Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật có lời giải



Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 11 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 11.

Sinh sản vô tính ở động vật

   * Khái niệm :

   - Sinh sản vô tính ở động vật là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

   * Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật :

   - Phân đôi : dựa trên sự hình thành các eo thắt để chia đều nhân và tế bào. Hình thức sinh sản này có ở động vật đơn bào và giun dẹp.

   - Nảy chồi : dựa trên nguyên phân nhiều lần để tạo thành một chồi con. Sau đó chồi con tách khỏi mẹ phát triển thành cá thể mới. Hình thức sinh sản này có ở bọt biển và ruột khoang.

   - Phân mảnh : dựa trên các mảnh vụn vỡ của cơ thể mẹ và qua nguyên phân để tạo thành cơ thể mới. Hình thức sinh sản này có ở bọt biển, giun dẹp.

   - Trinh sinh : dựa trên sự phân chia tế bào trứng không thụ tinh theo kiểu nguyên phân nhiều lần để tạo nên cơ thể mới mang bộ NST đơn bội. Hình thức sinh sản này có ở các loài chân đốt, lưỡng cư, cá, bò sát.

   * Ứng dụng :

   - Sinh sản vô tính được ứng dụng trong nuôi mô sống và nhân bản vô tính bởi vì về bản chất, quá trình hình thành cơ thể mới từ hai phương pháp này giống hệt với sinh sản vô tính tự nhiên tức là đều chỉ dựa trên nguyên phân của các tế bào sinh dưỡng mà không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh.

Sinh sản hữu tính ở động vật

   * Khái niệm :

   - Sinh sản hữu tính ở động vật là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử này sẽ phát triển thành cá thể mới.

   * Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật :

   - Quá trình sinh sản ở hầu hết các động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là :

     + Giai đoạn hình thành trứng và tinh trùng.

     + Giai đoạn thụ tinh.

     + Giai đoạn phát triển phôi, hình thành cơ thể mới.

   - Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.

   * Các hình thức thụ tinh :

   - Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh : thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

   - Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái.

   - Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

   * Các hình thức sinh sản hữu tính :

   - Đẻ trứng : có ở hầu hết các loài cá, lưỡng cư, bò sát, côn trùng và một số loài động vật có vú (thú mỏ vịt, thú lông nhím).

   - Đẻ trứng thai : là hiện tượng trứng giàu noãn hoàng đã được thụ tinh và nở thành con non mới được đẻ ra (cá mún, cá kiếm…).

   - Đẻ con : là hiện tượng trứng được thụ tinh và phát triển trong dạ con thành phôi. Phôi được bảo vệ và thu nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (hầu hết các loài thú).

Trắc nghiệm Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật

Câu 1: Tác nhân nào dưới đây có thể làm rối loạn chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ ?

   A. Đồ uống chứa cồn

   B. Căng thăng thần kinh

   C. Thuốc lá

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 2: Một người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày. Nếu ngày kinh đầu tiên trong một chu kì của chị là 25/3/2017 thì để tránh thai, quan hệ tình dục vào thời gian nào dưới đây sẽ là an toàn nhất ?

   A. 16/4/2017

   B. 8/4/2017

   C. 7/4/2017

   D. 3/4/2017

Câu 3: Biện pháp tránh thai nào dưới đây có cơ chế tác động khác với các biện pháp tránh thai còn lại ?

   A. Dùng miếng dán tránh thai

   B. Cấy que tránh thai

   C. Đặt vòng tránh thai

   D. Uống viên tránh thai

Câu 4: Trong các động vật dưới đây, động vật nào có sức sinh sản cao nhất ?

   A. Chó

   B. Chuột

   C. Thỏ

   D. Mèo

Câu 5: Để gà có thể đẻ 2 trứng mỗi ngày, người ta thường tác động đến nhân tố nào ?

   A. Độ ẩm không khí

   B. Nhiệt độ

   C. Ánh sáng

   D. Thức ăn

Câu 6: Nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào dưới đây ?

   A. Vô sinh

   B. Tổn hại sức khoẻ

   C. Sang chấn tâm lý

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Người ta thường chú trọng gia tăng số lượng con đực trong đàn nếu muốn thu hoạch sản phẩm nào dưới đây ?

   A. Tơ tằm

   B. Nhung hươu

   C. Lông cừu

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Trong chăn nuôi gia súc, biện pháp nào dưới đây không được áp dụng để điều khiển giới tính ?

   A. Lọc trứng

   B. Tách tinh trùng

   C. Sử dụng hoocmôn

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Biện pháp nào dưới đây được xem là biện pháp tránh thai tự nhiên ?

   A. Thắt ống dẫn tinh

   B. Tính ngày rụng trứng

   C. Đặt dụng cụ tử cung

   D. Sử dụng viên uống tránh thai

Câu 10: Trong các biện pháp tránh thai dưới đây, biện pháp nào là kém hiệu quả, dễ gặp rủi ro nhất ?

   A. Thắt ống dẫn trứng

   B. Sử dụng bao cao su

   C. Xuất tinh ngoài âm đạo

   D. Đặt vòng tránh thai

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án D A C B C D D A B C

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học