoa màu vàng, đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa vàng; 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa vàng ở F1. Xác suất để thu được ít nhất 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 5. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định thân cao; các trường hợp còn lại quy định thân thấp. Ở phép lai AaBb x AaBb được F1. Cho tất cả các cây thân cao ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây thân thấp là bao nhiêu?
Bài 6: Ở một loài động vật, cho cá thể lông trắng lai với cá thể lông đỏ được F1 đồng loạt lông trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 có tỉ lệ: 13 cá thể lông trắng, 3 cá thể lông đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông đỏ F2 cho giao phối với nhau, thu được đời F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời F3, xác suất để thu được cá thể lông đỏ là bao nhiêu?
Bài 7: Ở một loài thực vật, khi cho cây thân cao tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 56,25% cây thân cao, 43,75% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân thấp F1 giao phối ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao ở F2, xác suất để thu được cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 8. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định thân cao; các trường hợp còn lại quy định thân thấp. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau được F1. Cho tất cả các cây thân cao ở F1 lai phân tích được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở Fb, xác suất để thu được cá thể không thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 9: Ở một loài động vật, khi cho cá thể lông đỏ lai phân tích thì đời Fb có tỉ lệ kiểu hình là 25% cá thể lông đỏ : 75% cá thể lông trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông trắng ở đời Fb cho giao phối ngẫu nhiên được đời F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể lông đỏ là bao nhiêu?
Bài 10: Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể lông đỏ giao phối tự do với nhau được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2, xác suất để thu được cá thể lông trắng là bao nhiêu?
Bài 11: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu lấy tất cả các cây hoa hồng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên mọt cây ở F2, xác suất để thu được cây hoa trắng là bao nhiêu?
Bài 12: Cho cây hoa đỏ P tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F1 lai phân tích thu được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở đời Fb, xác suất để thu được cây hoa vàng là bao nhiêu?
Bài 13. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBb × Aabb thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là bao nhiêu?
Bài 14. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F1, xác suất để thu được 1 cây có kiểu gen dị hợp AaBb là bao nhiêu?
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ở ngô tính trạng về màu hạt do 2 gen không a len quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng : 241 hạt vàng : 80 hạt đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở thế hệ F1, xác suất để cây có kiểu gen đồng hợp trội về cả 2 cặp gen là
Câu 2: Cho một cây tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 43,75% cây cao; 56,25% cây thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F1, xác suất để được cây thuần chủng là
Câu 3: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn thu được F1 có 2 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F1, xác suất để thu được 2 cây không thuần chủng là
Câu 4: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1.
Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để thu được 1 cây có kiểu hình hoa trắng là :
Câu 5: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất để thu được cây hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 75%. B. 50%.
C. 56,25%. D. 37,5%
Bài 6: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu lông đỏ của hoa có sự tương tác của hai gen A và B theo sơ đồ:
Gen a và b không có khả năng đó, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn được F1, các cây F1 giao phấn tự do được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Câu 7. Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông màu trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể dị hợp giao phối tự do với nhau được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2, xác suất để thu được 1 cá thể lông đỏ là
A. 75%. B. 12,5%.
C. 50%. D. 25%.
Câu 8: Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành chiều cao cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100 cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Lai cây cao nhất với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với nhau được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có độ cao 120 cm là
A. 75%. B. 50%.
C. 56,25%. D. 37,5%.
Câu 9: Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành chiều cao cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100 cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Lai cây cao nhất với cây thấp nhất được F1.
Cho các cây F1 lai với nhau được F2.
Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2, xác suất để thu được 1 cây có độ cao 120 cm là
Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lai với cây có quả nhẹ nhất được F1. Cho các cây F1 giao phấn tự do nhau được F2 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cây, xác suất để thu được 1 cây có quả nặng 80g là
Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây thấp nhất cao 100 cm, có một alen trội thì cây cao thêm 5 cm. Cho cây dị hợp về cả 3 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất để thu được cây cao 110 cm là
Bài 12. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ kiểu hình: 56,25% hoa đỏ : 18,75% hoa hồng : 18,75% hoa vàng : 6,25% hoa trắng. Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F1 lai phân tích thu được Fb. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở Fb, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là
Bài 13. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ kiểu hình: 56,25% hoa đỏ : 18,75% hoa hồng : 18,75% hoa vàng : 6,25% hoa trắng. Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F1 lai phân tích thu được Fb. Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở Fb, xác suất để thu được 3 cây hoa hồng là
Bài 14. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu lấy tất cả các cây hoa vàng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2, xác suất để thu được 1 cây hoa vàng là
Bài 15. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu lấy 1 cây hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F2, xác suất thu được cây hoa trắng là
Bài 16. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu lấy 1 cây hoa đỏ ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F2, xác suất thu được cây hoa trắng là
Bài 17. Ở một loài thực vật chỉ sinh sản bằng tự thụ phấn, cây hoa trắng sinh sản ra đời F1 có 75% cây hoa trắng, 18,5% cây hoa đỏ, 6,25% cây hoa vàng. Nếu lấy tất cả các hạt của cây hoa đỏ F1 đem gieo phát triển thành cây F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F2, xác suất thu được 1 cây hoa vàng là
Bài 18. Ở một loài thực vật chỉ sinh sản bằng tự thụ phấn, cây hoa trắng sinh sản ra đời F1 có 75% cây hoa trắng, 18,5% cây hoa đỏ, 6,25% cây hoa vàng. Nếu lấy tất cả các hạt của cây hoa đỏ F1 đem gieo phát triển thành cây F2. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2, xác suất thu được 1 cây hoa đỏ là
Bài 19. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2 gồm có 56,25% cây hoa đỏ, 37,5% cây hoa vàng, 6,25% cây hoa trắng. Cho F1 lai phân tích thu được Fb. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở Fb, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng là
A. 12,5%. B. 75%.
C. 25%. D. 37,5%.
Bài 20. Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 43,75% cây hoa trắng: 56,25% cây hoa đỏ. Nếu cho cây F1 lai phân tích thu được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở Fb, xác suất để thu được cây hoa trắng là
A. 75%. B. 50%.
C. 25%. D. 100%.
Câu 21. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBB × aaBb được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là
A. 50%. B. 25%.
C. 6,25%. D. 12,5%.
Câu 22. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBb x aaBb được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng là
Câu 23. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu loại bỏ tất cả các cây hoa đỏ và hoa trắng F1, sau đó cho các cây hoa hồng và hoa vàng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là
Câu 24: Cho cá thể lông trắng giao phối với cá thể lông đỏ được F1 đồng loạt lông trắng. Cho F1 giao phối tự do, đời F2 có 75% cá thể lông trắng ; 18,75% cá thể lông đỏ ; 6,25% cá thể lông hung. Nếu cho tất cả các cá thể lông trắng ở đời F2 giao phối tự do thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời F3, xác suất để thu được cá thể lông hung
Câu 25. Cây thân hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Cho tất cả cây hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F2, xác suất để thu được cây hoa trắng là
Câu 26. Cây thân cao tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây thân cao : 7 cây thân thấp. Cho bỏ tất cả các cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây F2, xác suất để thu được 1 cây thân cao là
Câu 27. Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông màu trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể dị hợp giao phối tự do với nhau được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 2 cá thể lông đỏ là
Câu 28: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có kiểu gen dị hợp AaBb là
Câu 29: Ở một loài côn trùng, gen A quy định mắt dẹt trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; gen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng, kiểu gen mang cặp gen đồng hợp AA bị chết ở giai đoạn phôi. Ở phép lai AaBb x Aabb thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể mắt lồi, màu trắng là
Câu 30: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau. Ở phép lai AaBbDd x aaBbDd thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cây thân cao hoa đỏ là
A. 3,125%. B. 28,125%.
C. 42,1875% D. 9,375%
3. Đáp án
a. Các bài tập tự luận
Bài 1.
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình cây thân cao và cây thân thấp ở F1.
- Tính trạng chiều cao di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ: 9 cao : 7 thấp.
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Aa x Aa : đời con có 3A-; 1aa
Bb x Bb : đời con có 3B-; 1bb
Đời F1 có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.
Do khi có cả A và B thì có cây cao, các trường hợp còn lại có cây thấp cho nên đời con có tỉ lệ kiểu hình là
9 cây thân cao (9A-B-)
7 cây thân thấp (3A-bb, 3aaB-, 1aabb).
Ở đời F1, cây thân cao chiếm tỉ lệ, cây thân thấp chiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1 thì xác suất thu được cây thân thấp là
.
Bài 2.
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình cây thân cao 190 cm ở F2.
- Cây cao nhất có kiểu gen AABB cao 210 cm.
- Cây thân thấp có kiểu gen aabb có độ cao = 210 – 4 x 20 = 130 cm
- Sơ đồ lai: AABB x aabb
F1: AaBb
F1 x F1 AaBb x AaBb
- Loại cây cao 190 cm là loại cây có 3 alen trội và 1 alen lặn.
- Loại cá thể có 3 alen trội có tỉ lệ
- Loại cây cao 190 cm có tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây có độ cao 190 cm là.
Bài 3.
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời Fb.
- Đời F2 có tỉ lệ 75% hoa trắng : 18,75% hoa đỏ : 6,25% hoa vàng = 12 : 3 : 1
Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác át chế.
- Quy ước:
- Sơ đồ lai: P. AAbb x aaBB
F1: AaBb
F1 lai phân tích: AaBb x aabb
Đời con có 1AaBb, 1Aabb, 1aaBb, 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình đời con là 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Ở đời con của phép lai phân tích, hoa trắng chiếm tỉ lệ
Cây có hoa không đỏ chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở đời Fb. Xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cây hoa đỏ là.
Bài 4.
Bước 1: Tìm tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây hoa vàng ở F1.
- Đời con có tỉ lệ 56,25% cây cho hoa vàng ; 43,75% cây hoa trắng = 9 : 7
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định hoa vàng
Kiểu gen của bố mẹ là AaBb x AaBb
- Cây hoa vàng ở F1 gồm có 1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb
Trong đó cây thuần chủng là cây AABB.
Ở đời F1, trong số các cây hoa vàng, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ; Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
-Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa vàng, xác suất để cả 3 cây đều không thuần chủng là.
Xác suất để có ít nhất 1 cây thuần chủng = 1 – xác suất để cả 2 cây không thuần chủng.
Bài 5.
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình thân cao ở F2
- Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ: 9 cao : 7 thấp.
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
Aa x Aa : đời con có 3A-; 1aa
Bb x Bb : đời con có 3B-; 1bb
Đời F1 có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.
Do khi có cả A và B thì có thân cao, các trường hợp còn lại có thân thấp cho nên đời con có tỉ lệ kiểu hình là
9 cây thân cao (9A-B-)
7 cây thân thấp (3A-bb, 3aaB-, 1aabb).
- Cây thân cao ở đời F1 gồm các kiểu gen có tỉ lệ là 1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb
- Khi cho tất cả các cây thân cao ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có rất nhiều phép lai, vì vậy nếu viết các phép lai thì sẽ mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót. Do vậy, cách tốt nhất là viết giao tử của tất cả các cá thể, sau đó lập một sơ đồ lai chung (vì bản chất của giao phối là do các loại giao tử kết hợp với nhau).
- Các loại giao tử do cây thân cao F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây thân cao ở F1 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là
Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
4AB |
2Ab |
2aB |
1ab |
|
4AB |
16AABB |
8AABb |
8AaBB |
4AaBb |
2Ab |
8AABb |
4Aabb |
4AaBb |
2Aabb |
2aB |
8AaBB |
4AaBb |
4aaBB |
2aaBb |
1ab |
4AaBb |
2Aabb |
2aaBb |
1aabb |
Kiểu hình ở đời F2: 64 cây thân cao : 17 cây thân thấp.
→ Ở đời F2, cây thân thấp có tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 ở F2 thì xác suất để thu được cây thân cao là.
Bài 6.
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F3.
- Đời F2 có tỉ lệ 13 : 3 Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế.
- Quy ước:
- Sơ đồ lai: P. AAbb x aaBB
F1: AaBb
- F1 giao phối ngẫu nhiên: AaBb x AaBb
Đời F2 có tỉ lệ 13 con lông trắng : 3 con lông đỏ.
- Con lông đỏ F2 gồm các kiểu gen 1aaBB, 2aaBb
- Lấy ngẫu nhiên 2 con lông đỏ F2 cho giao phối ngẫu nhiên thì sẽ có kết quả đời F3 giống như trường hợp cho tất cả các cá thể lông đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên.
- Giao tử của là
- Các cá thể lông đỏ F2 cho 2 loại giao tử là.
- Lấy 2 cá thể lông đỏ F2 cho giao phối ngẫu nhiên, ta được bảng sau:
2aB |
1ab |
|
2aB |
4aaBB |
2aaBb |
1ab |
2aaBb |
1aabb |
Đời F3, có tỉ lệ kiểu hình 8 đỏ : 1 trắng.
→ Cá thể lông đỏ có tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời F3, xác suất để thu được cá thể lông trắng là.
Bài 7.
Bước 1: Xác định cá thể thuần chủng trong số các cây thân cao ở F2.
- Đời F1 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao : 43,75% cây thân thấp = 9 : 7 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định thân cao
- Cây thân thấp ở đời F1 gồm các kiểu gen với tỉ lệ là 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb,
.
- Khi cho tất cả các cây thân thấp ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có rất nhiều phép lai, vì vậy nếu viết các phép lai thì sẽ mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót. Do vậy, cách tốt nhất là viết giao tử của tất cả các cá thể, sau đó lập một sơ đồ lai chung (vì bản chất của giao phối là do các loại giao tử kết hợp với nhau).
- Các loại giao tử do cây thân thấp F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây thân thấp ở F1 nói trên sẽ cho 3 giao tử với tỉ lệ là
.
- Lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
2Ab |
2aB |
3ab |
|
2Ab |
4AAbb |
4AaBb |
6Aabb |
2aB |
4AaBb |
4aaBB |
6aaBb |
3ab |
6Aabb |
6aaBb |
9aabb |
Kiểu hình ở đời F2: 8 cây thân cao ; 41 cây thân thấp.
- Cây thân cao ở F2 có kiểu gen là AaBb.
→ Trong số các cây thân cao ở đời F2, cây thuần chủng có tỉ lệ = 0;
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao ở F2, xác suất để thu được cây thuần chủng là 0%.
Bài 8.
Bước 1: Xác định tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây ở Fb.
- Tính trạng chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ 9 cao : 7 thấp.
Ở đời F1, cây thân cao
- Cây thân cao ở đời F1 gồm các kiểu gen với tỉ lệ là 1AABB, 2AaBB, 2AABb,
- Các loại giao tử do các cây thân cao F1 sinh ra là
Vậy tất cả các cây thân cao ở F1 nói trên sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là
.
- Cho tất cả các cây thân cao ở F1 lai phân tích, lập bảng để xác định các loại tổ hợp kiểu gen ở đời con
4AB |
2Ab |
2aB |
1ab |
|
1ab |
4AaBb |
2Aabb |
2aaBb |
1aabb |
Kiểu hình ở đời F2: 4 cây thân cao; 5 cây thân thấp.
Cây thuần chủng ở Fb gồm có 1 cây aabb → Tỉ lệ cây thuần chủng ở Fb là.
Cây không thuần chủng có tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 ở Fb, xác suất để thu được cá thể không thuần chủng là .
Bài 9.
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F1.
- Đời Fb có tỉ lệ 1 : 3 Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- : quy định lông đỏ
- Ở đời Fb, cá thể lông trắng gồm có 1Aabb, 1aaBb, 1aabb với tỉ lệ
- Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông trắng ở đời Fb cho giao phối ngẫu nhiên thì giống như trường hợp cho tất cả các cá thể lông trắng ở đời Fb cho giao phối ngẫu nhiên.
- Giao tử của là
- Các cá thể lông trắng ở Fb cho 3 loại giao tử là
- Lấy 2 cá thể lông trắng ở Fb cho giao phối ngẫu nhiên, ta được bảng sau:
1Ab |
1aB |
4ab |
|
1Ab |
1AAbb |
1AaBb |
4Aabb |
1aB |
1AaBb |
1aaBB |
4aaBb |
4ab |
4Aabb |
4aaBb |
16aabb |
Đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 2 lông đỏ: 34 lông trắng
→ Cá thể lông trắngchiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể lông trắng là.
Bài 10.
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F2.
- Cá thể AA và cá thể Aa đều có lông đỏ nhưng vì AA bị chết ở giai đoạn phôi nên cá thể lông đỏ chỉ có duy nhất 1 loại kiểu gen là Aa
- Sơ đồ lai: P: Aa x Aa
Tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F1: 1AA : 2Aa : 1aa
AA bị chết ở giai đoạn phôi nên tỉ lệ kiểu gen ở đời F1 là 2Aa : 1aa
→ Giao tử của F1 gồm có
Cho F1 ngẫu phối ta được F2
Tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là
Vì AA chết ở giai đoạn phôi nên F2 còn lại tỉ lệ kiểu gen
- Cá thể lông trắng chiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cá thể lông trắng là.
Bài 11.
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời F2.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 56,25% hoa đỏ : 18,75% hoa hồng : 18,75% hoa vàng : 6,25% hoa trắng = 9 : 3 : 3 : 1.
Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ
A-bb quy định hoa hồng
aaB- quy định hoa vàng
aabb quy định hoa trắng.
Tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn tự do:
- Cây hoa hồng F1 gồm có 1AAbb, 2Aabb.
Các cây này có 2 loại giao tử với tỉ lệ là 2Ab, 1ab.
Tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn tự do
(1AAbb, 2Aabb) x (1AAbb, 2Aabb)
Giao tử: 2Ab, 1ab 2Ab, 1ab
2Ab |
1ab |
|
2Ab |
4Aabb |
2Aabb |
1ab |
2Aabb |
1aabb |
F2 có tỉ lệ kiểu hình: 8 cây hoa hồng, 1 cây hoa trắng.
→ Cây hoa trắng chiếm tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây hoa trắng là.
Bài 12.
Bước 1: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời Fb.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình là 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ
A-bb quy định hoa hồng
aaB- quy định hoa vàng
aabb quy định hoa trắng.
Các cây hoa đỏ F1 có tỉ lệ kiểu gen: 1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb
Tỉ lệ các loại giao tử tạo thành.
Tỉ lệ kiểu hình 4 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 2 hoa vàng : 1 hoa trắng.
→ Cây hoa vàng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở Fb. Xác suất để được 1 cây hoa vàng là.
Bài 13.
Bước 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời F1.
AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb)
Aa x Aa → đời con có 3A-; 1aa
Bb x bb đời con có 3B-; 1bb
AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb) = (3A-; 1aa)( 3B-; 1bb)
Tỉ lệ kiểu hình đời con: 3-A-B- 3 cây hoa đỏ
Ở F1, cây hoa trắng có tỉ lệ
Cây có kiểu hình còn lại có tỉ lệ.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là
.
Bài 14.
Bước 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời F2.
Kiểu gen của cây dị hợp 2 cặp gen là: AaBb.
Cây dị hợp tự thụ phấn: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
1aabb 1 cây hoa trắng
Cây hoa đỏ có tỉ lệ kiểu gen AABB, AABb, AaBB, AaBb.
Tỉ lệ các kiểu gen trong số các cây hoa màu đỏ là:
→ Trong số các cây hoa đỏ, cây dị hợp AaBb chiến tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F1, xác suất để thu được 1 có kiểu gen dị hợp AaBb là
b. Các bài trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
B |
C |
C |
C |
A |
C |
D |
D |
C |
A |
D |
D |
A |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
A |
C |
C |
A |
B |
C |
D |
C |
C |
C |
A |
D |
A |
D |
Xem thêm phương pháp giải bài toán xác suất Sinh học chọn lọc, hay khác:
Cách giải bài tập xác suất trong quy luật di truyền – di truyền liên kết gen và hoán vị gen
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể ngẫu phối
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể tự phối
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể người
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền người – di truyền tư vấn
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền người – di truyền phả hệ
Cách giải bài tập xác suất khi có tác động của nhân tố tiến hóa cực hay
Phương pháp giải bài tập xác suất trong di truyền phân tử cực hay
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền phân tử khi có biến dị cực hay
Cách giải bài tập xác suất trong quy luật di truyền – di truyền Menđen
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều