50 câu trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án



50 câu trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 1)

Câu 1: Loại sắc tố nào được xem là trung tâm của phản ứng quang hợp ở thực vật ?

   A. Carôtenôit

   B. Diệp lục b

   C. Diệp lục a

   D. Xantôphyl

Câu 2: Trong quá trình quang hợp, sản phẩm nào của pha sáng được sử dụng trong pha tối ?

   A. FADH2 và ATP

   B. ATP và NADPH

   C. O2 và ATP

   D. H2O và O2

Câu 3: Chất nào dưới đây vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quang hợp ?

   A. Tinh bột

   B. Khí ôxi

   C. Nước

   D. Khí cacbônic

Câu 4: Trong tế bào thực vật, bào quan nào đóng vai trò chủ đạo trong quang hợp ?

   A. Lưới nội chất

   B. Không bào

   C. Ti thể

   D. Lục lạp

Câu 5: Cặp chất nào dưới đây có vai trò đối kháng nhau trong hô hấp và quang hợp ?

   A. Khí cacbônic và khí ôxi

   B. Khí ôxi và glucôzơ

   C. Nước và khí cacbônic

   D. Nước và glucôzơ

Câu 6: Diệp lục gồm có mấy loại chủ yếu ?

   A. 6

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 7: Carôtenôit tạo ra màu sắc nào dưới đây ở các cơ quan của thực vật ?

   A. Vàng

   B. Da cam

   C. Đỏ

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Loại thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều carôtenôit ?

   A. Hồng xiêm

   B. Nho

   C. Súp lơ

   D. Cà rốt

Câu 9: Quá trình quang hợp ở thực vật cần đến sự có mặt của nhân tố nào dưới đây ?

   A. Diệp lục

   B. Ánh sáng

   C. Nước

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Khí cacbônic xâm nhập vào lá cây chủ yếu qua con đường nào ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Theo dòng mạch gỗ đi lên lá

   C. Khuếch tán qua khí khổng

   D. Khuếch tán qua lớp cutin

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án C B C D A B D D D C

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 2)

Câu 1: Ở thực vật nào dưới đây, quá trình cố định và tái cố định CO2 diễn ra ở 2 vị trí khác nhau (2 loại tế bào khác nhau) ?

   A. Rau dền

   B. Dứa gai

   C. Xương rồng

   D. Lúa nước

Câu 2: Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật CAM ?

   A. Thuốc bỏng

   B. Ngô

   C. Khoai lang

   D. Kê

Câu 3: Trong các thực vật dưới đây, thực vật nào có nhu cầu nước thấp nhất ?

   A. Cải thảo

   B. Xương rồng

   C. Cà chua

   D. Rau diếp

Câu 4: Trong quang hợp, sản phẩm nào dưới đây của pha sáng không tham gia vào pha tối ?

   A. ATP

   B. NADPH

   C. O2

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Trong các thực vật dưới đây, thực vật nào có năng suất sinh học cao nhất ?

   A. Dứa gai

   B. Cao lương

   C. Sắn

   D. Lê gai

Câu 6: Chu trình Canvin có ở loài thực vật nào dưới đây ?

   A. Mã đề

   B. Cam thảo

   C. Xoài

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Chu trình C4 có ở loài thực vật nào dưới đây ?

   A. Dứa gai

   B. Đậu xanh

   C. Sắn

   D. Khoai lang

Câu 8: Quá trình cố định CO2 ở cây cỏ gấu xảy ra ở mấy loại tế bào ?

   A. 4

   B. 2

   C. 3

   D. 1

Câu 9: Trong chu trình C3, chất nhận CO2 đầu tiên là

   A. alđêhit phôtpho glixêric.

   B. axit oxalic.

   C. ribulôzơ 1,5-điphôtphat.

   D. phôtpho enol piruvic.

Câu 10: Dựa vào con đường cố định CO2, em hãy cho biết thực vật nào dưới đây không cùng nhóm với những thực vật còn lại ?

   A. Xương rồng

   B. Dứa

   C. Mía

   D. Thuốc bỏng

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án A A B C B D A B C C

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 3)

Câu 1: Khi được sinh trưởng trong môi trường tối ưu về các điều kiện khác thì cường độ quang hợp của thực vật thường đạt giá trị cực đại ở nhiệt độ

   A. 15 - 25oC

   B. 30 – 40 oC

   C. 25 - 35oC

   D. 5 – 15oC

Câu 2: Cường độ ánh sáng mà tại đó, cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp được gọi là

   A. điểm cực trị của ánh sáng.

   B. điểm cực thuận của ánh sáng.

   C. điểm bão hoà ánh sáng.

   D. điểm bù ánh sáng.

Câu 3: Quang hợp không xảy ra ở miền ánh sáng nào dưới đây ?

   A. Miền ánh sáng xanh lục

   B. Miền ánh sáng xanh tím

   C. Miền ánh sáng đỏ

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Khoảng nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là bao nhiêu ?

   A. 0,002 – 0,008%

   B. 0,008 – 0,01%

   C. 0,005 – 0,015%

   D. 0,001 – 0,003%

Câu 5: Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật nhiệt đới là

   A. 10 – 15oC.

   B. 0 – 2oC.

   C. 4 – 8oC.

   D. 11 – 18oC.

Câu 6: Ion khoáng nào dưới đây có vai trò điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá ?

   A. Mn2+

   B. Mg2+

   C. Na+

   D. K+

Câu 7: Nguyên tố khoáng nào dưới đây vừa là thành phần cấu tạo nên enzim quang hợp, vừa là thành phần cấu tạo nên diệp lục ?

   A. K

   B. Ni

   C. N

   D. Bo

Câu 8: Nhân tố nào dưới đây vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho quang hợp xảy ra đồng thời tham gia vào hoạt động điều tiết khí khổng và điều hoà nhiệt độ lá ?

   A. Ánh sáng

   B. Nhiệt độ

   C. Nước

   D. Khí cacbônic

Câu 9: Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối của quang hợp ?

   A. Ánh sáng

   B. Nhiệt độ

   C. Nước

   D. Độ pH

Câu 10: Nguyên tố khoáng nào dưới đây không có vai trò quan trọng trong quang phân li nước ?

   A. Cl

   B. Bo

   C. Mn

   D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án C D A B C D C C B B

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 4)

Câu 1: Các chất dinh dưỡng khoáng quyết định khoảng

   A. 5 – 10% năng suất cây trồng.

   B. 25 – 30% năng suất cây trồng.

   C. 15 – 20% năng suất cây trồng.

   D. 10 – 15% năng suất cây trồng.

Câu 2: Năng suất sinh học là gì ?

   A. Là tổng lượng chất tươi tích luỹ được mỗi ngày trên 1 m2 gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

   B. Là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

   C. Là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi tuần trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

   D. Là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 m2 gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 3: Khi nói về mối tương quan giữa năng suất sinh học và năng suất kinh tế của một nhóm thực vật nào đó, điều nào sau đây là đúng ?

   A. Năng suất sinh học luôn thấp hơn năng suất kinh tế.

   B. Năng suất sinh học luôn cao hơn năng suất kinh tế.

   C. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế luôn cân bằng nhau.

   D. Tuỳ vào những thời điểm nhất định mà năng suất sinh học có thể cao hơn hoặc thấp hơn năng suất kinh tế.

Câu 4: Năng suất sinh học của cây khoai tây được tích luỹ chủ yếu ở đâu ? Năng suất sinh học của cây khoai tây được tích luỹ chủ yếu ở đâu ?

   A. Hạt

   B. Lá

   C. Thân

   D. Rễ

Câu 5: Năng suất sinh học của cây cà rốt được tích luỹ chủ yếu ở đâu ?

   A. Hoa

   B. Lá

   C. Rễ

   D. Thân

Câu 6: Để tăng năng suất cây trồng, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào dưới đây ?

   A. Tăng cường độ quang hợp

   B. Tất cả các phương án còn lại

   C. Tăng diện tích lá

   D. Tăng hệ số kinh tế

Câu 7: Việc tuyển chọn các giống cây có sự phân bố các sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao chủ yếu nhằm mục đích gì ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Tăng cường độ quang hợp

   C. Tăng diện tích lá

   D. Tăng hệ số kinh tế

Câu 8: Việc bón phân hợp lí cho cây trồng có thể mang lại điều nào sau đây ?

   A. Tăng diện tích lá

   B. Tăng cường độ quang hợp

   C. Tăng hệ số kinh tế

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Năng suất kinh tế là

   A. một phần năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan quang hợp của cây.

   B. một phần năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loại cây.

   C. một phần năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan hô hấp của cây.

   D. một phần năng suất sinh học dư thừa sau khi cây đã sử dụng cho hoạt động sống của mình.

Câu 10: Trị số cực đại của lá đối với cây lấy hạt là

   A. 30 000 – 40 000 m2 lá/ha.

   B. 40 000 – 55 000 m2 lá/ha.

   C. 10 000 – 20 000 m2 lá/ha.

   D. 20 000 – 30 000 m2 lá/ha.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án A B B C C B D D B A

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 5)

Câu 1: Trong phân giải hiếu khí, FADH2 được tạo ra ở giai đoạn nào ?

   A. Đường phân

   B. Chu trình Crep

   C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp

   D. Ôxi hoá axit piruvic thành axêtyl CoA

Câu 2: Thực vật nào dưới đây không có hô hấp sáng ?

   A. Đậu đen

   B. Ngô

   C. Sắn

   D. Lúa nước

Câu 3: Ở tế bào thực vật, quá trình phân giải kị khí diễn ra ở đâu ?

   A. Bộ máy Gôngi

   B. Lục lạp

   C. Tế bào chất

   D. Ti thể

Câu 4: Ở nồng độ cao, chất nào dưới đây có tác dụng ức chế hô hấp ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Khí nitơ

   C. Khí ôxi

   D. Khí cacbônic

Câu 5: Giai đoạn nào dưới đây có ở cả phân giải kị khí và phân giải hiếu khí ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Đường phân

   C. Chu trình Crep

   D. Chuỗi chuyền êlectron

Câu 6: Trong hô hấp hiếu khí, O2 được sử dụng ở giai đoạn nào ?

   A. ôxi hoá axit piruvic thành axêtyl coA.

   B. đường phân

   C. chuỗi chuyền êlectron.

   D. chu trình Crep.

Câu 7: Từ một phân tử glucôzơ khi trải qua đường phân sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử NADH ?

   A. 4

   B. 3

   C. 1

   D. 2

Câu 8: Trong hô hấp hiếu khí, nếu chỉ tính riêng chu trình Crep thì từ một phân tử glucôzơ ban đầu sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ATP ?

   A. 32

   B. 34

   C. 28

   D. 40

Câu 9: Trong hô hấp hiếu khí của tế bào, giai đoạn chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở đâu ?

   A. Màng trong của ti thể

   B. Chất nền của ti thể

   C. Chất nền của lục lạp

   D. Tế bào chất

Câu 10: Hô hấp sáng không tạo ra năng lượng dưới dạng ATP nhưng lại tiêu tốn khoảng

   A. 20 – 30% sản phẩm quang hợp.

   B. 10 – 20% sản phẩm quang hợp.

   C. 30 – 50% sản phẩm quang hợp.

   D. 50 – 70% sản phẩm quang hợp.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án B B C D B C D A A C

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


chuyen-de-chuyen-hoa-vat-chat-va-nang-luong-o-thuc-vat.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học