Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án
Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 11 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 11.
- Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - cơ quan thực hiện, cơ chế, con đường hấp thụ
- Vận chuyển các chất trong cây
- Thoát hơi nước ở thực vật - phân loại, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng
- Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với sự sống của thực vật
- Dinh dưỡng nitơ ở thực vật - vai trò, nguồn cung cấp
- Quang hợp là gì ? Vai trò, cơ quan thực hiện quang hợp
- Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Vai trò của quang hợp đối với năng suất cây trồng
- Hô hấp ở thực vật là gì? Bản chất, các nhân tố ảnh hưởng
- Bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có lời giải
- Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án
- 50 câu trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
* Cơ quan thực hiện :
- Ở thực vật, rễ là cơ quan chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng xâm nhập vào rễ cây trên cạn chủ yếu qua miền lông hút của rễ.
* Cơ chế hấp thụ :
- Nước xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế thụ động, nghĩa là di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động. Trong đó, cơ chế chủ động thì cần đến sự có mặt của ATP.
* Con đường hấp thụ :
- Nước và các ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường : con đường gian bào và con đường tế bào chất.
* Các nhân tố ảnh hưởng :
- Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng của rễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH và độ thoáng của đất.
Vận chuyển các chất trong cây
* Phân loại :
- Có hai dòng vận chuyển vật chất cơ bản trong cây, đó là dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
* Cấu tạo và chức năng :
- Mạch gỗ bao gồm những tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối tiếp nhau tạo đường ống kéo dài từ rễ lên lá giúp vận chuyển nước, muối khoáng và một số chất hữu cơ từ rễ lên lá. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của 3 lực : áp suất rễ (lực đẩy), lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau cũng như với thành mạch gỗ.
- Mạch rây bao gồm những tế bào sống (tế bào kèm và ống rây) nối với nhau thành ống giúp vận chuyển các chất hữu cơ (axit amin, vitamin, saccarôzơ …) và một số ion khoáng từ lá xuống rễ. Động lực của dòng mạch rây chính là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, thân…).
Vai trò của các nguyên tố khoáng
Có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài thực vật, đó là : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
* Phân loại :
Dựa vào hàm lượng trong cơ thể thực vật (lớn hơn hoặc bé hơn 100mg/1kg chất khô của cây), người ta chia các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thành 2 nhóm : nguyên tố đại lượng (bao gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg) và nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni). Những nguyên tố đại lượng chủ yếu có vai trò cấu tạo nên chất sống còn những nguyên tố vi lượng chủ yếu có vai trò điều tiết các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
* Nguồn cung cấp :
- Cây chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng hoà tan (trong dung dịch đất hoặc các dung dịch nuôi cấy).
- Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây. Trong trường hợp đất thiếu dinh dưỡng hoặc muốn thúc đẩy tốc độ sinh trưởng của thực vật, chúng ta có thể bón phân cho cây. Để đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường xung quanh, khi bón phân chúng ta cần phải đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại phân, đúng thời điểm, đúng loại cây và đúng liều lượng, thành phần.
Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
Câu 1: Mạch rây được cấu tạo từ
A. tế bào kèm và quản bào.
B. quản bào và mạch ống.
C. mạch ống và ống rây.
D. ống rây và tế bào kèm.
Câu 2: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là gì ?
A. Axit béo và fructôzơ
B. Vitamin và axit amin
C. Nước và các ion khoáng
D. Nước và saccacrôzơ
Câu 3: Xilem là tên gọi khác của
A. tầng sinh bần.
B. tầng sinh mạch.
C. mạch rây.
D. mạch gỗ.
Câu 4: Chất nào dưới đây không phải là thành phần chủ yếu của mạch rây ?
A. Vitamin
B. Hoocmôn
C. Nước
D. Axit amin
Câu 5: Động lực của dòng mạch rây là gì ?
A. Áp suất rễ
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
C. Lực hút do thoát hơi nước của lá
D. Lực liên kết giữa các chất trong dòng mạch rây
Câu 6: Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của mấy loại lực ?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 7: Mạch gỗ được cấu tạo từ
A. tế bào kèm và quản bào.
B. quản bào và mạch ống.
C. mạch ống và ống rây.
D. ống rây và tế bào kèm.
Câu 8: Ở thực vật có mạch, thành của mạch gỗ được … hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu được nước. Từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu trên là
A. canxi.
B. kitin.
C. linhin.
D. cutin.
Câu 9: Chất nào dưới đây có thể được vận chuyển theo cả dòng mạch gỗ và dòng mạch rây ?
A. Hoocmôn
B. Vitamin
C. Muối khoáng
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10: Khi cắt ngang thân cây non, ta nhận thấy nhựa rỉ ra từ phần thân liền gốc. Hiện tượng trên phản ánh rõ nét nhất vai trò của loại lực nào ở thực vật ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ
C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
D. Lực đẩy (áp suất rễ)
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | D | C | D | C | B | C | B | C | D | D |
Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:
- Chuyên đề: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
- Chuyên đề: Cảm ứng ở thực vật
- Chuyên đề: Cảm ứng ở động vật
- Chuyên đề: Sinh trưởng ở thực vật
- Chuyên đề: Sinh trưởng ở động vật
- Chuyên đề: Sinh sản ở thực vật
- Chuyên đề: Sinh sản ở động vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều